Em sẽ nghiên cứu vấn đề liên quan đến biến áp xung này. Nhưng em từng đọc anh DTTH có nói là sẽ đưa cách đó đường cong từ hóa dùng oscilloscope với máy phát sóng, em chờ không thấy, cũng không biết anh ấy có up hay chưa nữa, up lên topic nào rồi nữa. Đầu tiên em sẽ làm LC meter dùng pic, thật ra em làm rồi nhưng trục trặc vài chỗ. Vấn đề máy phát sóng với dao động ký thì em có thể mượn được
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Các dự án về điện tử công suất (DTTH)
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
em muốn hỏi lõi driver xuyến cách ly với tầng công suất thì dùng lõi loại nào được ?. em thì hiện tại không có oscilloscope nên không thể đo để xem dạng sóng ra của nó như thế nào, em muốn dùng lõi chống nhiễu trong nguồn ATX, nó có vỏ nhựa màu trắng (không biết phải lõi chống nhiễu ra lưới không nữa nhưng nó nằm ở đầu vào của nguồn ATX, nó quấn 24 vòng cho nữa bên), và khi tháo vỏ bằng nhựa bên ngoài ra thì nó có 1 lõi xuyến ở trong.mong được hướng dẫn. vì phần cách ly này quan trọng nên em muốn hỏi chỗ ràng.
Comment
-
Mình tháo các mạch công suất, inverter, của các hãng nước ngoài ra đều thấy nó rất ít phủ GND(Mass) trên những chỗ trống trên mạch, mà chỉ đi dây nguồn và dây GND to hơn, trong khi đó mình kiểm tra không thấy có hiện tượng nhiễu(mặc dù tín hiệu điều chế ở 20Khz). vậy theo các bạn mạch công suất nên hay không nên phủ GND(phủ đồng)?, ưu nhược điểm của phủ đồng trong các mạch nguồn, và mạch công suất???Never forget who you are!
Comment
-
Theo nhiều tài liệu của IPC - Association Connecting Electronics Industries, mạch 1 mặt hoặc 2 mặt thì phủ đồng, dù là GND hay VCC hay cái gì đi nữa thì cũng không có tác dụng chống nhiễu. Phủ đồng chỉ có tác dụng chống nhiễu đối với mạch nhiều lớp, và chỉ có tác dụng trong phạm vi nhất định đối với người thiết kế có kinh nghiệm. Thông thường mạch 4 lớp thì có riêng 1 lớp cho GND, 1 lớp cho VCC và 2 lớp cho dây tín hiệu.
Có một số nguyên tắc vẽ mạch chống nhiễu : đi dây công suất xa dây tín hiệu, đi dây analog và digital riêng, sợi dây gây nhiễu nên đi cách càng xa dây nhạy cảm càng tốt hoặc nếu phải gần nhau thì nên vuông góc ... Cái tốt nhất là nối dây GND theo kiểu hình sao, tất cả chụm về một đầu chung, có lọc nhiễu riêng.
Ưu điểm phủ đồng : không đáng kể đối với mạch 1, 2 mặt. Đôi khi phủ đồng GND còn gây nhiễu mạnh hơn không phủ gì cả. Chẳng qua nhiều người thiết kế xứ này (và cả xứ tàu) học nhau theo kiểu truyền miệng chứ không đọc tài liệu chuyên ngành, ít đào sâu suy nghĩ ... nên nghĩ rằng cứ phủ đồng là tốt.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtTheo nhiều tài liệu của IPC - Association Connecting Electronics Industries, mạch 1 mặt hoặc 2 mặt thì phủ đồng, dù là GND hay VCC hay cái gì đi nữa thì cũng không có tác dụng chống nhiễu. Phủ đồng chỉ có tác dụng chống nhiễu đối với mạch nhiều lớp, và chỉ có tác dụng trong phạm vi nhất định đối với người thiết kế có kinh nghiệm. Thông thường mạch 4 lớp thì có riêng 1 lớp cho GND, 1 lớp cho VCC và 2 lớp cho dây tín hiệu.
Có một số nguyên tắc vẽ mạch chống nhiễu : đi dây công suất xa dây tín hiệu, đi dây analog và digital riêng, sợi dây gây nhiễu nên đi cách càng xa dây nhạy cảm càng tốt hoặc nếu phải gần nhau thì nên vuông góc ... Cái tốt nhất là nối dây GND theo kiểu hình sao, tất cả chụm về một đầu chung, có lọc nhiễu riêng.
