Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất
1. Kiểm tra xem phía sơ cấp có đúng là mắc vào cuộn sơ cấp hay mắc nhầm sang cuộn phụ. Mắc nhầm là nổ ngay.
2. Nếu phía sơ cấp mắc đúng, thử đổi chiều cuộn thứ cấp.
3. Nếu đã đúng cả, thử với TNY25x và TNY26x xem sao. Thị trường nhiều nơi bán TNY268 dởm.
Các bác cho em hỏi hiện giờ mua lõi ferrit EE13 hoặc 16 có khe hở ở tiệm nào?
Em search trên mạng bax loại nhỏ toàn là loại không có khe hở.
Em dùng làm cuộn feedback cho mạch tự dao động, chạy chế độ AC tần số 200-500kHz, ngoài lõi BAX thì có lõi xuyến nào thích hợp không?
Em thử lõi xuyến màu vàng nhưng có vẻ nó k0 chịu nổi >200kHz nó nóng khủng khiếp.
Lõi vàng (bột sắt) dùng cho cuộn lọc, cuộn chặn ... Cuộn phản hồi nếu dòng nhỏ thì dùng lõi xuyến ferrite, tháo ra từ chấn lưu điện tử đèn huỳnh quang hoặc chuôi bóng compact. Nếu muốn tự quấn từ đầu thì mua EE13 bán sẵn về lót lớp giấy tạo khe hở cũng được. Vì dùng làm cuộn phản hồi chứ không phải biến áp truyền năng lượng nên khe hở >< mài lõi không khác nhau là mấy.
Xin chào các bác .
Em cũng đang mày mò làm cái mạch sạc USB, xin hỏi các bác là nếu mình có một mạch sẵn mà giờ muốn làm mạch lại như thế nhưng đang vướng ở con biến áp xung. Cho mình hỏi mấy câu sau:
1. Con bax này là loại RM không biết nó có khác với loại EE mà các bác hay trao đổi không, chọn loại nào cho ra được đủ công suất ?
2. Từ các thông số của mạch(Vin 100vac, 0.5A ...Vout 5vdc,2.4A) có công thức để tính ra thông số cho bax hay không(số vòng, cỡ dây quấn ... ) không?
3. Với cuộn L1 có thể tính được giá trị của nó không chứ mình ko có máy đo nên không xác định được.
Em xin cảm ơn các bác, dưới là hình mạch và bax
Trả lời mấy câu hỏi cụ thể
1. EE là loại bình dân. RM là loại hơi cao cấp có trụ giữa tròn, dễ quấn và tiết kiệm dây. Nên chọn loại to một chút, ví dụ RM14 thừa hẳn để dễ cho người mới làm.
2. Có đầy đủ công thức và quy trình ở application note các hãng ST, Fairchild, Power ...
3. Cuộn dây L1 theo hình là mua sẵn, không cần phải tính. Thường lấy giá trị đâu đó 1 mH.
Trả lời ngoài lề
Người mới bắt đầu làm nguồn xung cần thử với loại dòng ra bé. Người ít kinh nghiệm hoàn toàn có thể làm nguồn ra 12W được ngay, nhưng đầu ra ví dụ 12V 1A. Bản chất nguồn xung flyback khó làm dòng ra lớn. Cũng 12W ra nhưng 5V 2,4A cầm chắc tèo ngay vài lần thử đầu tiên, và có thể chẳng bao giờ làm được.
Các thiết bị nhỏ kiểu như modem, router, đèn công suất nhỏ vốn chạy điện nguồn một chiều 9 - 12VDC, cá biệt có thể 19 hoặc 24VDC. Ắc-quy chì hoặc pin li-ion cũng là nguồn điện DC. Vậy suy ra cái cần làm là mạch chuyển đổi nguồn DC - DC converter để có mức điện áp phù hợp thiết bị nhỏ chứ mắc mớ gì phải nâng áp từ 12V lên 310VDC ?
Cái gọi là DC-UPS bqv đã viết vài (3 hoặc hơn) lần ở diễn đàn này. Làm theo đó là chạy được ngay, tự động chuyển từ điện lưới qua bình khi mát lưới, tự động chuyển về điện từ lưới khi có lưới đồng thời nạp bình ...
Tổng có 12 modem ở 7 tầng, mỗi tầng nhiều phòng, modem không ở cạnh nhau. Không thể làm 12 cái mạch hạ áp 9V và 12 cục pin + 12 mạch nạp pin để 12 góc khác nhau được nên 9Vdc-UPS là không khả thi.
Dạ chú làm 12 mạch tích điện gắn vào 12 mô đem cũng được ấy ạ. Còn Làm như ý của chú thì sẽ phải kéo đường dây điện riêng để cấp điện cho các mô đem khi mất điện ạ. Với 12 cái mô đem thì cần cấp 150w trở lên chú mua cái kích điện bán sẵn ấy có vài trăm thôi ạ...
Thiết bị không phải một chỗ mà còn dùng nhiều mức điện áp khác nhau: 9v, 12v, 24.
Ngoài ra tiện dùng để sạc luôn laptop, điện thoại nên duy nhất 1 mạch 310V là xong. Hơn nữa những thiết bị giá trị cao dùng qua adapter sẽ tăng độ an toàn.
mèomướp: Mong mọi người không bàn lùi, mạch kích bán sẵn hiệu suất quá thấp khi tải 5-20w, dòng không tải lớn.
Chú này đanh đá ghê ạ. Những mạch kích xung vuông và cả những mạch băm sin nữa bây giờ hiệu suất rất là cao ấy ạ. Gần như ko có ăn dòng khi ko tải đâu ạ. Chú thích thì cứ tự đi mà làm đi ạ nhưng thà rằng chú bảo là chú thích tự làm vì yêu khoa học chứ chú đổ lỗi cho mấy cái mạch bán sẵn ăn dòng là hơi oan...
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Dạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
Hay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
Comment