Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Cái vụ dòng nước và ống nước của anh Zero... có tác dụng xả sì troét hơn là ví dụ trực quan .
    Nguyên tử bay hơi: ... đúng ra là ion bay hơi, nhưng ion dương hay ion âm, chịu. Vì vậy tôi gọi đại cả lũ chúng là nguyên tử . Ngồi mà trình bày là nguyên tử mất (nhận) điện tử trở thành ion duơng (âm), rồi đẩy / hút đầu duơng (âm) nguồn, tái hợp vân vân và vân vân thể nào cũng "rách chuyện"
    Chuyện công suất và độ sáng không có liên quan gì với nhau. Ví dụ đèn được cấp điện dạng xung vuông 440V duty 50% và đèn được cấp điện sin 220Vrms có cùng công suất nhưng chắc chắn độ sáng tối là khác nhau.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #92
      Bác hơi nhầm chút chỗ 440V/50% công suất khác với 220Vrms
      sau.ph

      Comment


      • #93
        Nói bóng đèn đốt tim điện thế 220vAC có công suất hiệu dụng = công suất bóng đèn 220volt DC, tuổi thọ bóng AC < tuổi thọ bóng DC chưa chính xác.

        Trước khi có led 7 đoạn có bóng đèn đốt tim 10 vị trí sáng từ số 0 đến số 9. Thông số kỹ thuật ghi 6volt AC, cấp điện 6 VDC hoạt động vài giờ đứt bóng ngay? Tại sao?

        Lót dép hóng tại sao 440V/50% duty công suất khác với 220Vrms.
        Last edited by vi van pham; 05-11-2014, 21:20. Lý do: Ac<dc

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Nói bóng đèn đốt tim điện thế 220vAC có công suất hiệu dụng = công suất bóng đèn 220volt DC, tuổi thọ bóng AC < tuổi thọ bóng DC chưa chính xác.

          Trước khi có led 7 đoạn có bóng đèn đốt tim 10 vị trí sáng từ số 0 đến số 9. Thông số kỹ thuật ghi 6volt AC, cấp điện 6 VDC hoạt động vài giờ đứt bóng ngay? Tại sao?

          Lót dép hóng tại sao 440V/50% duty công suất khác với 220Vrms.
          Cái bóng hiển thị của bác, nếu đúng cái gọi là đèn Nixie, có 10 Anode, trong đèn chứa neon. Anode nào được cấp điện thì anode đó sáng lên (giống như bóng đèn bút thử điện. Kathode lạnh, nên không có chuyện đốt tim.

          Loại đèn có đốt tim thì em chưa biết ạ.

          Bác lót dép thì em lót lá chuối vậy
          Last edited by HTTTTH; 05-11-2014, 23:00. Lý do: post lại hình khác
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #95
            - Điện thế gấp đôi -> công suất gấp 4. Băm 50% công suất giảm một nửa. Gộp chung lại thì được công suất tăng gấp đôi.

            - Bác tính như vậy là ra điện áp trung bình. Khi tính công suất của điện trở, phải dùng điện áp hiệu dụng mới đúng, không dùng điện áp trung bình.
            sau.ph

            Comment


            • #96
              Chuyện công suất và độ sáng không có liên quan gì với nhau.
              Theo em thì bình thường, cùng 1 loại đèn, cấp cho nó cùng công suất thì nó phải sáng như nhau (Dựa vào bảo toàn năng lượng và hiệu suất suy ra)

              Tuy nhiên cũng có cách "ăn gian" để nó sáng khác nhau.
              sau.ph

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Bác hơi nhầm chút chỗ 440V/50% công suất khác với 220Vrms
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                - Điện thế gấp đôi -> công suất gấp 4. Băm 50% công suất giảm một nửa. Gộp chung lại thì được công suất tăng gấp đôi.
                - Bác tính như vậy là ra điện áp trung bình. Khi tính công suất của điện trở, phải dùng điện áp hiệu dụng mới đúng, không dùng điện áp trung bình.
                À ra thế, mua lá chuối về ngồi hóng tiếp...
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #98
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Cái bóng hiển thị của bác, nếu đúng cái gọi là đèn Nixie, có 10 Anode, trong đèn chứa neon. Anode nào được cấp điện thì anode đó sáng lên (giống như bóng đèn bút thử điện. Kathode lạnh, nên không có chuyện đốt tim.

                  Loại đèn có đốt tim thì em chưa biết ạ.

                  Bác lót dép thì em lót lá chuối vậy
                  Nó giống như cái đèn của bác vậy, nhưng các số của nó là dây tóc. Mấy năm trước thấy dàn đèn này trong kho thanh lý của cty, tôi và các đồng nghiệp vô cùng thán phục không biết người ta làm cách nào cho 10 số vào bóng đèn, nghịch lấy nguồn dc cấp cho nó (không có nguồn ac) sáng rực rở, lát sau đứt bóng.

