Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[HỎI] Về hình dáng các loại lõi ferrite và khung quấn dây

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [HỎI] Về hình dáng các loại lõi ferrite và khung quấn dây

    Chào các anh chị, em có mấy thắc mắc về lõi ferrite (ferrite core) và khung quấn dây (bobbin), nhờ các anh chị giải đáp giúp. Em đang ngụp lặn trong đống này và chưa ngoi lên lên được!

    A. Em đang tìm hiểu về HÌNH DẠNG (chưa đụng vào thông số) của các loại lõi Ferrite. Google sơ sơ thì thấy rất nhiều, khả năng đụng đến tất cả là chưa thể nên chỉ giới hạn với các loại lõi hiện đang có ở Việt Nam. Em hỏi về cách phân biệt theo hình dạng của lõi. Hiện tại thì dễ thấy nhất là hai lõi EI, và EE là phân biệt bằng mắt thường được. Còn các loại lõi em google thấy có là:
    1. EER: có trụ tròn ở giữa
    2. EEL: giống EE, nhưng bề ngang dài hơn, mỏng và dẹt hơn.
    3. ERL: không google ra hình dáng được => Lõi này trông như thế nào vậy?

    B. Về bobbin thì em thấy cũng có nhiều loại, đứng và nằm ngang thì dễ thấy, cũng có loại chia ra làm nhiều ngăn trên bobbin. Vậy làm sao mình kết hợp được bobbin và core cho đúng? Vì em thấy có loại EER35, lại có thêm EER35L. Thật sự, không hiểu cái tên của nó có ý nghĩa gì!

    C. Làm sao mình có thể gọi tên chính xác lõi, và khung như gọi tên điện trở?

    D. Khi thiết kế, dựa vào tiêu chí nào để mình chọn cho đúng loại lõi và bobbin? (Lại đụng đến thông số, em chắc cái này không dễ, nhưng hỏi thử xem sao)

    E. Những lõi nào có thể mua được ở Nhật Tảo hoặc trong nước mình?

    Nhờ các anh chị giúp vậy! Thanks!

    Best regards.

  • #2
    mua ferrit làm gì
    tìm hiểu về lũ vô định hình hay tinh thể nano đi
    Bản chất nó là hạt kim loại nên đường cong từ hóa siêu mềm
    Ferrit dù sao vẫn chir là gốm thôi

    Comment


    • #3
      Magnet-tech offer MnZn core MnZn ferrite NiZn core soft ferrite core metallic powder core iron powder core
      Tất cả ở đây!
      Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

      Comment


      • #4
        Trong đó chưa đầy đủ! Trang này mới đầy đủ hơn: Pin Shine Industrial Co., Ltd., for Bobbins, Bases, Pin Headers, Connectors, RJ45 Connectors, USB Connectors, Plastic Injection Parts, Auto Parts, Electronic Plastic Parts, Industrial Plastic Parts, Stamping, Plating, Overmolding, & Keypads

        Comment


        • #5
          Chào bạn
          bạn giải thích giúp tôi các tham số trong data sheet lõi ferrite. tôi chưa hiểu ý ghĩa của các tham số này và dùng làm gì
          Core parameter
          weight (g/pr.)
          AL(nH/N²)
          C1
          (mm-1)
          Ae
          (mm2
          )
          Ie
          (mm)
          Ve
          (mm3
          ) F5(±25%) F7(±25%) F10(±25%)

          Comment


          • #6
            Cứ tưởng chưa biết nên chỉ chỗ bắt đầu rồi sau đó "từ từ phát triển" tiếp! Nào ngờ gặp "Đại sư phụ" hỏi chỉ để kiểm tra kiến thức nên vãi cả ... linh hồn . Khiếp đảm, không những lõi từ mà còn thi triển cả lũ các loại phím, đầu nối, chân cắm ... "hầm bà làng" ào ạt như nước sông Đà luôn
            @igor_ngoc: Các tham số đó không thể giải thích trong khuôn khổ một bài viết. Với một dạng nguồn khác nhau, cách quấn biến áp, dạng sóng , tần số, lĩnh vực hoạt động .... khác sẽ có các công thức cụ thể sử dụng đến các tham số đó và có thể còn có thêm các hệ số và bảng tra khác nữa. Nếu việc cụ thể là nguồn xung thì bạn chỉ cần theo mạch bài viết của DTTH là rất đầy đủ rồi còn với các nhiệm vụ chuyên sâu hơn thì e Google là không ổn.
            Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

            Comment


            • #7
              Bạn hiểu lầm mình thật rồi! Thật sự là mình mới bắt đầu vô nguồn xung nè, những cái mà mình tìm được toàn nhờ google cả thôi! Hiện tại thì đang bắt đầu tìm hiểu dòng TNY như anh bqviet đã hướng dẫn, dùng qua phần mềm PIExpert của hãng làm ra con TNY. Cái mình đang bối rối bây giờ là công thức tính, chưa đụng vào kỹ thuật PCB layout với quấn biến áp. Mình đang tham khảo bài viết của anh DTTH ở đây: http://edesignnetwork.org/projects/f...back_Fairchild
              để xem có công thức liên quan không! Bạn có thể giúp mình được không? Thật sự rất bối rối và thấy "phiêu"!

              Comment


              • #8
                Bqv đã vài lần đề cập : người mới bắt đầu thì nên dùng biến áp có sẵn. Sau khi đã có kinh nghiệm làm nguồn rồi thì mới tập quấn được. Đầu tiên cũng quấn theo trực giác cái đã, dần dần mới chuyển sang tính toán. Bụp một cái tính toán, đo lường ... ngay thì khó thành công được.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Bqv đã vài lần đề cập : người mới bắt đầu thì nên dùng biến áp có sẵn. Sau khi đã có kinh nghiệm làm nguồn rồi thì mới tập quấn được. Đầu tiên cũng quấn theo trực giác cái đã, dần dần mới chuyển sang tính toán. Bụp một cái tính toán, đo lường ... ngay thì khó thành công được.
                  em mới bắt đầu tìm hiểu về cách làm bộ nguồn xung và có đọc về một số bài về thiết kế, hoàn chỉnh mạch fly_back của anh. em xin được hỏi thêm anh là
                  cái nguồn ngoài thị trường mà anh em điện hay gọi là Nguồn tổ ong ấy nó có thuộc loại nguồn xung không ạ? tên gọi chính thống của nó là gì?
                  nếu được em xin anh chỉ giáo để có thể tự làm một mạch nguồn tổ ong như vậy
                  em cảm ơn ?

                  Comment


                  • #10
                    Theo mình nghĩ nó là nguồn xung, vì xét cấu tạo nó y chang nguồn xung, nó có tên nguồn tổ ong vì cái vỏ ngoài người ta đục lỗ như tổ ong để tản nhiệt cho nó!

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    croket_2512 Tìm hiểu thêm về croket_2512

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X