Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vị trí của Mosfet trong mạch Buck

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vị trí của Mosfet trong mạch Buck

    Chào cả nhà, em có một câu hỏi mong cả nhà giúp giải đáp.
    Click image for larger version

Name:	WP_002577.jpg
Views:	1
Size:	91.9 KB
ID:	1420762
    Trong mạch biến đổi DC/DC Buck, tại sao khi học luôn xác định sẵn là MOSFET ở phía trên,gắn vào đầu + của nguồn? (hình 1, ở đây em chỉ xét Mosfet loại N)

    Em thấy khi làm mạch thật sẽ khó điều khiển hơn, vì nếu như để chân S vào cực + của nguồn thì Vg phải kích lên giá trị cao hơn V nguồn để có Vgs đủ lớn để mở Mosfet. Nếu để chân D nối vào đầu + của nguồn thì phải dùng mạch bootraps hoặc driver high-side để điều khiển.

    Ngược lại, nếu dùng Mosfet loại N và đấu chân S vào đầu - của nguồn (hình 2) có phải sẽ dễ điều khiển hơn không? Nhưng không có sách báo nào nói về cách này, tất nhiên là có nguyên do gì đó mà em chưa hiểu.

    Mong cả nhà giải đáp giúp.

  • #2
    Nguyên văn bởi fxtienphu Xem bài viết
    Chào cả nhà, em có một câu hỏi mong cả nhà giúp giải đáp.
    [ATTACH]84335[/ATTACH]
    Trong mạch biến đổi DC/DC Buck, tại sao khi học luôn xác định sẵn là MOSFET ở phía trên,gắn vào đầu + của nguồn? (hình 1, ở đây em chỉ xét Mosfet loại N)

    Em thấy khi làm mạch thật sẽ khó điều khiển hơn, vì nếu như để chân S vào cực + của nguồn thì Vg phải kích lên giá trị cao hơn V nguồn để có Vgs đủ lớn để mở Mosfet. Nếu để chân D nối vào đầu + của nguồn thì phải dùng mạch bootraps hoặc driver high-side để điều khiển.

    Ngược lại, nếu dùng Mosfet loại N và đấu chân S vào đầu - của nguồn (hình 2) có phải sẽ dễ điều khiển hơn không? Nhưng không có sách báo nào nói về cách này, tất nhiên là có nguyên do gì đó mà em chưa hiểu.

    Mong cả nhà giải đáp giúp.
    chân S của Mosfet (N) không bao giờ nối vào nguồn + được , trừ mạch ổn áp, điều áp , nó luôn được nối , hoặc qua tải về nguồn âm .
    Câu thứ 2 đọc hoài khó hiểu , Không có sách báo nào nói về cách này ( chân S nối vào nguồn âm MFet N
    và hình vẽ con Mosfet nằm ngang khó coi quá !!!

    Comment


    • #3
      - Vô anh google hỏi Buck converter Lowside mosfet hình như có !!
      - Nếu muốn driver Mosfet ở Highside thì dùng mạch boostrap hay tạo nguồn cách ly và kích qua opto cũng ok !!

      Comment


      • #4
        Cả hai mạch bạn đều vẽ thiếu tụ điện, đối với hình số 2 thì mạch vẫn hoạt động, mình hay dùng khi cần điều khiển các tải động cơ DC không đảo chiều.

        Sự khác biệt là điện áp vào và điện áp ra không chung GND.

        Comment


        • #5
          Cả hai mạch đều hoạt động được với tải ra độc lập. Thường thì nguồn cấp cho các mạch đều có GND là cực âm nên FET hay mắc như mạch 1.
          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

          Comment


          • #6
            Cảm ơn cả nhà đã trả lời giúp em. Em đã sửa lại hình vẽ cho chuẩn hơn theo góp ý của bác [MENTION=239371]Quocthaibmt[/MENTION] và [MENTION=21003]DTTH[/MENTION].
            Click image for larger version

Name:	WP_002579.jpg
Views:	1
Size:	98.4 KB
ID:	1393482

            Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
            chân S của Mosfet (N) không bao giờ nối vào nguồn + được , trừ mạch ổn áp, điều áp , nó luôn được nối , hoặc qua tải về nguồn âm .
            Câu thứ 2 đọc hoài khó hiểu , Không có sách báo nào nói về cách này ( chân S nối vào nguồn âm MFet N
            và hình vẽ con Mosfet nằm ngang khó coi quá !!!
            Sau khi vẽ thêm con diode body thì em hiểu tại sao không nối chân S của Mos N lên cực + của nguồn.
            Câu thứ hai em muốn nói là tại sao không thấy các sách (mà em được học về mạch Buck) vẽ hình Mosfet nối với cực - mà chỉ thấy vẽ hình nối Mosfet với cực + của nguồn.
            Nguyên văn bởi lecanhhuy Xem bài viết
            - Nếu muốn driver Mosfet ở Highside thì dùng mạch boostrap hay tạo nguồn cách ly và kích qua opto cũng ok !!
            Kích qua opto nghĩa là gửi xung điều khiển Mosfet high side cũng phải cách ly bằng opto? Nghĩa là nguồn nuôi driver phải cách ly, tín hiệu điều khiển cũng phải cách ly. Tại sao vậy, anh nói rõ thêm cho em một chút với.
            Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
            Sự khác biệt là điện áp vào và điện áp ra không chung GND.
            Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
            Cả hai mạch đều hoạt động được với tải ra độc lập. Thường thì nguồn cấp cho các mạch đều có GND là cực âm nên FET hay mắc như mạch 1.
            Các anh nói em mới để ý, đúng là điện áp ra và điện áp vào không chung GND. Còn hai mạch vẫn chạy như nhau nếu Vout dùng để cung cấp cho một tải độc lập không liên quan đến GND của Vin.
            Mạch 1 thì GND của điện áp vào cũng là GND của điện áp ra.
            Mạch 2 thì ngược lại, cho nên khi thiết kế phải lưu ý tách bạch 2 GND.

            Có sự khác nhau nào khác phải lưu ý khi sử dụng hai mạch này?
            Mạch như hình 2 sẽ có lợi thế là điều khiển dễ hơn, tại sao các thầy dạy và các sách lại luôn vẽ mạch nguyên lý như hình 1 để khi học trò thiết kế lại gặp vấn đề điều khiển phức tạp hơn?

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            fxtienphu Tìm hiểu thêm về fxtienphu

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X