Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vâng, em vừa mới nhận được đề tài thiết kế và đang tìm hướng giải quyết cảm ơn các bác nhé. Có gì khó em sẽ hỏi tiếp. )

    Comment


    • bác bqviet cho em hỏi chút là e làm mạch nguồn bằng TNY nhưng mạch bị nhập nháy với chu kì khoảng 2s khi em chạy tải rất nhẹ mà vẫn bị, e đọc datasheet thì biết TNY nó bị "auto-restart" chu kì 2,5s e kiểm tra thay opto, zener, đảo chiều các cuộn các kiểu mà vẫn không đc, bác làm ơn cho em hướng khắc phục với ạ, thank bác, đây là thiết kế của e, biến áp em dùng EE19 mua ở hoàng phát, chạy với Viper22A thì vô tư mà chạy TNY lại bị lỗi thế này.

      Comment


      • Khả năng cuộn thứ cấp ngược chiều, bộ nguồn trở thành forward converter chứ không phải flyback, nên nhấp nháy đầu ra.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • Nguyên văn bởi romeotak21 Xem bài viết
          bác bqviet cho em hỏi chút là e làm mạch nguồn bằng TNY nhưng mạch bị nhập nháy với chu kì khoảng 2s khi em chạy tải rất nhẹ mà vẫn bị, e đọc datasheet thì biết TNY nó bị "auto-restart" chu kì 2,5s e kiểm tra thay opto, zener, đảo chiều các cuộn các kiểu mà vẫn không đc, bác làm ơn cho em hướng khắc phục với ạ, thank bác, đây là thiết kế của e, biến áp em dùng EE19 mua ở hoàng phát, chạy với Viper22A thì vô tư mà chạy TNY lại bị lỗi thế này.
          Tôi thấy không có mạch hội tiếp bù trừ thành ra sẽ bị dao động. Anh vào thẳng web của hãng www.power.com rồi dùng PIexpert để thiết kế mạch flyback dùng TNY

          Comment


          • Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết

            Tôi thấy không có mạch hội tiếp bù trừ thành ra sẽ bị dao động. Anh vào thẳng web của hãng www.power.com rồi dùng PIexpert để thiết kế mạch flyback dùng TNY
            thank nhé, để mình thử coi sao

            Comment


            • Ai có mạch in, kèm linh kiện của mạch này cho mình xin với. Điện thoại mình k xem dc file trong này. Converter giùm sag .pdf giúp với ạ. Thanks

              Comment


              • Chào bác, em đã làm thành công mạch nguồn của bác. Tuy nhiên, do con tụ class y của em đểu quá, nên sờ vào nó giật tê tê, em đọc thì thấy bác có nói là con tụ đó để cho nhiễu quay về nguồn và an toàn. Vậy bác cho em hỏi cái nhiễu đấy có ảnh hưởng nhiều trong môi trường dân dụng không? Và cái an toàn là an toàn cho thiết bị hay cho người sử dụng ạ?
                Em đang định tháo con tụ đó ra để không bị giật nữa.

                Comment


                • Khi lắp tụ thì sờ đầu ra nguồn sẽ tê tê nhẹ. Đấy là bản chất linh kiện chứ không phải tại linh kiện kém. Tụ có khả năng "dẫn" điện xoay chiều, mấy thiết bị giá thấp của tàu đều dùng nguồn hạ áp trực tiếp bằng tụ.

                  Tác dụng của tụ
                  1. Chống nhiễu chạy ngược từ bộ nguồn về lưới. Cái nhiễu này nhỏ, hầu như không ảnh hưởng tới thiết bị khác. Theo quy chuẩn ngành điện thì cần chống, thực tế các thiết bị điện tử gia dụng cũng thường cắt hết phần lọc nhiễu này.

                  2. Chống điện áp cao quá giữa các cực của nguồn so với đất thật. Nếu không có tụ Y thì bộ nguồn vẫn chạy, điện áp đầu ra giữa 2 cực vẫn là điện áp thấp 5 - 15V gì đó, nhưng điện áp giữa cực ra và đất thật dưới chân có thể tới cả ngàn V. Bình thường trời ẩm thì không sao, nhưng khi trời hanh khô dễ bị. Người dùng sờ vào cực ra sẽ giật mạnh (không phải giật tê tê nhẹ như khi gắn tụ) một cái rồi ... thôi.

