Thông báo

Collapse
No announcement yet.

DIY - PSU - NGuồn thí nghiệm 0 - 50V/ 5A

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • DIY - PSU - NGuồn thí nghiệm 0 - 50V/ 5A

    Quá trình học tập, làm việc nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm không thể thiếu được Nguồn trong các bài thí nghiệm hay hiệu chỉnh.
    Trên thị trường có rất nhiều loại nguồn thí nghiệm ( bench top ) được bán thương mại ... bạn có thể bỏ ra 1 vài triệu đồng để có một bộ nguồn thí nghiệm này ... nhưng chưa chắc đã hài lòng vì không đạt yêu cầu ở các bài toán cụ thể.
    Nhiều năm trước, dựa trên nhu cầu, yếu tố này thấy rất cần thiết phải có một bộ nguồn tốt, dải rộng đáp ứng cho các mục đích thử nghiệm khác nhau, với những gì đã trải qua mình nhận thấy được sự quan trọng của nguồn tuyến tính khi sử dụng trong các thí nghiệm.
    Để phục vụ cho các thí nghiệm bên viễn thông, cao tần, đòi hỏi phải có bộ nguồn tốt và đảm bảo. Đôi khi bạn sẽ không thể sử dụng được các bộ nguồn xung, boost để làm các công việc này ở mức độ nhạy cảm và ngặt nghèo ... đó là lý do tại sao lại xây dựng bộ nguồn trên các biến áp và mạch ổn áp tuyến tính truyền thống.

    Về đặc điểm, nguồn kiểu này cồng kềnh, nặng nề và có hiệu suất thấp hơn nguồn xung , có độ tiêu hao năng lượng lớn, tản nhiệt lớn ( khi tải dòng cao ) nhưng phải lấy kết quả cuối cùng của nó để đánh giá ... đó là chất lượng tốt.

    - Một số nguồn thương mại có dải hẹp ( 0 -30V ) sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho các thử nghiệm nhỏ trong công nghiệp, viên thông ở 36V hay 48V. Đó cũng là lý do để xây dựng bộ nguồn 0 - 50V

    - Đặc trưng của bộ nguồn thí nghiệm :
    + Khả năng điều chỉnh áp ổn định ( 0 - 50VDC ) ( dải điện áp ở mức độ an toàn, không lo điện giật )
    + Dòng cấp tải lớn ( phụ thuộc vào dòng ra của biến áp, hệ thống transistor công suất + tản nhiệt )
    + Khả năng điều chỉnh giới hạn dòng tải ( Current Limit )
    + Chống chập mạch ( đoản mạch ) tùy theo điều chỉnh và giới hạn chung ( maximum)
    + Đầu ra tín hiệu DC sạch, khả năng chống chọi nhiễu xung, nhiễu cao tần trên đường nguồn tốt.

    - Sau công tác tư tưởng là bắt tay thực hiện : Bộ nguồn được tận dụng hầu hết các nguyên vật liệu có sẵn trong kho đồ cũ nhà mình. Biến áp được tháo từ cái amply, có điện áp đầu ra 42 - 45V dòng cỡ 7A được nắn lọc bởi cầu đi ốt 10A cỡ lớn + tụ lọc Rubycon 10.000uF đảm bảo khả năng cấp điện với năng lượng cao khi tải lớn. Hai bóng SANKEN C2922 + tản nhiệt cỡ lớn ( cũng tháo từ cái ampli cũ ) gánh công suất đầu ra . Lưu ý là nguồn tuyến tính nên bạn cần phải thiết kế tản nhiệt tốt và lớn ... bởi khi có tải lớn nó tỏa nhiệt rất dữ tợn

    Khi thiết kế mình đã chọn những linh kiện rất cơ bản, sẵn có. Mạch điện cơ bản lấy IC ổn áp LM723 làm chủ đạo, tương tự như một số cách thiết kế truyền thống ( có thêm là hệ thống hiển thị dòng, áp điện tử ... bảo vệ bằng MCU mà thôi ).

