Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có vấn đề khi kích dòng ra cho Opto ! Giúp tôi với !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
    Vấn đề này lạ quá a ơi...
    1- tách riêng con VDK thì đo đúng là chỉ đc 3.3V, dòng qua nó rất thấp 0.25mA. Ok, dùng tạm .
    2- tháo TIP41 và motor ra, kiểm tra áp các điểm như a bảo thì chuẩn luôn, ko sai. Nhưng khi lắp TIP41 và motor vào, đo lại các điểm đó thì lại y chang như cũ .
    E đã thay lần lượt 3 con Opto mới vào cho chắc nhưng vẫn vậy, kiểm tra con TIP thì vẫn sống nhăn răng. Khó hiểu ?
    Mạch này với các hiện tượng và giá trị đo đc như vậy thì a nghĩ chạy lâu lâu nó có làm sao ko ? Còn tạm thời chạy đc như vậy là tốt lắm rồi ak, để e kiếm cái tải có dòng lớn hơn về test xem thế nào. Có gì mong các a chỉ bảo thêm phần Công suất, e ngu phần này lắm ak ^^
    Ok tối nay đi làm về mình sẽ test trên thực tế rồi sẽ báo cho bạn kết quả, đồ chơi mình có đủ hết. Những gì mình hướng dẫn bên trên cũng còn mang nặng tính lý thuyết và chủ quan, tối nay mình đo đạc trên thực tế thì mọi thứ sẽ rõ ràng thôi. Có khi dùng Fet thì cũng y như vậy cũng nên.
    Còn cái việc tiền bối Quocthaibmt bảo trở phân cực ko đúng mình nghĩ ko thuyết phục nhưng cũng ko có cơ sở để phản biện. Bởi lẽ mình thấy nhiều mạch dùng trans người ta dùng trở hạn dòng tại B khá lớn (vài K ohm) trong các ứng dụng khuếch đại tín hiệu Analog. Còn trong các ứng dụng mà trans giữ vai trò như 1 khóa công suất ON/ OFF thì mình chưa thấy ai để con trở quá 100 Ohm tại cực B, cụ thể trong các Inverter thì khu kích xung cho Flyback, các trans / Fet / Igbt phải đóng mở cao tần chịu dòng nghẹt lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm A, các trở tại chân B của các trans này tại 1 sản phẩm Inverter mà mình từng thiết kế là 47 Ohm, trong 1 thiết kế khác của mình, mình bỏ hẳn cả 2 con trở do kích kiểu Totem.
    Last edited by hoahauvn2; 30-05-2014, 15:14.
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
      E thấy cách mạch này đc mặt này mất mặt kia, như a nói nếu thay đổi trở phân cực tại chân B thì lại ảnh hưởng đến áp ra của tải. Vậy làm sao mà tăng đc áp và dòng cho tải hết mức có thể ak?
      cách mắc của bác hoahauvn hướng dẫn là đúng rồi , chỉ có điều giá trị của 2 trở ở chân B TIP 41 là chưa hợp lý thôi .áp ra của tải tùy thuộc vào dòng phân cực ở chân B và trở kháng của tải , dòng phân cực quá nhỏ, yếu , mà tải lớn thì áp thu được sẽ nhỏ ( đồng nghĩa với dòng thu nhỏ), nhưng nếu dòng kích chân B quá lớn (giá trị R nhỏ quá) thì dẫn đến quá dòng phân cực , dễ làm hư transitor , vì thế chọn dòng kích chân B sẽ tùy thuộc vào dòng tải + hệ số khuếch đại của Tr. chứ không phụ thuộc vào áp ở tải . nếu bạn chưa rành về tính toán giá trị R cho Tr thì nên ráp mạch mẫu dùng chiết áp để tìm được dòng tải phù hợp của Transistor , rồi bạn ráp theo đó là được thí dụ với sơ đồ trên tôi chọn R 1k từ opto vào chân B, và 1 trở 8,2k từ chân B đến chân E (mass) thì dòng thu ở chân C có thể đạt 1A , nếu muốn dòng thu cao hơn nữa thì giảm R1k còn 470ohm là dòng thu sẽ mạnh hơn .

