Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Đây là sản phẩm dự án. các bạn muốn trao đổi thì sẽ trao đồi về kinh nghiệm
Kình nghiệm mình còn hạn chế nên các bạn cứ hỏi để bổ sung kiến thức cho nhau.
cách kích fet để fet không nóng. điện cảm cuộn kích phù hợp tần số...
[ATTACH]91312[/ATTACH]Rồi , làm theo h/d của bác DTTH cho các bộ nguồn tới 30 - 40 W được rồi....( làm bằng IC họ nhà TOPxx....)
Nhưng khi tôi muốn tăng công suất ra bằng cách tăng U vào lên 195VAC , tất nhiên là phải tăng L tức là tăng số vòng dây sơ cấp lên thì khi cắm điện : bùm...bùm....âm thanh khói lửa phát ra rộn ràng....Sau nhiều lần bị thế và tôi dự đoán rằng : nguyên nhân là do cái dao động tắt dần ở đầu xung ( như trong ảnh kèm theo ) .Theo thực nghiệm thì tôi thấy rằng biên độ của cái dao động tắt dần đó phụ thuộc vào số vòng dây , số vòng dây càng nhiều thì biên độ càng lớn.....
Vậy nếu là lí do đó thì phải giải quyết ra sao ??? Mong bác DTTH tiếp tục chỉ dẫn..
[ATTACH]91312[/ATTACH]
theo ý kiến cá nhân của em thì thiết kế biến áp đóng vai trò quan trọng trong vụ cháy nổ chip điều khiển của bác. Bác đã giải quyết được vấn đề này chưa. Bác có thể nói chi tiết về thiết kế biến áp flyback của bác được không. Ví dụ như công suất ngõ ra, số vòng của các cuộn dây, khe hở của lõi là bao nhiêu. Điện cảm rò đo được bao nhiêu? Em sẽ cố gắng trong khả năng hữu hạn của mình xem có giúp được gì cho bác không.
Mod DTTH đã dừng đăng bài ở diễn đàn khá lâu. Các tính toán biến áp, nguồn của Mod nặng về tính học thuật chứ thực tế chưa có kiểm chứng. Vì vậy nếu có tin thì chỉ phần nào đó thôi, tốt nhất chỉ dùng để tham khảo, vẫn phải xác nhận lại (lắp mạch, chí ít là tự mình tính lại theo quan điểm của mình). Cứ nhắm mắt làm theo dễ được trả giá. Nói rộng ra thông tin ở diễn đàn là tương tự như vậy - cần chú ý cẩn thận chứ đứng tin ngay, chính nội dung bài viết này cũng chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Tin, nhưng vẫn phải xác nhận lại. "Доверяй, но проверяй". "Trust, but verify".
Tôi tính toán đúng theo hướng dẫn của bác DTH ở topic này , khi cho U vào min là 90V thì OK , nhưng khi thay bằng 195V thì ... bùm !!!
bác nói thế thì khó cho em quá, em không biết đường nào mà lần ạ.
Thế thì em cũng xin trả lời đại khái thế này. Xét về nguyên nhân cơ bản cần và đủ để TOPxxx nổ theo em có 3 nguyên nhân chính sau:
1. Ngắn mạch ở cuộn sơ cấp.
2. Điện áp Vds vượt quá điện áp đánh thủng của FET.
3. Điện áp cực cổng vượt quá ngưỡng chịu đựng của FET.
Nguyên nhân sâu xa để những khả năng trên xảy ra thì nói ra hơi dài dòng bác ạ.
em thấy bác bqviet nói khá đúng, anh em ta làm theo lý thuyết hơi nhiều, về cách đo đạc mô phỏng về giá trị điện cảm cũng như việc chọn giá trị mật độ từ thông tối đa trong cách tính toán khe hở từ để mạch hoạt động như mong muốn tránh tình trạng cháy nổ linh kiện.
Nguyên nhân thứ 3 thì chắc ít khả năng hơn vì em nghĩ TOPxxx có chức năng kiểm soát áp cực cổng. Xâu chuỗi các câu hỏi trước của bác thì bác có thể rơi vào 2 nguyên nhân đầu tiên.
bác nói thế thì khó cho em quá, em không biết đường nào mà lần ạ.