    - Nếu không thể kiếm ( mua được nguồn, sò công suất ) bạn cũng có thể dùng các cặp sò công suất sẵn có như 2N3055 , TIP142, D817 .v.v

    - Vỏ thùng được tận dụng từ một bộ sạc của thiết bị bộ đàm Yaesu. Bạn có thể sử dụng thùng gỗ, thùng sắt ..v.v mà bạn có thể có .
    ( Lưu ý khi bắt cái màn hình LCD 16 x2 nên nhẹ tay với nó ... hăng hái vặn mạnh tay quá nó vỡ thì uổng )

    - Đây là sơ đồ do mình vẽ thiết kế :

    Mạch sử dụng hầu hết các linh kiện cơ bản, mình có sẵn PIC16F876A nên làm luôn cho tiện. Đi ốt D5, D6, D7 có thể thay 3 con này bằng đi ốt ổn áp 36V. Ngoại trừ các điện trở công suất 5W thì còn lại đều dùng trở dán phổ thông 1206 . Nói chung mạch không có gì phức tạp.

    ( Còn nữa ... !!! )
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

  • #2
    hay đấy làm thử cái cho ae " xem " thế nào

    Comment


    • #3
      Định bụng lấy cái máy ảnh ra chụp review DIY nhưng mấy đứa quỉ sứ ở nhà nó lôi đi đâu mất ... lấy tạm cái điện thoại cùi bắp chụp lên vậy !

      - Đây là Cầu đi ốt nắn nguồn và tụ lọc : Để ý cái cầu đi ốt lắp miếng nhôm tản nhiệt cạnh tụ cao to 10.000uF làm nhiệm vụ nắn lọc ra 60VDC ... bên cạnh đó là một tụ + cầu đi ốt nhỏ hơn lấy ra điện áp 12VDC ( một cuộn nhỏ từ biến áp ) làm nhiệm vụ cấp nguồn cho khối MCU + LCD

      Bo mạch chính bộ nguồn : ( Transitor đệm TIP42 tuy nhiệt lượng tỏa ra không nhiều ... nhưng sẵn cái tản nhiệt ... bắt nó vào cho hoành tráng


      - Cận cảnh cặp sò công suất ( Được lắp trên tản nhiệt lớn - Khi làm việc có tải > 2A nó tỏa nhiệt rất dữ !!! )


      - Khối MCU ( PIC16F876A và LCD 16x 2 để hiển thị - hình chụp bên trong ) ( dây dợ hơi lằng nhằng vì chưa buộc gọn lại )


      - Tổng thể sơ bộ bên trong !!! ( Nhìn rõ tác phẩm cái biến áp có cả " tên tác giả " ( mình tự quấn đầu năm 2011 - lúc đó DIY cái Amply ) , bo mạch chính và 2 sò công suất lắp trên tản nhiệt cỡ lớn, đám dây nhợ lằng nhằng về sau đã được buộc lại gọn gàng ).


      - Chuẩn bị vỏ thùng và đóng nắp quan tài


      - Và Cuối cùng ... Kết quả đã hoàn thành ( Bên trái là công tắc nguồn điện chính, núm vặn điều chỉnh Current Limit , đèn báo áp, cảnh báo sự cố ... bên phải là núm điều chỉnh điện áp ra cùng 2 cọc lấy áp . Chính giữa là màn hình LCD hiển thị Áp, dòng và thông tin cần thiết .)


      ( Còn nữa .... )
      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

      Comment


      • #4
        - Đây là tất cả : (file mạch in PDF, file mạch in Protel altium ( tôi không có ORCAD nên đừng hỏi orcad nhé ), file firmware cho PIC16F876A ( file này có password : xem nick ))
        pcb_pdf.zip
        - Chốt : Không sử dụng trong thương mại !

        HẾT !

        - Bác nào quá trình DIY có thắc mắc thì có thể thảo luận tại đây. Chuyên gia nào có phân tích thấy khuyết điểm, ý tưởng bổ sung thì góp ý để hoàn thiện hơn.
        Chuyên gia nào chuyên spam, lượn khượn đề nghị cần nghiêm túc ... không nghiêm tống cổ đuổi ra ngoài !