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
        Ok tối nay đi làm về mình sẽ test trên thực tế rồi sẽ báo cho bạn kết quả, đồ chơi mình có đủ hết. Những gì mình hướng dẫn bên trên cũng còn mang nặng tính lý thuyết và chủ quan, tối nay mình đo đạc trên thực tế thì mọi thứ sẽ rõ ràng thôi. Có khi dùng Fet thì cũng y như vậy cũng nên.
        Còn cái việc tiền bối Quocthaibmt bảo trở phân cực ko đúng mình nghĩ ko thuyết phục nhưng cũng ko có cơ sở để phản biện. Bởi lẽ mình thấy nhiều mạch dùng trans người ta dùng trở hạn dòng tại B khá lớn (vài K ohm) trong các ứng dụng khuếch đại tín hiệu Analog. Còn trong các ứng dụng mà trans giữ vai trò như 1 khóa công suất ON/ OFF thì mình chưa thấy ai để con trở quá 100 Ohm tại cực B, cụ thể trong các Inverter thì khu kích xung cho Flyback, các trans / Fet / Igbt phải đóng mở cao tần chịu dòng nghẹt lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm A, các trở tại chân B của các trans này tại 1 sản phẩm Inverter mà mình từng thiết kế là 47 Ohm, trong 1 thiết kế khác của mình, mình bỏ hẳn cả 2 con trở do kích kiểu Totem.
        Vâng, vậy thì cám ơn a quá. e chờ tin của a
        E vừa kì công ngồi test thì có cái hay như thế này, cũng có 1 phần chỉ dẫn của a lúc trước rồi. Như thế này ak:
        Điện áp tại chân 3 của Opto và điện áp của quạt phụ thuộc hoàn toàn vào 2 con trở R18 và R19. Còn áp tại chân B của TIP ko bị ảnh hưởng nhiều ( vẫn xấp xỉ 1V).
        _Khi để giá trị R19 là 1K ohm trở lên, thì U ở chân 3 sẽ tăng dần khi mình tăng dần giá trị R18 lên. Ngược lại, U quạt bị giảm dần
        _Khi để giá trị R19 dưới 1 K ohm, mà R18 khoảng 4.7K là ko chạy đc quạt, bắt buộc chọn con R18 dưới 1K. Tại sao vậy nhỉ ?
        Chốt lại, e thấy vai trò của 2 con này rất quan trọng, mình phải hiểu chính xác sự ảnh hưởng của nó tới dòng và áp ra. Mong a và mọi người sẽ đưa ra đc hoạt động của mạch này chuẩn nhất có thể.....để nhớ tới chết luôn ý ak !

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
          Điện áp tại chân 3 của Opto và điện áp của quạt phụ thuộc hoàn toàn vào 2 con trở R18 và R19. Còn áp tại chân B của TIP ko bị ảnh hưởng nhiều ( vẫn xấp xỉ 1V).
          _Khi để giá trị R19 là 1K ohm trở lên, thì U ở chân 3 sẽ tăng dần khi mình tăng dần giá trị R18 lên. Ngược lại, U quạt bị giảm dần
          _Khi để giá trị R19 dưới 1 K ohm, mà R18 khoảng 4.7K là ko chạy đc quạt, bắt buộc chọn con R18 dưới 1K. Tại sao vậy nhỉ ?
          |
          Ko có gì ghê gớm lắm đâu, đó là kiến thức căn bản về chiết áp và định luật Cầu phân thế. Nếu đến tối ko ai giải thích rõ cho bạn về cái này thì mình sẽ giải thích cho.
          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

          Comment


          • #20
            Tín hiệu đưa ra ở VĐK là tín hiệu xung hay on/off . Nếu là xung rất có thể bạn đang đo được điện áp là điện áp Trung bình , dòng điều khiển cho OPto chỉ cần rất bé . Có lúc tôi dùng cả điện trở lên 18K nó vẫn chạy

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
              E thấy cách mạch này đc mặt này mất mặt kia, như a nói nếu thay đổi trở phân cực tại chân B thì lại ảnh hưởng đến áp ra của tải. Vậy làm sao mà tăng đc áp và dòng cho tải hết mức có thể ak?
              lúc nãy bận khách nên cũng chưa viết hết ý , trong mạch vừa nêu thì đó chỉ mới là mẫu để thử nghiệm , tìm ra giá trị R tối ưu thôi , còn khi ráp nối với opto thì nó lại phát sịnh một vấn đề khác , đó là nội trở của opto , với kiểu mà bác hoahauvn đưa lên là kiểu kéo dòng (chân 3-4 opto) chân 4 về + chân 3 đến trở , cách này hiệu suất kém hơn kiểu đẩy chân 3 opto nối mass (-) chân 4 nối trở đến B transistor PNP thì dòng cấp cho chân B được khỏe hơn , sự đóng ngắt của transistor dứt khoát hơn . trong thiết kế mạch thì tùy theo từng trường hợp , sẽ dùng theo kiểu nào đó là do ý người thiết kế , mỗi kiểu có ưu và nhược điểm riêng ,chỉ có thực tế là câu trả lời chính xác , và đó là kinh nghiệm rút ra từ mạch thật .

