Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
    tks bác HTTTTH
    - Cái vụ kích có zero thì thấy mọi ng bỏ qua nhiều nên cũng muốn làm cho nó bài bản mà rách việc quá thì thôi bỏ qua luôn , tăng tần số PWM lên cho khỏe.
    - em muốn kiếm con opto như vậy cho khỏi mất công làm thôi chứ cũng tính là ko có thì sẽ làm.
    - em cũng đang quan tâm điện áp lên quan trở khá lớn, sợ nó lâu dài sẽ bị rò, - > chạy sai.
    - Nếu em ko quan tâm tới điểm 0 thì đã dùng opto triac rồi.
    Thôi kết luận sẽ sài opto triac, khỏi cần zero gì cả cho lẹ
    Điều khiển PWM là điều chỉnh bề rông xung chứ không phải thay đổi tần số. Thay đổi tần số mà có bề rông xung lớn sẽ đứt bóng đấy.

    Comment


    • #77
      Cháu nghĩ opto có loại dùng cho DC, có loại AC. Bác nói loại nào dùng cũng được nên mới thắc mắc. Còn cái mạch trên cháu không có thắc mắc gì (trừ con trở 1M không biết để làm gì).
      sau.ph

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi minhtri0405 Xem bài viết
        tks bác HTTTTH
        - Cái vụ kích có zero thì thấy mọi ng bỏ qua nhiều nên cũng muốn làm cho nó bài bản mà rách việc quá thì thôi bỏ qua luôn , tăng tần số PWM lên cho khỏe.
        - em muốn kiếm con opto như vậy cho khỏi mất công làm thôi chứ cũng tính là ko có thì sẽ làm.
        - em cũng đang quan tâm điện áp lên quan trở khá lớn, sợ nó lâu dài sẽ bị rò, - > chạy sai.
        - Nếu em ko quan tâm tới điểm 0 thì đã dùng opto triac rồi.
        Thôi kết luận sẽ sài opto triac, khỏi cần zero gì cả cho lẹ
        Khi điều chế độ rộng xung thì phần tử chuyển mạch người ta dùng FET, BJT hay IGBT. Không dùng Triac hay SCR vì khi kích để nó dẫn thì nó dẫn luôn đến cuối nửa chu kì Sin của lưới điện. Nếu là DC thì nó dẫn luôn, vậy thì còn PWM cái gì nữa ?
        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Từ bài viết của tác giả , có thể hiểu:
          Xét 1 chu kỳ đầu tiên của điện Ac sẽ luôn luôn có điện lượng Q < điện lượng Q DC
          . Do khối lượng dây tóc không đáng kể, quán tính nhiệt nhỏ, tim đèn nung Dc nóng hơn nung bằng Ac -----> điện trở dây tóc nung DC > điện trở dây tóc nung AC -----> dòng DC nhỏ hơn dòng AC----> công suất đèn DC < công suất đèn AC -------> tim đèn nung Dc tốt hơn AC.
          Đang chờ bác giải thích dòng màu xanh. Ý bác là điện lượng hay nhiệt lượng? Tại sao lại nhỏ hơn?
          sau.ph

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Đang chờ bác giải thích dòng màu xanh. Ý bác là điện lượng hay nhiệt lượng? Tại sao lại nhỏ hơn?
            tôi thấy dòng màu xanh đó dễ hiểu mà bác , vì quá rõ ràng rồi , sao bác vẫn còn thắc mắc vậy nhỉ ? ở chu kỳ đầu tiên của điện AC , do có lên và xuống của dạng sóng , vì thế "điện lượng" AC sẽ không bằng "điện lượng" DC có cùng mức áp được .

            Comment


            • #81
              Bác có thể chứng minh bằng công thức được không chứ em thấy nói như vậy chung chung quá, chỉ là cảm tính chủ quan thôi, không thuyết phục.

              Nếu 1 chu kỳ nó khác nhau thì tất cả các chu kỳ còn lại nó cũng khác nhau => 220VAC sáng khác với 220VDC ?
              sau.ph

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Bác có thể chứng minh bằng công thức được không chứ em thấy nói như vậy chung chung quá, chỉ là cảm tính chủ quan thôi, không thuyết phục.