Thế thì em cũng xin trả lời đại khái thế này. Xét về nguyên nhân cơ bản cần và đủ để TOPxxx nổ theo em có 3 nguyên nhân chính sau:
1. Ngắn mạch ở cuộn sơ cấp.
2. Điện áp Vds vượt quá điện áp đánh thủng của FET.
3. Điện áp cực cổng vượt quá ngưỡng chịu đựng của FET.
Nguyên nhân sâu xa để những khả năng trên xảy ra thì nói ra hơi dài dòng bác ạ.
em thấy bác bqviet nói khá đúng, anh em ta làm theo lý thuyết hơi nhiều, về cách đo đạc mô phỏng về giá trị điện cảm cũng như việc chọn giá trị mật độ từ thông tối đa trong cách tính toán khe hở từ để mạch hoạt động như mong muốn tránh tình trạng cháy nổ linh kiện.
Nguyên nhân thứ 3 thì chắc ít khả năng hơn vì em nghĩ TOPxxx có chức năng kiểm soát áp cực cổng. Xâu chuỗi các câu hỏi trước của bác thì bác có thể rơi vào 2 nguyên nhân đầu tiên.
Cám ơn bạn đã quan tâm .
Nguyên nhân 1 thì không phải vì tôi đã dùng vài loại IC và vài biến áp khác nhau . Cứ làm theo 90V thì OK mà theo 195 V thì tèo .
Nếu do nguyên nhân 2 thì ngoài tầm kiểm soát của mình rồi .
Nguyên nhân 1 và 3 thì bản thân IC đã tự bảo vệ được. Nguyên nhân 2 thực ra nằm trong tầm quản lý của người thiết kế. Khi điện áp đầu vào lớn thì điện áp đặt lên cực D của MOSFET nội cũng tăng theo, tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào biến áp.
Điện áp đặt lên cực D gồm 2 thành phần
- Điện áp đầu vào sau chỉnh lưu nắn lọc. Ví dụ áp vào 220VAC thì áp ra sau nắn lọc khoảng 310VDC.
- Điện áp từ thứ cấp dội ngược lại phía sơ cấp. Ví dụ áp đầu ra là 12VDC, điện áp ra _thực_ là đâu đó 12,5 - 12,7V (cộng thêm điện áp rơi trên đi-ốt nắn đầu ra), tỷ lệ biến áp là 8:1 thì điện áp dội ngược là 12,5 * 8 hoặc 12,7 * 8
Hai thành phần điện áp trên cộng với nhau, rồi cái gai điện áp gây bởi điện cảm rò lại xếp chồng lên trên nữa. Rõ ràng điện áp đặt lên cực D MOSFET phụ thuộc đồng thời vào cả biến áp lẫn điện áp đầu vào. Có thể đó là lý do nguồn chạy được với áp vào 90V nhưng 195 thì tèo. Đồng thời chất lượng linh kiện TOP cũng là vấn đề nữa.
Cách khắc phục
- Tính/thử nghiệm lại phần snubber (nếu dùng mạch snubber) theo hướng snub mạnh hơn, cụ thể là tăng giá trị tụ snubber lên; nếu dùng mạch clamper thì phải giảm điện áp của cái zener/TVS xuống
- Tính lại tỷ lệ biến áp, thường là giảm tỷ lệ số vòng dây sơ:thứ, tất nhiên đồng thời cũng phải tăng giá trị chịu đựng điện áp ngược của đi-ốt đầu ra.
Nguyên nhân 1 và 3 thì bản thân IC đã tự bảo vệ được. Nguyên nhân 2 thực ra nằm trong tầm quản lý của người thiết kế. Khi điện áp đầu vào lớn thì điện áp đặt lên cực D của MOSFET nội cũng tăng theo, tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào biến áp.
Điện áp đặt lên cực D gồm 2 thành phần
- Điện áp đầu vào sau chỉnh lưu nắn lọc. Ví dụ áp vào 220VAC thì áp ra sau nắn lọc khoảng 310VDC.