Ưu điểm phủ đồng : không đáng kể đối với mạch 1, 2 mặt. Đôi khi phủ đồng GND còn gây nhiễu mạnh hơn không phủ gì cả. Chẳng qua nhiều người thiết kế xứ này (và cả xứ tàu) học nhau theo kiểu truyền miệng chứ không đọc tài liệu chuyên ngành, ít đào sâu suy nghĩ ... nên nghĩ rằng cứ phủ đồng là tốt.
Nó nói đa phần cần phủ GND, nhưng xem hầu hêt các mạch của Tây và Tàu thì nó ko phủ mà chỉ đi dây GND to lên. mà nó chạy rất OK.Never forget who you are!
Comment
-
sao em thấy bác quấn sơ cấp khá ít nhỉ? có 12 vòng sơ cấp, với áp 250vac, nửa cầu thì Vin max 175vdc, thì 12 vòng có quá ít không? mà với lại chất liệu N27 ( em nghĩ bax của tg1000 cũng là loại tương đương) nếu chạy 100khz nếu lấy Bmax cao ( thường người ta hay lấy chừng 500-1000g) thì dễ bão hòa hoặc là rất nóng, nếu lấy Bmax thấp thì số vòng sơ cấp sẽ tăng lên.
em hóng bác làm, bác chia sẻ tính toán và thực nghiệm cho em nghiên cứu với. em thì ôm mộng to lắm, em muốn làm một cái inv dùng ee65 chất liệu 3c85 chạy 12v,tần thì tầm 46khz thôi.
còn đang nghiên cứu vụ làm nguồn nửa cầu giống bác nhưng em tính dùng nguồn tổ ong phát xung, nay có bác làm dùng xuyến làm biến áp kích và lái fet thì hay quá, em tính dùng con ee70 ( có lẽ cũng 3c85)
sao bác không làm với igbt nhỉ? em nghĩ lái igbt nửa cầu với loại igbt dùng cho máy hàn hay mấy con fga25n120 cũng được.trong điều kiện khó khăn làm với tần thấp thấp chút cũng là hợp lý. bác cho em chuột bạch vớiLÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdcF:100Khz, Bmax: 1000G, Ac:2,25cm2, áp ra 30VDC, 12T sơ cấp mình tính toán chạy được với Vinmin 155VAC, khi ấy D=45%. Với 250VAC, thì D lúc đó ~26%, như thế OK???
BAX TG1000 thấy bác bocapchua nói là test chạy được ở 100Khz, bây giờ thử xem thế nào. Với tính toán của mình thì khi quấn sơ cấp 6T+6T: 0.4mmX4, thứ cấp 4T+4T: 0.3mmX25mm vừa đủ cái bobin.
Sơ cấp chia làm 2 cuộn nối tiếp, trong cùng và ngoài cùng, có thể quấn tới >20T vẫn còn chỗ, nhưng thứ cấp ko thể quấn nổi 5T+5T với cái băng đồng kia. Vậy nên lấy thứ cấp 4T+4T tính theo tỷ số ngược lại để ra sơ cấp và kiểm tra lại theo công thức của MOD DTTH, thấy ổn.
Nếu lõi EER42/20 của TG1000 chạy 100Khz mà nóng thì vẫn còn 1 lõi EER42/20 PC40 dự phòng, chạy 100Khz chắc ko vấn đề.
Cái xuyến driver ấy mới thử nghiệm thế thôi, chưa có lõi chuẩn, dùng bừa 1 cái lõi ferrite ở phần lọc nguồn ra của 1 con PSU, đường kính ngoài 16mm, tiết diện 0.5*0.3cm, quấn 20T. Thấy xung ko được đẹp lắm nhưng khóa áp âm nên cấp 120VDC vào mạch, soi sóng trên cực D và bên thứ cấp khá tốt, cả khi ko tải và có tải bên thứ cấp. Mai rảnh chụp lại ảnh cho anh em phân tích xem thế nào.
Em cũng thích cái dự án này của bác muốn làm theo để làm cái nguồn âm ly chạy nguồn đối xứng từ 30-50V công suất từ 300 - 800 VA chắc là phù hợp. Giá mà bác chia sẻ layout để chúng ta cùng làm thì hay biết mấy.
Em cũng đang làm theo layout của bọn tây có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với linh kiện tại VN nhưng hiện tại cũng đang mắc nhiều vấn đề. Em share ra đây layout rồi các bác cho ý kiến nên theo cái nào để rồi tập trung vào làm 1 cái thì em nghĩ hiệu quả hơn rất nhiều.