        Chúc vui !
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #5
          Có thể chế tạo bộ nguồn thấp áp hơn ( 0 - 30V ) dòng 2 -3A bằng cách sử dụng biến áp nhỏ hơn, có thể bỏ bớt 1 sò công suất để tiết kiệm.
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #6
            Với 1 số người không có sẵn PIC, muốn sử dụng các loại vi điều khiển khác thì cũng rất đơn giản dựa trên nguyên lý làm việc của mạch điện . Công việc đơn giản là đọc ADC và hiển thị lên màn hình LCD .

            - Với ADC 10 bit : giá trị Ampe/100 sẽ có Ampe_value = ADC_read * 2,07 .
            Volt_value = 0,7669 * ADC_read + 6
            Sở di tại sao như vậy ( nếu đã học lý thuyết mạch, là một kỹ sư thì mấy cái công thức, tính toán giá trị tương đối từng phần tử trong mạch này là chuyện không quá khó )

            --- Tại sao lại là Ampe/100 mà không phải là đơn vị Ampe truyền thống ??? Cái này thì phụ thuộc vào kỹ năng lập trình của mỗi người, đơn giản nếu bạn hiển thị một giá trị VD : 3,12A lên LCD sẽ khó khăn do phải hiển thị số thập phân ... hãy nhân nó với 100 hiển thị như là bạn hiển thị số nguyên và đính thêm dấu chấm vào giữa chúng mà thôi .
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment


            • #7
              OK. sẽ làm cái mạch như của bác cho. đang cần làm một mạch thí nghiệm

              Comment


              • #8
                Nếu quấn biến áp mới thì nên làm nhiều mức điện áp để sò đỡ nóng. Em cũng đang tính làm 1 cái nhưng chỉnh bằng biến trở + đồng hồ số chứ không dùng VĐK.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Nếu quấn biến áp mới thì nên làm nhiều mức điện áp để sò đỡ nóng. Em cũng đang tính làm 1 cái nhưng chỉnh bằng biến trở + đồng hồ số chứ không dùng VĐK.
                  Ý tưởng này của bác rất hợp với cái mà tôi đã thực hiện: Cũng giống na ná như cái project này của MOD đã giới thiệu. Nhưng tôi sử dụng một cái switch (chuyển mạch kép) cho 2 phần mạch của tôi:
                  - 1. Phần chuyển mạch phía các đầu ra của thứ cấp biến áp nguồn (ví dụ: 0 - 9 - 15 -18 -22 - 28V)
                  - 2. Phần chuyển mạch cho các điện trở phân áp của LM317; ở đây tôi sử dụng LM317 rồi "turbo" dòng/công suất ra qua các cặp power transistor nằm trên phiến tản nhiệt.
                  Kết quả; tổn hao nhiệt giảm rất nhiều (tôi chỉ sử dụng các tản nhiệt của chip CPU máy tính - PC) mà có vẻ vẫn ổn. tất nhiên là chưa có dịp thử "căng" tải.
                  Chỉ có điều là dây nhợ đấu đá hơi lằng nhằng (vì chuyển mạch kép). Nhưng điều quan trọng là bớt được khá nhiều tổn hao nhiệt.

                  Khi nào có dịp dọn dẹp lại "nội thất" cái DIY-PSU của tôi cho gọn gàng thì sẽ xin phép post cái ảnh cùi lên show hàng cho em nó. (để lâu quá ở gầm bàn nên nó không được "vệ sinh" cho lắm