                  Tụ an toàn : là loại tụ Y cấu tạo đặc biệt để sao cho khi không may nó bị cháy, 2 cực của nó đứt rời khỏi nhau về mặt điện, tức là không dẫn điện. Tụ cao áp thông thường khi cháy có thể 2 cực đứt rời, nhưng thường là ngắn mạch chập vào nhau luôn. Tụ thông thường dùng nối giữa sơ cấp và thứ cấp khi hỏng sẽ dẫn điện lưới sang thẳng thứ cấp.

                  Nói ngắn gọn : tụ an toàn là loại tụ mà khi hỏng, nó hỏng theo cái cách an toàn để không gây hại phát sinh gì thêm nữa.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • Em cảm ơn bác.
                    Con tụ em nói chính là con tụ C3 -1nF/400V trong sơ đồ của bác.
                    - Về khả năng chống nhiễu như bác nói thì em sẽ bỏ qua con tụ này.
                    - Về sự an toàn, như bác nói thì con tụ này hỏng hoặc không lắp thì sẽ gây ra hiện tượng như nhau, em đã chót cắt tụ ra rồi sờ vào trước khi đọc được dòng này của bác : "Người dùng sờ vào cực ra sẽ giật mạnh (không phải giật tê tê nhẹ như khi gắn tụ) một cái rồi ... thôi".

                    "thực tế các thiết bị điện tử gia dụng cũng thường cắt hết phần lọc nhiễu này" - cái này là phần lọc đầu vào trước chỉnh lưu cao áp có đúng không ạ.

                    Vậy, nếu không thể cắt bỏ con tụ đó thì bác có thể cho em biết cách hạn chế tối đa việc giật tê tê đó không ạ?

                    Comment


                    • Giảm giá trị tụ này đi. Hiện đang dùng 1nF thì chuyển sang tụ 470pF (non nửa) hoặc thậm chí 330pF.

                      Nếu công suất ra nhỏ dưới 2W và khí hậu VN độ ẩm >80% thì tụ này là không cần thiết.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • Em cảm ơn bác,
                        Hiện tại em đã giảm tụ này xuống còn 100pF, hiện tượng giật đã giảm xuống và chấp nhận được ạ.

                        Comment


                        • Con tụ đó tác dụng chống nhiễu và "thoát mass" tránh lệch áp gây phóng điện, làm hỏng thiết bị thì đúng như bqviet đã nói.

                          Trong các mạch lọc có tụ người ta gọi là X, Y. Nông dân như mình thì hiểu là X thì dập nhiễu // kết hợp với cuộn cảm. Y thì thoát "mass", chống nhiễu xoay chiều, "chống lệch tĩnh điện" giữa 2 vế cách ly...

                          Để tránh giật mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả người lẫn thiết bị, thì như mấy cái mạch sạc. Người ta giảm tụ Y xuống tối thiểu - rất bé - với cả do mạch SW dùng f cao. Nhưng BAX có 1 băng đồng hở - mỏng - quấn giữa sơ - thứ và nối với 1 điểm bảo vệ tránh phóng điện. Trường hợp này thì nó sẽ nối với bên sơ cấp. Tác dụng cũng như 1 con tụ, nhưng an toàn hơn.

                          Nếu bạn tự quấn BAX thì nên làm theo cách mới kia.

                          Comment


                          • Chào mấy a, chuyện là e, dùng phần mềm của hảng PI thiết kế nguồn CC/CV dùng họ TOP, em có build ra schematic như vậy, không biết được phần CC trong mạch này hoạt động như nào. ai có thể chỉ giúp em với

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi MinhHoi0211 Xem bài viết
                              Chào mấy a, chuyện là e, dùng phần mềm của hảng PI thiết kế nguồn CC/CV dùng họ TOP, em có build ra schematic như vậy, không biết được phần CC trong mạch này hoạt động như nào. ai có thể chỉ giúp em với
                              Đây là nguồn ổn áp bình thường, chưa có tính năng ổn/hạn dòng.

                              Ngoài ra, mạch nguồn trong hình chạy TopSwitch, nằm ngoài phạm vi thảo luận của luồng này (TinySwitch).
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment


                              • Cảm ơn bác thanhfdc đã nhắc nhở.
                                Em đã thay bằng tụ cao áp bình thường với giá trị 100p, nhưng thật sự là em cũng lo lắng về sự an toàn, nếu có sự cố thì thật tai hại. Biến áp xung thì em mua sẵn. Chắc em cũng sẽ phải xem lại cách làm.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X