                Nếu 1 chu kỳ nó khác nhau thì tất cả các chu kỳ còn lại nó cũng khác nhau => 220VAC sáng khác với 220VDC ?
                thì rõ là tất cả các chu kỳ còn lại đều như vậy cả , mình chỉ xét cho một chu kỳ đầu tiên (cơ bản) để nhận thấy bản chất của sự việc cho nó đơn giản thôi , còn công thức thì không trình bày được , vì máy tính không viết được các ký tự đặc biệt (không cài đặt) nên không thể trình bày mạch lạc được , điều đơn giản là cùng một bóng đèn sợi đốt , mắc vào 220vac/50hz sẽ sáng khác 220vdc .còn nói thế có thuyết phục hay không thì tùy bác thôi , trong tranh luận đơn giản thì không cần phải tìm đầy đủ các chứng minh cụ thể ra để xác lập ý kiến , vì điều đó không cần thiết bác ơi .

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Bác có thể chứng minh bằng công thức được không chứ em thấy nói như vậy chung chung quá, chỉ là cảm tính chủ quan thôi, không thuyết phục.

                  Nếu 1 chu kỳ nó khác nhau thì tất cả các chu kỳ còn lại nó cũng khác nhau => 220VAC sáng khác với 220VDC ?
                  Mình không định tham gia vào đề tài này nhưng cuối cùng xin có một số ý kiến như sau:
                  - Điện áp 220VAC là điện áp hiệu dụng của dạng sóng hình sin tức là độ phát nhiệt nó trong 1 thời gian tương đương với độ phát nhiệt của điện áp 220VDC thuần túy ( không có độ gợn sóng) với thời gian bằng nhau. Đối với tần số điện công nghiệp 50HZ hay cao hơn thì mắt người không nhận ra sự khác biệt giữa độ sáng của 2 loại điện áp này.
                  - Điện áp tức thời tối đa của điện áp 220VAC hinh sin này là 314,6V nên có lúc độ phát xạ của bóng đèn này rất mạnh so với điện áp 220VDC thuần túy. Sự tương quan giữa điện áp và độ phát xạ lại không tuyến tính nên tuổi thọ bóng đèn sử dụng điện áp 220VAC ngắn hơn khi sử dụng điện áp 220VDC thuần túy. Tuy nhiên các nhà thiết kế tính tuổi thọ bóng đèn dựa trên điện áp hình sin 220VAC chứ không phải là 220VDC nên chúng ta yên tâm điều đó.
                  - Khi sử dụng điện áp 310VDC qua PWM để có được điện áp trung bình 220V thì tuổi thọ của nó ngắn hơn khi sử dụng điện áp 220VAC hình sin và 220VDC thuần túy. Có thể thấy điều này nếu phân tích điện áp qua PWM bằng chuổi Fourier.
                  Hãy xem kỹ lại về cách định nghĩa điện áp ở kiến thức điện nhập môn.

                  Comment


                  • #84
                    Hoàn toàn đồng ý với bác Quanghien. Em chỉ xin bổ sung một chút: Mặc dù điện AC có lúc công suất tức thời gấp đôi công suất danh định của bóng đèn nhưng nó không cháy là do "quán tính nhiệt" của tim đèn san phẳng nhấp nhô nhiệt độ. Trừ trường hợp tần số quá thấp, xung quá hẹp (Toff>>Ton) thì đèn mau đứt do nhiệt độ nhấp nhô.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Hoàn toàn đồng ý với bác Quanghien. Em chỉ xin bổ sung một chút: Mặc dù điện AC có lúc công suất tức thời gấp đôi công suất danh định của bóng đèn nhưng nó không cháy là do "quán tính nhiệt" của tim đèn san phẳng nhấp nhô nhiệt độ. Trừ trường hợp tần số quá thấp, xung quá hẹp (Toff>>Ton) thì đèn mau đứt do nhiệt độ nhấp nhô.
                      Nên xem bài #51 của bác HTTTTH.

