Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Opto điều khiển MOSFET dùng nguồn khác đất?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Opto điều khiển MOSFET dùng nguồn khác đất?

    Mọi người ơi cho em hỏi có thể điều khiển MOSFET bằng opto mà nguồn cấp cho opto khác đất với nguồn cấp cho MOSFET không?
    Ở đây người ta hướng dẫn làm thế nhưng em chưa làm được: http://tahmidmc.blogspot.com/2013/02...rive-when.html
    Click image for larger version

Name:	isolated ps - MOSFET on.png
Views:	1
Size:	24.4 KB
ID:	1420308
    Nhất là khi làm việc với tần số cao, em dùng HCPL3120 nhưng xung ra rất không ổ định khi không dùng chung đất
    mà em lại rất cần tách biệt nguồn của opto ra với nguồn của MOSFET. Ai giúp em với!

  • #2
    CHạy tốt mà, nếu bạn dùng 3120 thì ko cần 2con thuận nghịch kia.
    tanminhchau.com

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi tatsuki20 Xem bài viết
      Mọi người ơi cho em hỏi có thể điều khiển MOSFET bằng opto mà nguồn cấp cho opto khác đất với nguồn cấp cho MOSFET không?

      Nhất là khi làm việc với tần số cao, em dùng HCPL3120 nhưng xung ra rất không ổ định khi không dùng chung đất
      mà em lại rất cần tách biệt nguồn của opto ra với nguồn của MOSFET. Ai giúp em với!
      Cái hình sơ đồ nguyên lý mạch bạn post lên mình khẳng định là hoàn toàn không thể chạy tải, và việc tách mass riêng ra cho 2 phần Opto là bình thường (Con OPTO được chế tạo vì mục đích này). Việc còn lại chỉ là do kiến thức thôi, và bạn có lẽ vấp ở những vấn đề sau:
      _Không phải Opto nào cũng làm việc được ở tần số cao đâu, mình chỉ biết được 1 con làm được ở tần số cao 25Khz là TLP 250 con này tích hợp trans totem pole tại ngõ ra luôn (bạn ko cần mắc 2 con trans ngoài) và giá em nó là hơn 40K VND / con, những con opto bình thường chạy cao tần thì vứt.
      _Vì bạn mắc 2 trans ngoài vào nên phải đảm bảo là 2 trans này cũng phải là trans cao tần, nếu ko thì vứt, mà tại sao bạn lại mắc 2 con trans ngoài mù mờ vào trong khi con HCPL3120 đã hỗ trợ 2 con trans cao tần trong ruột nó rồi (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nha).
      _mình đã liếc sơ qua con HCPL3120 thì thấy nó là OPto dạng giống với TLP 250 nhưng tần số làm việc tối đa của nó được có 10Khz thôi, vả lại nó hàng TQ nên cũng thấy ko an tâm với thông số nó chém trên datasheet toàn tiếng tàu. Vì thế bạn cần đảm bảo tần số xung kích ko quá 8Khz thôi.
      _Cuối cùng có 1 điều tôi rất bức xúc về những người post hướng dẫn vô ý thức và kém trình độ. MOSFET KÊNH N MẮC KIỂU D NỐI NGUỒN, S NỐI TẢI THẾ KIA LÀM QUÁI GÌ MÀ CHẠY ĐƯỢC (MỘT BỌN MỌT SÁCH RỖNG TUẾCH). MUỐN KÉO TẢI ĐƯỢC KIỂU ĐÓ PHẢI CÓ THÊM MẠCH BOOSTRAP PHỨC TẠP, KIỂU NHƯ CÁI HÌNH TRÊN CHỈ LẤY TÍN HIỆU NHÁY LED CHƠI VUI THÔI, KÉO TẢI THỌT FET NGAY. Tui thật sự rất đau đầu và khó hiểu là hàng bao năm nay người ta cứ post nhan nhản những cái sai lên mạng và chống chế bằng câu "LÝ THUYẾT THÌ NÓ ĐÚNG, VÀ NÓ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO THÔI", người mới làm theo thì Fet cháy tứ tung, thất bại triền miên thì đúng cái bàn thờ nhà tụi nó cái lũ phản khoa học. Xin lỗi mình đang rất bức xúc.
      Vậy đó, chủ thớt có thể tham khảo ý kiến của mình, còn hướng giải quyết nhanh (ko cần boostrap rườm rà) là sửa chỗ con fet lại là S nối GND, D nối cực - tải, đầu còn lại của tải (cực +) nối nguồn là OK, các kiến thức tại sao phải làm như vậy thì cứ cập nhật từ từ.