                  Comment


                  • #10
                    bạn nào hiểu sơ đồ này nói rõ cho mình dc không?? thế vào qua những cái gì ?? chức năng từng linh kiện dc không??
                    nếu làm chuyển mạch như thuaimi thì sơ đồ ntn bác?? cho mình được không??
                    ps: không phải dân chuyên ngành nên mò mẫm
                    Last edited by lyxa_bk; 18-08-2014, 16:22.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi lyxa_bk Xem bài viết
                      bạn nào hiểu sơ đồ này nói rõ cho mình dc không?? thế vào qua những cái gì ?? chức năng từng linh kiện dc không??
                      nếu làm chuyển mạch như thuaimi thì sơ đồ ntn bác?? cho mình được không??
                      Nói là sơ đồ thì nó phức tạp quá. Thực ra là từ ý tưởng đó rồi đưa ra lắp luôn thôi. Mục tiêu là gì? Ta đều biết rằng cái "tổn hao" nhiệt trên cái transistor công suất (cấp dòng ra tải) kia nó liên quan rất nhiều đến sự chênh lệch điện áp vào/ra (input/output) của mạch. Ví dụ ta chỉ cần lấy ra điện áp = 5V, nhưng nếu cái mạch chỉnh lưu+tụ lọc bên phía thứ cấp của biến áp luôn luôn "tống" ra 60V chẳng hạn, và trong trường hợp dòng ra ở mức tương đối lớn (ví dụ = 1A) --> transistor phải nuốt hết phần công suất đó ---> nóng lắm
                      Vì vậy tôi dùng cái chuyển mạch "kép" đó để đồng thời tăng/giảm THÔ (COARSE) mức điện áp tương đối giữa phần cấp vào/ra của mạch ổn áp tuyến tính (trong trường hợp này tôi dùng LM317- sẽ thay đổi đồng thời cái chuỗi điện trở phân áp cho LM317 / tương ứng với các mức điện áp cấp vào cho nó). Sao cho điện áp vào/ra (sau ổn áp) chỉ chênh nhau trong khoảng 3-5V mà thôi. Còn lại khi điều chỉnh TINH (FINE) thì vẫn sẽ dùng 1 cái chiết áp nho nhỏ (gắn cùng chuỗi phân áp của LM317) để điều chỉnh phụ thêm.

                      Cái này giống như bác nào đã từng dùng các máy radio cổ xưa khi dò sóng thu đài thì thường có núm TUNING và thêm 1 cái FINE TUNING nữa thôi. Bắt được đài rồi nhưng chưa ngon thì vần thêm em Fine Tuning nữa cho nó mượt...

                      Phần hiển thị dòng/áp ra tải thì tôi chế cháo = mì ăn liền lấy trên google dùng LCD và 1 em PIC gì đó (đã có nhiều bài trao đổi trên này, ví dụ như ở đây:

                      http://www.dientuvietnam.net/forums/...ng-vdk-175820/

                      ... đầy đủ code, sơ đồ, mạch mẫu. hoặc nếu lười thì mua luôn 1 board hiển thị dòng/áp của Khựa bây giờ có sẵn và rất rẻ. Vậy thôi. Hy vọng cách giải thích đó là hữu ích cho bác.
                      Thân ái.
                      Last edited by thuaimi; 18-08-2014, 16:56.

                      Comment


                      • #12
                        hiểu thêm được vấn đề. hỏi thì hỏi luôn : bác nào rành phân tích cho mình cái cụm LM723 hoạt động như thế nào không?? vào ra thế nào. ổn định thế nào?? các chân nhiệm vụ ra làm sao ạ??chân cảng thấy nối loạn si ngậu lên ( từ lúc điện áp vào tới lúc ra) đang cần làm cái như thế này

                        Comment


                        • #13
                          Muốn vậy, bác lấy cái datasheet của LM723, và các AN (application Note) của nó về nghiên cứu đã nhé. Giải thích chi tiết hết ở đây e rằng khó (nếu bác chưa ngó qua cái datasheet của nó...

                          Nếu "dị ứng" với tiếng Anh, thì bác đọc qua trước (tham khảo) ở đây:

                          http://www.phuclanshop.com/TraoDoiHo...aspx?NewsId=67

                          Thân ái,

                          Comment


                          • #14
                            thank bak rất nhiều. có gì mình vào đây hỏi tiếp các b

                            Comment


                            • #15
                              bạn nào cho mình hỏi là cái đám D5 D6 D7 là để làm gì vậy??
                              với lại mình thấy sơ đồ bác queduong cho nhầm chân 10 với chân 11 . mình nghĩ là phải cho nguồn vào chân 11 lấy ra trên chân 10 chứ sao lại cho vào chân 10 lấy ra chân 11??

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              queduong Tìm hiểu thêm về queduong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X