                  Comment


                  • #99
                    Chào các bác!

                    Lâu lâu không vào được Câu lạc bộ nhà mình. Hôm qua vào thì thấy có vấn đề sôi nổi quá. Mới chỉ kịp đọc mà chưa có thời gian tham gia. Nay PT tôi muốn chen vài suy nghĩ. Mong các bác ném sỏi cho tỉnh cái đầu u mê

                    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                    …..
                    Khi đó mặc dù đèn sáng mờ nhưng thực chất dòng điện trên dây tóc lớn hơn bình thường do nhiệt độ dây tóc thấp => điện trở thấp nhưng áp cấp vẫn giữ nguyên. Dây tóc đèn mau hư không phải vì nhiệt độ quá cao mà do dòng hoạt động lớn hơn bình thường

                    Dám đảm bảo với bác, ngâm sợi tóc bóng đèn trong nước hoặc dầu, cấp dòng lớn gấp nhiều lần bình thường mà tóc không đứt nhé! Vậy tóc đứt là do nhiệt độ quá điểm nóng chảy của vật liệu chứ?

                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    Nó giống như cái đèn của bác vậy, nhưng các số của nó là dây tóc. Mấy năm trước thấy dàn đèn này trong kho thanh lý của cty, tôi và các đồng nghiệp vô cùng thán phục không biết người ta làm cách nào cho 10 số vào bóng đèn, nghịch lấy nguồn dc cấp cho nó (không có nguồn ac) sáng rực rở, lát sau đứt bóng.
                    Trường hợp này của bác thì em tin là có sự tham gia của độ tự cảm của cuộn dây tóc rất mảnh và dài. Nên dòng qua dây tóc trường hợp điện AC lớn hơn khi cấp DC. Đúng không ạ?
                    Núi cao bởi có đất bồi
                    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                    Muôn dòng sông đổ biển sâu
                    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                      Chào các bác!

                      Lâu lâu không vào được Câu lạc bộ nhà mình. Hôm qua vào thì thấy có vấn đề sôi nổi quá. Mới chỉ kịp đọc mà chưa có thời gian tham gia. Nay PT tôi muốn chen vài suy nghĩ. Mong các bác ném sỏi cho tỉnh cái đầu u mê




                      Dám đảm bảo với bác, ngâm sợi tóc bóng đèn trong nước hoặc dầu, cấp dòng lớn gấp nhiều lần bình thường mà tóc không đứt nhé! Vậy tóc đứt là do nhiệt độ quá điểm nóng chảy của vật liệu chứ?



                      Trường hợp này của bác thì em tin là có sự tham gia của độ tự cảm của cuộn dây tóc rất mảnh và dài. Nên dòng qua dây tóc trường hợp điện AC lớn hơn khi cấp DC. Đúng không ạ?
                      Cái dòng tô đỏ Ac nhỏ hơn DC mớii đúng chứ?
                      Bác này phá quá, đang thả mồi câu cá mà bác khuấy nước lên cá bỏ chạy mất rồi.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Trường hợp mắc thêm điốt chỉnh lưu bán kỳ, đèn sáng mờ hơn nhưng lại mau đứt hơn là một minh chứng cho việc đèn đứt là do dòng và nhiệt độ thay đổi nhanh liên tục.

                        Gần như chúng ta quên mất rằng, đa số trường hợp cháy bóng sợi đót thắp sáng là vào thời điểm ta “bật công tắc”. Được giải thích do dây tóc nguội, do dòng, do xung…. Khi thắp bằng điện AC hoặc chỉnh lưu toàn kì thì dây tóc không có thời gian nghỉ hoàn toàn,chưa kịp nguội thì lại sang nửa chu kì đốt tiếp, và được đốt “từ từ” đến ¼ chu kì tiếp đó. Còn khi chỉnh lưu bán kì ta có thể hiểu là một giây bóng đèn được bật tắt 50 lần, nên nhanh đứt hơn là đúng.


                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Cái vụ dòng nước và ống nước của anh Zero... có tác dụng xả sì troét hơn là ví dụ trực quan [IMG]file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG].
                        Nguyên tử bay hơi: ... đúng ra là ion bay hơi, nhưng ion dương hay ion âm, chịu. Vì vậy tôi gọi đại cả lũ chúng là nguyên tử [IMG]file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]. Ngồi mà trình bày là nguyên tử mất (nhận) điện tử trở thành ion duơng (âm), rồi đẩy / hút đầu duơng (âm) nguồn, tái hợp vân vân và vân vân thể nào cũng "rách chuyện"
                        Đọc suốt 5 trang đầu không thấy ai nhắc tới khía cạnh PT tôi đang nhắm tới, đến post #51 và post trên của HTTTTH thì có động tới mà chưa khai thác.

