Quá trình học tập, làm việc nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm không thể thiếu được Nguồn trong các bài thí nghiệm hay hiệu chỉnh.
Trên thị trường có rất nhiều loại nguồn thí nghiệm ( bench top ) được bán thương mại ... bạn có thể bỏ ra 1 vài triệu đồng để có một bộ nguồn thí nghiệm này ... nhưng chưa chắc đã hài lòng vì không đạt yêu cầu ở các bài toán cụ thể.
Nhiều năm trước, dựa trên nhu cầu, yếu tố này thấy rất cần thiết phải có một bộ nguồn tốt, dải rộng đáp ứng cho các mục đích thử nghiệm khác nhau, với những gì đã trải qua mình nhận thấy được sự quan trọng của nguồn tuyến tính khi sử dụng trong các thí nghiệm.
Để phục vụ cho các thí nghiệm bên viễn thông, cao tần, đòi hỏi phải có bộ nguồn tốt và đảm bảo. Đôi khi bạn sẽ không thể sử dụng được các bộ nguồn xung, boost để làm các công việc này ở mức độ nhạy cảm và ngặt nghèo ... đó là lý do tại sao lại xây dựng bộ nguồn trên các biến áp và mạch ổn áp tuyến tính truyền thống.
Về đặc điểm, nguồn kiểu này cồng kềnh, nặng nề và có hiệu suất thấp hơn nguồn xung , có độ tiêu hao năng lượng lớn, tản nhiệt lớn ( khi tải dòng cao ) nhưng phải lấy kết quả cuối cùng của nó để đánh giá ... đó là chất lượng tốt.
- Một số nguồn thương mại có dải hẹp ( 0 -30V ) sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho các thử nghiệm nhỏ trong công nghiệp, viên thông ở 36V hay 48V. Đó cũng là lý do để xây dựng bộ nguồn 0 - 50V
- Đặc trưng của bộ nguồn thí nghiệm :
+ Khả năng điều chỉnh áp ổn định ( 0 - 50VDC ) ( dải điện áp ở mức độ an toàn, không lo điện giật )
+ Dòng cấp tải lớn ( phụ thuộc vào dòng ra của biến áp, hệ thống transistor công suất + tản nhiệt )
+ Khả năng điều chỉnh giới hạn dòng tải ( Current Limit )
+ Chống chập mạch ( đoản mạch ) tùy theo điều chỉnh và giới hạn chung ( maximum)
+ Đầu ra tín hiệu DC sạch, khả năng chống chọi nhiễu xung, nhiễu cao tần trên đường nguồn tốt.
- Sau công tác tư tưởng là bắt tay thực hiện : Bộ nguồn được tận dụng hầu hết các nguyên vật liệu có sẵn trong kho đồ cũ nhà mình. Biến áp được tháo từ cái amply, có điện áp đầu ra 42 - 45V dòng cỡ 7A được nắn lọc bởi cầu đi ốt 10A cỡ lớn + tụ lọc Rubycon 10.000uF đảm bảo khả năng cấp điện với năng lượng cao khi tải lớn. Hai bóng SANKEN C2922 + tản nhiệt cỡ lớn ( cũng tháo từ cái ampli cũ ) gánh công suất đầu ra . Lưu ý là nguồn tuyến tính nên bạn cần phải thiết kế tản nhiệt tốt và lớn ... bởi khi có tải lớn nó tỏa nhiệt rất dữ tợn
Khi thiết kế mình đã chọn những linh kiện rất cơ bản, sẵn có. Mạch điện cơ bản lấy IC ổn áp LM723 làm chủ đạo, tương tự như một số cách thiết kế truyền thống ( có thêm là hệ thống hiển thị dòng, áp điện tử ... bảo vệ bằng MCU mà thôi ).
- Nếu không thể kiếm ( mua được nguồn, sò công suất ) bạn cũng có thể dùng các cặp sò công suất sẵn có như 2N3055 , TIP142, D817 .v.v
- Vỏ thùng được tận dụng từ một bộ sạc của thiết bị bộ đàm Yaesu. Bạn có thể sử dụng thùng gỗ, thùng sắt ..v.v mà bạn có thể có .
( Lưu ý khi bắt cái màn hình LCD 16 x2 nên nhẹ tay với nó ... hăng hái vặn mạnh tay quá nó vỡ thì uổng )
- Đây là sơ đồ do mình vẽ thiết kế :
Mạch sử dụng hầu hết các linh kiện cơ bản, mình có sẵn PIC16F876A nên làm luôn cho tiện. Đi ốt D5, D6, D7 có thể thay 3 con này bằng đi ốt ổn áp 36V. Ngoại trừ các điện trở công suất 5W thì còn lại đều dùng trở dán phổ thông 1206 . Nói chung mạch không có gì phức tạp.
