Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kit DK Dong co 1 chieu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kit DK Dong co 1 chieu

    Có ai bán sẵn cái mạch này ko ?

  • #2
    ---------------------

    Comment


    • #3
      Liên hệ anhtuan133
      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

      Biến tần
      Máy giặt
      Lò vi sóng
      Bếp từ.
      Tủ lạnh.
      Điều hòa

      Comment


      • #4
        Tự mà làm lấy đi mua làm gì cho mệt.
        Lê Quang Thông EEE.PnLab Co.
        0989089601.

        Comment


        • #5
          to thongmaster: tôi tưởng "đi mà mua sẵn tự làm lấy làm gì cho mệt" chứ
          to MinhHa : tôi ko biết liên hệ ntn ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Cuong Quay i
            ---------------------
            Nhìn hình này tôi đoán nó là bộ điều khiển tốc độ PWM, có vẻ như nó sử dụng em TL3842 để PWM, chỉ cần lắp thêm biến trở, mạch RC tạo tần số 20Khz, trong con TL3842 có sẵn luôn Isense và FB để điều khiển phản hồi và bảo vệ quá dòng. Con công suất ra dùng một MosFet (tôi đã dùng IRF540, 28A, 100V, 0.077 Ohm, pulse current có thể lên tới 110A - có sẵn ở thị trường Việt Nam). Mạch này điều khiển được động cơ DC công suất tương đối lớn (như xe đạp điện). Tuy nhiên không đảo chiều được, vì không dùng H_bridge.

            Comment


            • #7
              1 con irf44, 1 con NE556 vài con trở,biến trở,tụ...HẾt

              Comment


              • #8
                hình như kit mạch này có trên electronickit thì phải ?

                Comment


                • #9
                  Trông qua mạch không khó lắm. Bác tự làm lấy đi, cho em hỏi 1 chút. Cái mạch này có 2 cấp điện áp 1 chiều cấp cho mạch đúng không hả bác.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên thủy của nó chắc là cái mạch cầu H điều khiển độ rộng xung bằng biến trở sử dụng khuyếch đại thuật toán. Mạch có khả năng đảo chiều. Tài liệu đã được post lên điện tử việt nam từ rất lâu rồi! Tương đối hay.
                    Mỗi tội băm xung ở 400Hz!
                    link:
                    http://electronickits.com/kit/complete/motor/k166.pdf
                    PNLab
                    Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                    Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                    Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                    more...www.pnlabvn.com

                    Comment


                    • #11
                      Cái mạch đơn giản này thì tự mà làm lấy. Cứ đi mua thì biết thêm được cái gì.?
                      Lê Quang Thông EEE.PnLab Co.
                      0989089601.

                      Comment


                      • #12
                        Mạch xén pha - error

                        Mình vừa làm một cái mạch xén pha để điều khiển cái động cơ DC 800W dùng nam châm vĩnh cửu. Mạch mình dùng con TCA785 (mua ở MKhanh giá 80K). Nếu dùng để điều khiển tải thuần trở (Light dimmer) thì rất tuyến tính, nhưng nếu điều khiển động cơ có tải L thì ở mức góc mở thấp (alpha <30o) thì xảy ra hiện tượng động cơ chạy giật cục. Mình dùng oxilo đo thấy rằng lẽ ra tại thời điểm con Triac khóa thì nó lại vẫn dẫn sang tới chu kỳ sau, kết quả là ở một số chu kỳ sau nó mở cực đại. Theo mình hiểu thì đó là do có sự lệch pha giữa dòng điện và áp. Con SCR chỉ khóa khi dòng về zero nhưng vì dòng và áp lệch pha nên con scr khóa trễ một tý.
                        Mong các cao nhân ĐKTĐ chỉ giáo.
                        ! ! you can win if you want ! !

                        Comment


                        • #13
                          Động cơ công suất kha khá như vậy thì không nên dùng mạch xén pha. Bạn nên post luôn phần mạch nối vào động cơ, để như vậy thì làm sao mà phân tích.

                          Thân,
                          Biển học mênh mông, sức người có hạn

                          Comment


                          • #14
                            Tớ ko hiêu cậu cắt pha kiểu gì đối với ĐỘng cơ DC ?

                            Comment


                            • #15
                              Mình đã post sơ đồ lên rồi mà. Động cơ mình nối vào chân 7-8 của CON1. Điện áp AC220V đi qua cầu H thành DC220V (không dùng C để san phẳng). Một đầu động cơ được nối với +220V, đầu kia nối với SCR, SCR nối với GND. SCR được điều khiển bằng con TCA785 (con này thấy ra xung ổn định vì lấy zero detect từ phần AC220V-->lỗi do SCR).
                              Khi SCR thông, động cơ sẽ được nối xuống GND. Mạch của mình không cách ly, không dùng biến áp kích mở SCR nên phải dùng mức tích cực là kéo GND. Một số mạch khác dùng biến áp kích mở chân G của SCR nên nó sẽ tích cực bằng cách kéo lên +220V, nhưng mình cho rằng kéo theo 2 cách đều như nhau. Ta biết SCR sẽ khóa khi I=0. Ở mức điều khiển mở pha lớn thì động cơ chạy rất tốt, điều khiển rất tuyến tính. Khi điều khiển mức mở pha nhỏ thì thỉnh thoảng SCR thông liên tục->động cơ bị giật cục.
                              Mình nghĩ rằng cả động cơ DC và AC 220V nếu điều khiển xén pha thì cùng có hiện tượng như trên. Đặc biệt, khi pha điều khiển=0, động cơ đang đứng im mà tác động vào trục khiến động cơ DC quay ngược lại thì lập tức SCR thông.
                              Mong các bạn giải thích và giúp mình giải quyết vấn đề này.
                              ĐK động cơ khó phếtsssssss
                              ! ! you can win if you want ! !

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Cuong Quay i Tìm hiểu thêm về Cuong Quay i

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X