                        Trong môi trường chân không (hoặc toàn Nito) của bóng đèn thì chỉ có điện tử là được phát xạ nhiều thôi. Với dòng điện AC thì các điện tử phát xạ chỉ “lúc lắc” quanh vị trí phát xạ và một số ít đứng gần thì bị đập đầu vào 2 cọc kẹp tóc. Nhưng kho dùng dòng DC thì khác, tất cả các điện tử đã, đang và sẽ phát xạ đều lao về phía cọc +. Thêm nữa các điện tử càng xa, càng được gia tốc nhiều, tốc độ đập đầu càng lớn. Chính cái sự lao đầu điên loạn này làm mòn sợi dây tóc đầu kẹp + đến lúc đạt điều kiện thì nó đứt. Và điều kiện đó đến sơm hơn nhiều so với lúc dùng AC, mặc dù với dòng DC độ sáng theo cảm quan, đo công suất, đo dòng là không bằng. Đó là lí do mà từ trước tới nay các bóng sợi đốt dùng điện MC (Việt hóa cách hay dùng là DC ) chết do già đều đứt ở cọc dương (+)

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • Bác lý giải rất hợp lý. Em xin tâm phục khẩu phục.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                            Gần như chúng ta quên mất rằng, đa số trường hợp cháy bóng sợi đót thắp sáng là vào thời điểm ta “bật công tắc”. Được giải thích do dây tóc nguội, do dòng, do xung…. Khi thắp bằng điện AC hoặc chỉnh lưu toàn kì thì dây tóc không có thời gian nghỉ hoàn toàn,chưa kịp nguội thì lại sang nửa chu kì đốt tiếp, và được đốt “từ từ” đến ¼ chu kì tiếp đó. Còn khi chỉnh lưu bán kì ta có thể hiểu là một giây bóng đèn được bật tắt 50 lần, nên nhanh đứt hơn là đúng.




                            Đọc suốt 5 trang đầu không thấy ai nhắc tới khía cạnh PT tôi đang nhắm tới, đến post #51 và post trên của HTTTTH thì có động tới mà chưa khai thác.

                            Trong môi trường chân không (hoặc toàn Nito) của bóng đèn thì chỉ có điện tử là được phát xạ nhiều thôi. Với dòng điện AC thì các điện tử phát xạ chỉ “lúc lắc” quanh vị trí phát xạ và một số ít đứng gần thì bị đập đầu vào 2 cọc kẹp tóc. Nhưng kho dùng dòng DC thì khác, tất cả các điện tử đã, đang và sẽ phát xạ đều lao về phía cọc +. Thêm nữa các điện tử càng xa, càng được gia tốc nhiều, tốc độ đập đầu càng lớn. Chính cái sự lao đầu điên loạn này làm mòn sợi dây tóc đầu kẹp + đến lúc đạt điều kiện thì nó đứt. Và điều kiện đó đến sơm hơn nhiều so với lúc dùng AC, mặc dù với dòng DC độ sáng theo cảm quan, đo công suất, đo dòng là không bằng. Đó là lí do mà từ trước tới nay các bóng sợi đốt dùng điện MC (Việt hóa cách hay dùng là DC ) chết do già đều đứt ở cọc dương (+)

                            PT.
                            Dòng đỏ: đây là nguyên tắc phát tia x.
                            Bác này kỳ quá, có 4 cái mồi câu cá, : bóng dc sinh nhiệt > bóng ac, năng lượng bức xạ, hệ số tự cảm L của tim đèn, để dành cá độ dụ tiệc nhậu đã bị bác phá hết 3 cái rồi.

                            Comment


                            • Gần như chúng ta quên mất rằng, đa số trường hợp cháy bóng sợi đót thắp sáng là vào thời điểm ta “bật công tắc”...

                              ... Chính cái sự lao đầu điên loạn này làm mòn sợi dây tóc đầu kẹp + đến lúc đạt điều kiện thì nó đứt. Và điều kiện đó đến sơm hơn nhiều so với lúc dùng AC, mặc dù với dòng DC độ sáng theo cảm quan, đo công suất, đo dòng là không bằng. Đó là lí do mà từ trước tới nay các bóng sợi đốt dùng điện MC (Việt hóa cách hay dùng là DC ) chết do già đều đứt ở cọc dương (+)
                              Bác PT vẫn chừa cái đa số lại cho bác giải thích. Cháu vẫn đang chờ bác giải thích vì sao nhiệt DC > nhiệt AC.
                              sau.ph

                              Comment



                              • Trị hiệu dụng của một số dạng sóng thông dụng. Chú ý D trong hình là Ton, cả biểu thức trong dấu căn mới là duty.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X