                      Comment


                      • #86
                        - Theo định nghĩa của khái niệm "điện áp hiệu dụng" thì bóng đèn thắp bằng điện 220VAC và bóng thắp bằng 220VDC là tiêu thụ mức công suất như nhau.
                        Khi thắp bằng điện 220VAC, đèn sáng với chu kỳ hình sin nên có "thời gian nghỉ". Do tim đèn rất bé nên quán tính nhiệt nhỏ, đèn thay đổi nhiệt độ liên tục theo chu kỳ của điện AC. Khi thắp bằng điện 220VDC thì không có thời gian nghỉ --> Nhiệt độ của tim đèn cao hơn (như bác pham nói là "nung bằng điện thế DC sẽ nóng hơn nung bằng AC").
                        Bác tính thời gian nó nghỉ mà không tính lúc nó làm việc gấp đôi là không công bằng. Công suất tiêu thụ bằng nhau mà tim điện DC nóng hơn -> đèn sáng hơn -> hiệu suất cao hơn???"

                        Gắn thêm đi ốt thời gian nghỉ dài hơn sao tuổi thọ không tăng lên?

                        - Theo bác zeronic, đèn thắp bằng điện DC không bền bằng thắp bằng điện AC, xét về góc độ "điện hóa"... có lẽ bác muốn nói đến sự phát xạ điện tử và bay hơi của các nguyên tử trong tim đèn bị đốt nóng --> Thắp bằng điện DC thì khi chúng bốc hơi, chúng sẽ "một đi không trở lại" làm cho tim đèn nhanh chóng bị mòn đi (trong khi nếu đốt bằng AC thì chúng "vật vờ" chung quanh tim đèn và làm giảm sự bốc hơi) ?
                        Điện tử phát xạ thì có điện tích nên bị điện trường ngoài hút. Nguyên tử bay hơi thì trung hòa điện nên điện DC hay AC không ảnh hưởng đến dịch chuyển.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #87
                          .... điện DC hay AC không ảnh hưởng đến dịch chuyển. Là bậy! Vậy sao cái cọc Accu chỉ gỉ cọc Âm? Sao đôi dây điện thoại cố định nõ cứ gỉ, giòn hóa và mủn vỡ 1 sợi?
                          Coi bài #63 thì thấy T.L.M hiểu và giải thích khá rõ và đúng. Nhưng cái sự mòn của dây thì lại đổ lỗi cho khâu ... sản xuất (Thực ra cũng có 1 phần trách nhiệm). Cuối bài #63 T.L.M phát biểu điện qua 1 Diode thì nó có cả thành phần AC và DC thì vãi ... ấy luôn! Phải gọi nó là dòng 1 chiều nhấp ... nhổm (Bà con hay gọi là nhấp nhô!) thì mới đúng!!!!
                          T.L.M có thấy cái vạch ngang bên dưới đường biểu diễn dạng sóng không? (Cái mà mọi người gọi là trục hoành đó!) Theo quy ước thì đó là "không Vôn""khồng Ăm-be" do vậy nếu cái sóng điện kia nó chạy qua chạy lại xoay tít cù thì người ta bảo nó là điện xoay chiều hay còn viết tắt là AC. Nếu như nó cứ ở bên trên hay bên dưới cái trục đó mà không chạy qua, (thậm chí nó từ trên chạy tới trục đó là dừng rồi quay ngược lên hay từ dưới đi lên gặp trục đó thì phải quay ngay lại!) miễn là không qua "ranh giới" thì họ gọi nó là điện một chiều hay viết tắt là DC (Dở hơi nhỉ! Gọi tên bằng tiếng Ta được mà viết tắt lại toàn bằng tiếng ... Tây).
                          Ví dụ nôm na nhé! Cái dòng điện cho quách nó giống dòng nước, cái vật dẫn ta cho nó là cái ống đi!
                          - Dòng nước chảy đều qua ống ta gọi nó là dòng 1 chiều đều đặn, sạch, không gợn sóng! (Vào đầu này thì ra đầu kia ống!)
                          - Dòng nước chảy giật cục qua ống ta gọi nó là dòng 1 chiều ngắt quãng, xung, gợn sóng! (Miễn là vào đầu này thì ra đầu kia ống!)
                          - Dòng nước chảy qua bên này rồi chảy ngược lại bên kia ống ta gọi nó là dòng xoay chiều vì nó đi rồi còn quay lại!
                          Xả sì trét tý cho đỡ căng! Đại khái là T.L.M đúng gần hết nhưng hơi lẫn khái niệm chỗ này! Cái sự mòn sợi dây đó phần nhiều do từ trường và điện trường gây ra với 1 Véc-tơ cố định. Các "lỗi về sản suất" khi gặp điện xoay chiều nó "văng ra phía kia" lúc điện chạy chiều đi và nó lại "văng lại phía này" lúc điện chạy về nên nó chả hao tổn vì Véc-tơ điện trường luôn đổi tuần hoàn với độ lớn bằng nhau và ngược nhau 180 độ về hướng!
                          Ngắn gọn chỉ nôm na thế thôi! Cụ thể thì người ta đã có bài viết phân tích rất kỹ và giải thích tại sao sợi đốt đèn điện tử được đốt nóng bằng dòng xoay chiều điều hòa mặc dù có khi người ta nối thẳng nó vào chung điện Âm làm một phần tử phát xạ Cathot! Các bác thời trước dùng đèn điện tử chắc đều được biết điều này hoặc vô tình bỏ qua vì nó nằm trong phần cấu tạo và hoạt động cơ bản của đèn chân không!
                          Last edited by zeronic; 03-11-2014, 23:48.
                          Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