Đây là cái em DIY
https://photos.google.com/search/_tra_/photo/AF1QipN2ulA5GMD36S1UMKDXQcK4IYEBNgBOPq8-rMKD
và đây là layout của bọn tây.
https://photos.google.com/search/_tr...rGJ8GP5OW1yUqXMưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdcĐang hạ Bmax xuống để lõi mát hơn và phải quấn bằng dây bện.
Làm thử 1 phiên bản tương tự driver bằng ic IXDN404PI - peak 4A/chanel. BAK lấy trong nguồn viễn thông chạy gốc khoảng 60khz. LK và cấu trúc phần này tương tự như mạch nguồn gốc. Chạy mạch mới ở tần số 80khz, nhưng xung driver khá kém so với totem rời.
Túm lại là totem rời như trên có thể hoạt động rất tốt ở tần số 100khz.
Hình trên là gs, ds mos chạy totem rời.
[ATTACH]n1641730[/ATTACH]
Hình dưới là xung gs driver bằng ic, cả 2 dùng mos 2sk2837, rg 4r7. Khi BAK quấn vừa đủ số vòng thì phần vồng lên ở nửa đỉnh trên/trước của xung kích khá lớn. Khi quấn dư điện cảm BAK thì đỉnh xung sẽ bằng phẳng hơn như ở hình trên.
[ATTACH]n1641731[/ATTACH]
không liên quan nhưng cảm ơn bác rất nhiều! nhờ có thực nghiệm của bác mà em hiểu lý do của cái máy hàn rồi.hehe
máy hàn em kích bằng biến áp kích.
P/S: bác có làm thương mại không? nếu không làm thương mại cho em làm chuột bạch với! nếu làm thương mại thì không dám xin bác,LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.
Comment
-
Đây là layout mạch của em ở file PDF. Bác nào chuột bạch cùng em cho vui.
https://googledrive.com/host/0B9wZVR...G9ROGV3YXV3OEk
https://drive.google.com/file/d/0B9w...ew?usp=sharing
Đây là sơ đồ
Và em đang test.
mời các bác chém.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,
- 2 yêu thích
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdcNguồn cho amply ko cần. Đơn giản và hiệu quả hơn. IR 2153 tích hợp driver ls/hs. Nhưng nên thêm 1 cuộn aux cấp cho vcc ic sẽ ổn định hơn khi tải lớn, hoặc khi chạy cs lớn
Tăng tụ lọc lên bạn.
Bác gãi đúng chỗ ngứa của em đó, cái chỗ mà em đau đầu và đốt FET vì nó rồi đó. Nguyên nhân là con điện trở 47k/2w sốt cao quá sau 2h chạy liên tục với tải là đèn 200W/220v (như hình) thì mấy cái vòng màu thành màu nâu hết rồi, ko sờ tay vào được, nhưng ko thấy khói.Nếu có quạt thổi thì nó vẫn cứ chạy mà chả biết bao giờ chết. Em đã thay bằng 47k/5w thì không cần quạt nhưng vẫn bị sốt cao.
Em đã sỏ vài vòng vào BAX 1 cuộn aux, nắn 1/2 kỳ, lọc rồi đưa về Vcc của IC thì nổ banh xác con IC với lại cặp Fet. Không biết có phải do em không quan tâm đến pha của cuộn dây nên mới thế hay ko nhưng giờ không dám thử lại nữa.
Cuối cùng em đã dùng cục biến áp thường của adapteur 220/12v nắn lọc ổn áp 7812, nhổ 47k ra rồi cấp Vcc cho IC thì chạy ngon. Đo thông số là 11,4v/7,6mA. Cách này trông mạch xấu nhất nhưng có lẽ là hiệu quả nhất.
Em cũng đã thử cả mạch Buck dùng Viper22a để giảm từ 300VDC-12VDC nhưng bị "nấc" đèn sáng như đèn nhấp nháy .
Mạch ổn áp dùng BJT thì BJT sốt hơn cả R5W
Các bác có giải pháp nào hay hơn ko thì chỉ giáo cho em với.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
-
bởi namlangnhoXin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 00:12 -
-
bởi Manh.n.trCác bác cho em hỏi cách điều chế xung răng cưa sang xung vuông với ạ. Em đang thấy khó ạ...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
13-12-2024, 20:46 -
-
Trả lời cho hỏi về thiết kế mạch tuần tự trên proteusbởi Hatruong1309
-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
-
bởi Hatruong1309Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
Comment