      _ Chủ thớt nên cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, đừng chăm chăm vào 1 cái sơ đồ duy nhất, nó sai thì lấy cái gì kiểm chứng (xui cho bạn là nó thật sự sai rồi). Khi mình muốn làm 1 cái mạch điện nào đó thì mình kiếm khoảng 4-5 cái sơ đồ về nó để đối chứng với nhau, bởi lẽ thậm chí có thằng Post đểu với mục đích phá hoại (mình nghi là clone của thằng nhà sản xuất bởi lẽ người ta lam sai thì hư linh kiện, mà linh kiện có hư thì nó mới bán được linh kiện mới, còn ai thiếu hiểu biết mắc bẫy ráng chụi, tụi nó là thế đó. )
      Last edited by hoahauvn2; 11-01-2014, 10:37.
      Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
      Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
        Cái hình sơ đồ nguyên lý mạch bạn post lên mình khẳng định là hoàn toàn không thể chạy tải, và việc tách mass riêng ra cho 2 phần Opto là bình thường (Con OPTO được chế tạo vì mục đích này). Việc còn lại chỉ là do kiến thức thôi, và bạn có lẽ vấp ở những vấn đề sau:
        _Không phải Opto nào cũng làm việc được ở tần số cao đâu, mình chỉ biết được 1 con làm được ở tần số cao 25Khz là TLP 250 con này tích hợp trans totem pole tại ngõ ra luôn (bạn ko cần mắc 2 con trans ngoài) và giá em nó là hơn 40K VND / con, những con opto bình thường chạy cao tần thì vứt.
        _Vì bạn mắc 2 trans ngoài vào nên phải đảm bảo là 2 trans này cũng phải là trans cao tần, nếu ko thì vứt, mà tại sao bạn lại mắc 2 con trans ngoài mù mờ vào trong khi con HCPL3120 đã hỗ trợ 2 con trans cao tần trong ruột nó rồi (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nha).
        _mình đã liếc sơ qua con HCPL3120 thì thấy nó là OPto dạng giống với TLP 250 nhưng tần số làm việc tối đa của nó được có 10Khz thôi, vả lại nó hàng TQ nên cũng thấy ko an tâm với thông số nó chém trên datasheet toàn tiếng tàu. Vì thế bạn cần đảm bảo tần số xung kích ko quá 8Khz thôi.
        _Cuối cùng có 1 điều tôi rất bức xúc về những người post hướng dẫn vô ý thức và kém trình độ. MOSFET KÊNH N MẮC KIỂU D NỐI NGUỒN, S NỐI TẢI THẾ KIA LÀM QUÁI GÌ MÀ CHẠY ĐƯỢC (MỘT BỌN MỌT SÁCH RỖNG TUẾCH). MUỐN KÉO TẢI ĐƯỢC KIỂU ĐÓ PHẢI CÓ THÊM MẠCH BOOSTRAP PHỨC TẠP, KIỂU NHƯ CÁI HÌNH TRÊN CHỈ LẤY TÍN HIỆU NHÁY LED CHƠI VUI THÔI, KÉO TẢI THỌT FET NGAY. Tui thật sự rất đau đầu và khó hiểu là hàng bao năm nay người ta cứ post nhan nhản những cái sai lên mạng và chống chế bằng câu "LÝ THUYẾT THÌ NÓ ĐÚNG, VÀ NÓ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO THÔI", người mới làm theo thì Fet cháy tứ tung, thất bại triền miên thì đúng cái bàn thờ nhà tụi nó cái lũ phản khoa học. Xin lỗi mình đang rất bức xúc.
        Vậy đó, chủ thớt có thể tham khảo ý kiến của mình, còn hướng giải quyết nhanh (ko cần boostrap rườm rà) là sửa chỗ con fet lại là S nối GND, D nối cực - tải, đầu còn lại của tải (cực +) nối nguồn là OK, các kiến thức tại sao phải làm như vậy thì cứ cập nhật từ từ.
        _ Chủ thớt nên cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, đừng chăm chăm vào 1 cái sơ đồ duy nhất, nó sai thì lấy cái gì kiểm chứng (xui cho bạn là nó thật sự sai rồi). Khi mình muốn làm 1 cái mạch điện nào đó thì mình kiếm khoảng 4-5 cái sơ đồ về nó để đối chứng với nhau, bởi lẽ thậm chí có thằng Post đểu với mục đích phá hoại (mình nghi là clone của thằng nhà sản xuất bởi lẽ người ta lam sai thì hư linh kiện, mà linh kiện có hư thì nó mới bán được linh kiện mới, còn ai thiếu hiểu biết mắc bẫy ráng chụi, tụi nó là thế đó. )
        Bác hoa hậu VN mà kiến thức về điện tử sâu sa thế nhỉ. Chuẩn không cần chỉnh hề hề...
        Mời các bác ghé thăm ngôi nhà nhỏ của em...