              Comment


              • #22
                Tôi vẫn hay làm theo cách . Colector của OPTO lên VCC , Emiter của OPTO vào Cực Bazơ ( hay Gate ) của TRAN , và không thiếu 1 con trở nối từ Bazơ ( hay Gate ) xuống GND

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi NQ_Hung Xem bài viết
                  Tín hiệu đưa ra ở VĐK là tín hiệu xung hay on/off . Nếu là xung rất có thể bạn đang đo được điện áp là điện áp Trung bình , dòng điều khiển cho OPto chỉ cần rất bé . Có lúc tôi dùng cả điện trở lên 18K nó vẫn chạy
                  Chân VDK e dùng On/Off thôi, mà nó xuống 3.3v thì có thể do 1 số lý do nào a nhỉ ?

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi NQ_Hung Xem bài viết
                    Tôi vẫn hay làm theo cách . Colector của OPTO lên VCC , Emiter của OPTO vào Cực Bazơ ( hay Gate ) của TRAN , và không thiếu 1 con trở nối từ Bazơ ( hay Gate ) xuống GND
                    Đôi khi e hay bắt gặp mạch có 1 con trở nối từ B xuống GND ( có thể E cùng xuống GND luôn) mà e chưa hiểu tác dụng lắm ?

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
                      Đôi khi e hay bắt gặp mạch có 1 con trở nối từ B xuống GND ( có thể E cùng xuống GND luôn) mà e chưa hiểu tác dụng lắm ?
                      con trở R từ chân B xuống E (mass) là điều cần có trong các mạch thông thường , trừ mạch dao động , nhiệm vụ của nó để làm cho Tr. không bị trạng thái chập chờn khi chưa có tín hiệu đến chân B, và tham gia vào cầu phân áp định thiên cho Tr. , hay nói đơn giản là khóa Tr. lại khi chưa được mở ,

                      Comment


                      • #26
                        Hóng kết quả đo thực tế của a hoahauvn2 quá

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
                          Hóng kết quả đo thực tế của a hoahauvn2 quá
                          Click image for larger version

Name:	zztip41zz.gif
Views:	1
Size:	36.9 KB
ID:	1396027
                          Chào, mình mới đi công tác về nên giờ mới post kết quả được, bạn thông cảm.
                          _mạch điện mình mắc theo sơ đồ của mình như trên, có chút bực mình là con tip41 ghi công suất đỉnh là 6A -100V. Vậy mà mình cốp con motor 3A-12V vô nghe có mùi khét (điều này là đúng hoàn toàn vì 6A là dòng tải mà trans sẽ nổ tan xác thì với hàng China 3A khét là bình thường), ghét quá ghép // 3 con tip cho nó khỏi ý kiến.
                          _Motor chạy tốt, điện áp tại chân B của tip đo được là 1.2V với điện trở B là 100 Ohm và điện trở khóa trans là 10K. Tuy chả có gì là lạ nhưng chỉ hơi ngạc nhiên là từ mức điện áp 11V tại đầu ra opto khi qua con trở để vào trans thì còn 1.2V (sách vở nói trans bắt đầu mở khi có 0.6V tại B, Kiểu này rất mù mờ và nhiều ẩn ý), mình ko đi theo đường hàn lâm nên ko giải thích được tại sao lại như vậy, chỉ biết là nó là bình thường vì tính chất con trans khi chạy phải như vậy. Trực quan nhất là test motor chạy ổn, trans ko nóng trong vài tiếng đồng hồ vận hành là OK. Hàn lâm sâu thì cũng tốt, nhưng mấy vụ này mình củng cố lý thuyết trên thực tế thôi (chấp nhận trả tiền đốt vài con trans, fet, Igbt để có kiến thức)
                          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                          Comment


