Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất
Đuôi P là chân mạ hợp kim thiếc - chì. Đuôi PN chỉ thiếc không chì. Mà thực ra 2 câu hỏi cuối của bạn đều có thể tự trả lời bằng cách đọc datasheet kỹ một chút.
E dùng Zenner P6KE200A & RS1M làm snubber có tốt hơn snubber bằng tụ & trở không a?
E dùng EE10 chạy vs tải 5W để mấy ngày liền vẫn ok, ( EE10 cảm sơ cấp gần 4mH , tỉ lệ 145:18 ).
Cũng mạch đó e thay EE16 ( cảm sơ cấp 0.9mH, tỉ lệ 90:11) chạy ok nhưng BA nó nóng hơn con EE10 (cùng tải 5W)
không hiểu vì sao
Vấn đề nguồn xung cho tới nay vẫn làm đau đầu khá nhiều người làm điện tử. Tay mơ thì không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, tối ưu ra sao. Chuyên nghiệp thì làm cái lớn, bộ nguồn nhỏ dưới 10W thường ít để tâm và bỏ công làm; khi cần mới thấy ... thiếu.
Bqv xin phép chia xẻ tới các thành viên diễn đàn một thiết kế hoàn chỉnh, đơn giản và hữu dụng. Thiết kế này bqv đã sử dụng nhiều năm trên thực tế và gọt dũa vài lần, thành viên diễn đàn có thể dùng ngay mà không phải lo làm chuột bạch.
Hoàn chỉnh
- Điện áp đầu ra 5V, có thể thay đổi trong dải 3-12V chỉ bằng cách thay đổi điện áp của zener đầu ra, mạch còn lại vẫn giữ nguyên.
- Áp ra khá "sạch", đưa trực tiếp vào vi điều khiển được ngay vì đã có khâu lọc phụ, lọc sạch gai điện áp đặc trưng của flyback.
- Công suất đạt từ 2 tới 10W, tương ứng TNY253 tới TNY255;
- Cùng một thiết kế chạy được cả cả TNY25x (TinySwitch đời đầu) lẫn TNY26x (TinySwitch II), rất linh hoạt
- Đầy đủ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ mạch in ... theo đúng tinh thần mã nguồn mở của GNU/Linux.
- Thiết kế trên nền phần mềm KiCAD, đây là phần mềm tự do & mã nguồn mở, chạy trên cả Linux, MacOS, Windows và Unix
Đơn giản
- Sử dụng rất ít linh kiện, số lượng linh kiện chỉ bằng 1/2 so với cách dùng linh kiện UC384x; người ít kinh nghiệm điện tử cũng có thể lắp được ngay lần đầu trong khi gần như chắc chắn thất bại với thiết kế UC384x.
- Sử dụng biến áp đơn giản, chỉ cần 2 cuộn dây sơ cấp & thứ cấp, không cần cuộn phụ; đơn giản nếu muốn tự quấn biến áp, đơn giản khi dùng biến áp có sẵn vì dòng IC TNY... ít kén chọn biến áp.
- Mạch thực tế sử dụng biến áp bán sẵn trên thị trường, người ít kinh nghiệm không cần phải tự quấn
Rẻ
- Ít linh kiện
- Biến áp đơn giản, có thể chạy với biến áp quấn tay, biến áp xạc điện thoại di động, biến áp bán sẵn đủ loại
- Tỷ lệ sai hỏng thấp, khó nổ nếu lắp sai (chỉ đơn giản là không chạy)
Sơ đồ nguyên lý, chi tiết hơn nên xem file schema KiCAD
Mạch thực tế, thử với 2 tải 12R - công suất ra > 4W
Biến áp sử dụng trong thiết kế http://icvn.com.vn/s%E1%BA%A3n-ph%E1...ng-ee16-detail
Loại này có cuộn dây phụ, nhưng TNY25x không cần dùng đến. Nếu thiết kế với IC flyback thông thường (Viper, FSDM, TOP...) sẽ cần dùng tới cuộn này.
Lưu ý : một số thành viên phản ánh rằng không tải được tệp đính kèm. Bqv thử thì vẫn ổn, tuy nhiên nếu ai cảm thấy khó quá thì tải tệp đính kèm từ bài viết sau http://www.dientuvietnam.net/forums/...28#post1681928
hình như mạch trên hay mạch a Việt mới hoàn thiện sao này em không thấy cuộn cảm ở ngõ ra FB1 đâu hết nếu không có nó thì có sao không? Thank a Việt.
Thank bác BQVIET, em may mắn làm cái ăn ngay, thậm chí em ngược cuộn dây biến áp mà không cháy nổ gì cả, em cắt mạch đấu lại đã chạy. Đầu ra em để 5V, thử với tải trở 5.1R thấy chạy tốt, em chưa thử với IC số hay MCU.
Em đang hóng cái nguồn chạy biến áp EE19 của bác.
có chỗ nào bán TNY255 và LTV817 không các bác? mạch dùng tny255 được bao nhiêu W và lái được bao nhiêu led 1W? con cách ly quang LTV817 và TNY255 tháo máy thì nó có trong mạch máy nào anh em?
có chỗ nào bán TNY255 và LTV817 không các bác? mạch dùng tny255 được bao nhiêu W và lái được bao nhiêu led 1W? con cách ly quang LTV817 và TNY255 tháo máy thì nó có trong mạch máy nào anh em?
817 thì trong hầu hết nguồn xung đều có (nó có thể ký hiệu PC817 hoặc khác tùy theo hãng).
Bác bqviet ơi cho em hỏi với
em được giao làm một mạch thật AC DC từ nguồn xoay chiều 220V 50Hz về nguồn DC 27V và dòng phải là 2A.
Mạch có phản hồi
Em dùng mạch flyback có được không ạ, Bác cho em ý kiến với
Bác bqviet ơi cho em hỏi với
em được giao làm một mạch thật AC DC từ nguồn xoay chiều 220V 50Hz về nguồn DC 27V và dòng phải là 2A.
Mạch có phản hồi
Em dùng mạch flyback có được không ạ, Bác cho em ý kiến với
Được chứ. Mà nếu không làm flyback mà làm step down thì nó giật cho té khói
Nguồn ra 27VDC 2A làm bằng flyback là phù hợp bậc nhất. Tất nhiên phải dùng IC khác kiểu như TOP258, Viper53 hoặc KA0380 ... chứ TNY không đủ công suất. Các IC vừa đề cập nằm ngoài phạm vi của luồng này, cần mở luồng riêng để hỏi.
Lễ Hội Tuyết Sapporo – Điểm Đến Mùa Đông Không Thể Bỏ Lỡ
Lễ hội tuyết Sapporo, một trong những sự kiện mùa đông lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm tại Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản. Đây là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng các tác...
Gạch thông gió GreenTiles là một vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhờ vào khả năng thông gió tự nhiên và tính thẩm mỹ cao. Việc thi công gạch thông gió không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà còn cần sự nhanh chóng để đảm bảo tiến độ...
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Comment