        Comment


        • #5
          Mắc MOSFET thế kia đc chứ.
          Last edited by vuhapassall; 11-01-2014, 11:50.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
            Cái hình sơ đồ nguyên lý mạch bạn post lên mình khẳng định là hoàn toàn không thể chạy tải, và việc tách mass riêng ra cho 2 phần Opto là bình thường (Con OPTO được chế tạo vì mục đích này).
            Mạch hoàn toàn chạy được dù tải nối ở S, nhưng cần tới 3 nguồn: Cấp cho phần tạo xung + 12V nuôi Opto và trans + nguồn cấp cho tải.
            Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
            Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
              Mạch hoàn toàn chạy được dù tải nối ở S, nhưng cần tới 3 nguồn: Cấp cho phần tạo xung + 12V nuôi Opto và trans + nguồn cấp cho tải.
              Bác nói rất đúng, sẵn cho mình hỏi vấn đề này: 3 loại nguồn này phải cách ly mass với nhau đúng ko, mình nghe nói chung mass ko chạy được, vả lại 3 nguồn phức tạp quá nên mình chưa thử thực tế bao giờ cả, xin được chỉ giáo.
              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

              Comment


              • #8
                Cả 3 nguồn này độc lập với nhau về mặt điện, song có thể cùng lấy ra từ 1 cái biến áp có 3 cuộn quấn cách li nhau. Thực tế ít sử dụng sơ đồ như vậy. Nếu coi âm của mỗi nguồn là "mass" thì rõ ràng trên sơ đồ người ta vẽ là các mass cách li nhau đấy thôi. Có thể đấu chung mass của nguồn tạo xung với một trong hai mass của nguồn kia thì mạch vẫn chạy nhưng không cách li. Chung mass của nguồn nuôi trans và nguồn tải là đấu sai sơ đồ thì không chạy là đúng.
                Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                Comment


                • #9
                  Cám ơn mọi người, mình đã thử với ba nguồn và chạy bình thường, HCPL3120 (hay của TQ là A3120) chạy tốt tới tần số 50kHz khi điều khiển con IRFP460A (tất nhiên đã bỏ đi hai con transistor vì bản thân HCPL3120 đã có), tuy nhiên khi mình tăng tần số lên thì điện áp trên tải trở thành thế này: (nguồn để test cấp cho con MOSFET là 24V, trở 560 ohm)
                  Click image for larger version

Name:	F0002TEK.JPG
Views:	1
Size:	76.7 KB
ID:	1391341 Vậy nếu muốn độ mở của MOSFET tăng lên thì phải tính toán dòng thế nào?

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  tatsuki20 Tìm hiểu thêm về tatsuki20

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X