( Còn nữa ... !!! )
Trên thị trường có rất nhiều loại nguồn thí nghiệm ( bench top ) được bán thương mại ... bạn có thể bỏ ra 1 vài triệu đồng để có một bộ nguồn thí nghiệm này ... nhưng chưa chắc đã hài lòng vì không đạt yêu cầu ở các bài toán cụ thể.
Nhiều năm trước, dựa trên nhu cầu, yếu tố này thấy rất cần thiết phải có một bộ nguồn tốt, dải rộng đáp ứng cho các mục đích thử nghiệm khác nhau, với những gì đã trải qua mình nhận thấy được sự quan trọng của nguồn tuyến tính khi sử dụng trong các thí nghiệm.
Để phục vụ cho các thí nghiệm bên viễn thông, cao tần, đòi hỏi phải có bộ nguồn tốt và đảm bảo. Đôi khi bạn sẽ không thể sử dụng được các bộ nguồn xung, boost để làm các công việc này ở mức độ nhạy cảm và ngặt nghèo ... đó là lý do tại sao lại xây dựng bộ nguồn trên các biến áp và mạch ổn áp tuyến tính truyền thống.
Về đặc điểm, nguồn kiểu này cồng kềnh, nặng nề và có hiệu suất thấp hơn nguồn xung , có độ tiêu hao năng lượng lớn, tản nhiệt lớn ( khi tải dòng cao ) nhưng phải lấy kết quả cuối cùng của nó để đánh giá ... đó là chất lượng tốt.
- Một số nguồn thương mại có dải hẹp ( 0 -30V ) sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho các thử nghiệm nhỏ trong công nghiệp, viên thông ở 36V hay 48V. Đó cũng là lý do để xây dựng bộ nguồn 0 - 50V
- Đặc trưng của bộ nguồn thí nghiệm :
+ Khả năng điều chỉnh áp ổn định ( 0 - 50VDC ) ( dải điện áp ở mức độ an toàn, không lo điện giật )
+ Dòng cấp tải lớn ( phụ thuộc vào dòng ra của biến áp, hệ thống transistor công suất + tản nhiệt )
+ Khả năng điều chỉnh giới hạn dòng tải ( Current Limit )
+ Chống chập mạch ( đoản mạch ) tùy theo điều chỉnh và giới hạn chung ( maximum)
+ Đầu ra tín hiệu DC sạch, khả năng chống chọi nhiễu xung, nhiễu cao tần trên đường nguồn tốt.
- Sau công tác tư tưởng là bắt tay thực hiện : Bộ nguồn được tận dụng hầu hết các nguyên vật liệu có sẵn trong kho đồ cũ nhà mình. Biến áp được tháo từ cái amply, có điện áp đầu ra 42 - 45V dòng cỡ 7A được nắn lọc bởi cầu đi ốt 10A cỡ lớn + tụ lọc Rubycon 10.000uF đảm bảo khả năng cấp điện với năng lượng cao khi tải lớn. Hai bóng SANKEN C2922 + tản nhiệt cỡ lớn ( cũng tháo từ cái ampli cũ ) gánh công suất đầu ra . Lưu ý là nguồn tuyến tính nên bạn cần phải thiết kế tản nhiệt tốt và lớn ... bởi khi có tải lớn nó tỏa nhiệt rất dữ tợn
Khi thiết kế mình đã chọn những linh kiện rất cơ bản, sẵn có. Mạch điện cơ bản lấy IC ổn áp LM723 làm chủ đạo, tương tự như một số cách thiết kế truyền thống ( có thêm là hệ thống hiển thị dòng, áp điện tử ... bảo vệ bằng MCU mà thôi ).
- Nếu không thể kiếm ( mua được nguồn, sò công suất ) bạn cũng có thể dùng các cặp sò công suất sẵn có như 2N3055 , TIP142, D817 .v.v
- Vỏ thùng được tận dụng từ một bộ sạc của thiết bị bộ đàm Yaesu. Bạn có thể sử dụng thùng gỗ, thùng sắt ..v.v mà bạn có thể có .
( Lưu ý khi bắt cái màn hình LCD 16 x2 nên nhẹ tay với nó ... hăng hái vặn mạnh tay quá nó vỡ thì uổng )
- Đây là sơ đồ do mình vẽ thiết kế :
Mạch sử dụng hầu hết các linh kiện cơ bản, mình có sẵn PIC16F876A nên làm luôn cho tiện. Đi ốt D5, D6, D7 có thể thay 3 con này bằng đi ốt ổn áp 36V. Ngoại trừ các điện trở công suất 5W thì còn lại đều dùng trở dán phổ thông 1206 . Nói chung mạch không có gì phức tạp.
( Còn nữa ... !!! )
Comment