                          • #28
                            Ah quên còn muốn nói 1 nữa là việc bạn thay đổi giá trị điện trở để thay đổi tốc độ và công suất motor thì đó là 1 hành động đốt trans nếu bạn chơi củ motor cỡ mình. Bởi vì với việc thay đổi giá trị như vậy bạn vô tình đưa trans vào các vùng dẫn không bão hòa (chỉ dùng trong các ứng dụng analog ) làm thắt cổ chai dòng điện qua trans -> motor chạy ko hết công suất mà trans dễ ngỏm, sở dĩ bạn ko thấy trans bốc khói vì công suất cái quạt bé tí so với công suất con trans nên không việc gì.
                            Đúng ra muốn điều khiển tốc độ động cơ ta phải dùng PWM.
                            Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                            Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                              Ah quên còn muốn nói 1 nữa là việc bạn thay đổi giá trị điện trở để thay đổi tốc độ và công suất motor thì đó là 1 hành động đốt trans nếu bạn chơi củ motor cỡ mình. Bởi vì với việc thay đổi giá trị như vậy bạn vô tình đưa trans vào các vùng dẫn không bão hòa (chỉ dùng trong các ứng dụng analog ) làm thắt cổ chai dòng điện qua trans -> motor chạy ko hết công suất mà trans dễ ngỏm, sở dĩ bạn ko thấy trans bốc khói vì công suất cái quạt bé tí so với công suất con trans nên không việc gì.
                              Đúng ra muốn điều khiển tốc độ động cơ ta phải dùng PWM.
                              Hj, mấy hôm vào liên tục ko thấy e lại tưởng a quên e
                              Cám ơn a rất nhiều, mấy hôm ngâm cứu lại lý thuyết con Tran e cũng hiểu ra nhiều điều mà ngày trc mình nắm ko chắc. 2 người test mà đều như vậy thì đúng là ko thắc mắc gì cả.
                              Có chỗ này ! a nói Tran mở khi có 0.6v ở chân B ( B này là của Opto đúng ko ak ), nhưng e nhớ là mình chưa biết ( hoặc chưa đo ) áp tại đó, vậy liệu nó có đúng khoảng 0.6v hay lớn hơn. Con Opto mình muốn nó dẫn bão hòa thì BE và BC phân cực thuận.
                              Nếu theo lý thuyết thì có 1 con trở nối từ chân 4 Opto lên VCC ( gọi là R16 ). Vì ở trạng thái dẫn bão hòa, BE phân cực thuận và dòng IB tăng --> dòng IC tăng --> sụt áp trên R16 tăng --> Vce ( của Opto ) giảm . và nó phải giảm đến dưới 0.7V thì BC mới phân cực thuận .
                              Vậy a thấy có đúng ko ak ?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi qcbn Xem bài viết
                                Hj, mấy hôm vào liên tục ko thấy e lại tưởng a quên e
                                Cám ơn a rất nhiều, mấy hôm ngâm cứu lại lý thuyết con Tran e cũng hiểu ra nhiều điều mà ngày trc mình nắm ko chắc. 2 người test mà đều như vậy thì đúng là ko thắc mắc gì cả.
                                Có chỗ này ! a nói Tran mở khi có 0.6v ở chân B ( B này là của Opto đúng ko ak ), nhưng e nhớ là mình chưa biết ( hoặc chưa đo ) áp tại đó, vậy liệu nó có đúng khoảng 0.6v hay lớn hơn. Con Opto mình muốn nó dẫn bão hòa thì BE và BC phân cực thuận.
                                Nếu theo lý thuyết thì có 1 con trở nối từ chân 4 Opto lên VCC ( gọi là R16 ). Vì ở trạng thái dẫn bão hòa, BE phân cực thuận và dòng IB tăng --> dòng IC tăng --> sụt áp trên R16 tăng --> Vce ( của Opto ) giảm . và nó phải giảm đến dưới 0.7V thì BC mới phân cực thuận .
                                Vậy a thấy có đúng ko ak ?
                                _Thứ nhất con opto không có cực B (mặc dù vẫn có C và E và nguyên tắc vẫn như trans nó còn gọi là phototrans).
                                _ Còn lại các vấn đề Vbe, Vce thì bạn đúng rồi.
                                Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                                Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                qcbn Tìm hiểu thêm về qcbn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X