- Điện áp từ thứ cấp dội ngược lại phía sơ cấp. Ví dụ áp đầu ra là 12VDC, điện áp ra _thực_ là đâu đó 12,5 - 12,7V (cộng thêm điện áp rơi trên đi-ốt nắn đầu ra), tỷ lệ biến áp là 8:1 thì điện áp dội ngược là 12,5 * 8 hoặc 12,7 * 8
Hai thành phần điện áp trên cộng với nhau, rồi cái gai điện áp gây bởi điện cảm rò lại xếp chồng lên trên nữa. Rõ ràng điện áp đặt lên cực D MOSFET phụ thuộc đồng thời vào cả biến áp lẫn điện áp đầu vào. Có thể đó là lý do nguồn chạy được với áp vào 90V nhưng 195 thì tèo. Đồng thời chất lượng linh kiện TOP cũng là vấn đề nữa.
Cách khắc phục
- Tính/thử nghiệm lại phần snubber (nếu dùng mạch snubber) theo hướng snub mạnh hơn, cụ thể là tăng giá trị tụ snubber lên; nếu dùng mạch clamper thì phải giảm điện áp của cái zener/TVS xuống
- Tính lại tỷ lệ biến áp, thường làgiảm tỷ lệ số vòng dây sơ:thứ, tất nhiên đồng thời cũng phải tăng giá trị chịu đựng điện áp ngược của đi-ốt đầu ra.
Cám ơn bác đã quan tâm giải thích . Xin bác nói thêm về dòng chữ mầu đỏ : Tôi nghĩ rằng tỷ lệ vòng dây phụ thuộc vào tỷ số giữa U vào min / U ra , không nên thay đổi nó ...
Cám ơn bác đã quan tâm giải thích . Xin bác nói thêm về dòng chữ mầu đỏ : Tôi nghĩ rằng tỷ lệ vòng dây phụ thuộc vào tỷ số giữa U vào min / U ra , không nên thay đổi nó ...
Tỷ lệ vòng dây phụ thuộc vào điện áp vào và ra, điều này đúng, để đảm bảo khi điện áp vào tối thiểu vẫn đạt được áp ra mong đợi. Nhưng tỷ lệ vòng dây sơ/thứ cấp chỉ phải đảm bảo một giá trị nhất định nào đó mà thôi (ví dụ 8:1) còn nhỏ hơn thì vẫn được (ví dụ nếu 8:1 là tối thiểu cần đáp ứng thì 7:1 cũng được, mà 6:1 cũng xong), bởi vì điện áp ra quyết định bởi tỷ lệ vòng dây _và_ độ rộng xung nữa. Ví dụ trường hợp cực đoan là dùng biến áp tỷ lệ 1:1 vẫn có thể vào 220VAC ra 5VDC, bằng cách khiển độ rộng xung thật nhỏ. Nguồn buck để step-down điện lưới trực tiếp xuống điện áp thấp không cách ly là ví dụ cụ thể, về hiệu dụng nó tương tự nguồn forward converter với biến áp 1:1, chỉ dùng độ rộng xung để khống chế điện áp đầu ra.
Tại sao người ta không dùng biến áp 1:1 mà vẫn có tỷ lệ nào đó ? Đơn giản vì lý do giảm nhiễu và kinh tế thôi. Cuộn thứ cấp dây to không thể nhiều vòng quá được. Điện áp ngược đặt lên diode đầu ra (thường là) Schottky không thể tới gần 400V được. Biến áp 1:1 thì gai nhiễu đầu ra cực lớn ... Có nhiều lý do, nhưng về nguyên lý mạch và về kỹ thuật điện tử, biến áp 1:1 đầu ra điện áp thấp vẫn được.
Viết dài dòng, nhưng tóm gọn là : cái tỷ lệ biến áp đó cũng tính toán một phần (để tìm ra giá trị giới hạn), nhưng phần nhiều là _chọn_ lúc thiết kế, sau khi đã cân nhắc nhiều yếu tố xung quanh.
như vậy mình nghĩ không nên dùng mấy con TOP này, vì datasheet nó nghèo quá, sơ đồ mạch mẫu cũng không cho tỉ tệ biến áp gì cả, như các IC nguồn khác, chi tiết từ lõi, cỡ dây và số vòng.
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...
Comment