                          Comment


                          • #88
                            Ừ thì công nhận AC hay DC có ảnh hưởng. Trong đèn điện tử chân không nó phát ra điện tử nên ảnh hưởng nhiều còn đèn chiếu sáng chỉ có một ít nguyên tử bay hơi trung hòa về điện nên ảnh hưởng rất ít. Mình vẫn tin nguyên nhân chủ yếu là do quá nhiệt tức thời.

                            "Chỉnh lưu bán kỳ cho ra thành phần DC lẫn thành phần AC" là một cách nói theo toán học. Có nghĩa là biểu thức mô tả đường chỉnh lưu bán kỳ gồm 1 hằng số (gọi là thành phần DC) cộng với các hàm sin (thành phần AC). Bạn xem ở hình dưới cùng.



                            Cái sự mòn sợi dây đó phần nhiều do từ trường và điện trường gây ra với 1 Véc-tơ cố định. Các "lỗi về sản suất" khi gặp điện xoay chiều nó "văng ra phía kia" lúc điện chạy chiều đi và nó lại "văng lại phía này" lúc điện chạy về nên nó chả hao tổn vì Véc-tơ điện trường luôn đổi tuần hoàn với độ lớn bằng nhau và ngược nhau 180 độ về hướng!
                            Bạn nói rõ hơn được không mình không hiểu "các lỗi sản xuất" là cái gì.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #89
                              Phần lớn đèn điện tử chân không đều nung tim gián tiếp. Tim đèn điện tử chân không chỉ lù mù như đầu cây nhang, nên không thấy rõ. Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng thì các cửa sổ cũng bị "tối màu". Tôi thú thực là chưa dùng cái đèn nung tim trực tiếp nào, chỉ biết trong thời gian học thôi.
                              Để mau thấy được sự bay hơi của tim đèn trong bóng đèn chiếu sáng: Bạn cứ lấy bóng (am-pun) đèn 2,5V cho thắp sáng bằng 2 viên pin đại (1,5 x 2 = 3V); đến khi "hết pin" bạn sẽ thấy cái vỏ bóng đèn "tối sầm".
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #90
                                Nói bóng đèn tròn đốt tim là tải trở rồi cho công suất hiệu dụng 220 VAC= 220VDC là chưa chính xác.
                                Bắt chước TLM tôi vạch lá tìm sâu: Tim bóng đèn phải xem là cuộn dây có trị số L nào đó. Như vậy công suất bóng đèn U X I chỉ là công suất biểu kiến .Trong khi đó với điện DC, U X I là công suất thực ----> phải nói công suất bóng DC dù lớn hơn công suất bóng AC chỉ "tý tẹo" cũng là lớn hơn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X