Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm thế nào để nâng dòng từ 500mA lên 1A

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi bxngoc
    Các bác tranh luận sôi nổi quá mà quên mất cái adapter của em rồi. Hờ, hờ.
    Em vừa ghé Nhật tảo mua một cục biến thế 220V:15V 3A, 1 diode cầu 1A, 2 tụ 2200uF/25V, 1 IC 7812 và tính ráp bô nguồn như sau


    Chạy mô phỏng bằng Multisim 9. Nếu em tăng giá trị của tụ C2 lên > 100uF thì sẽ bị lỗi sau:

    | Output from instrument analysis
    | | TRAN: Timestep too small; time = 0.479503, timestep = 1.25e-015: trouble with node $31:xt1
    | | doAnalyses: timestep too small
    | |
    | |
    | | tran simulation(s) aborted

    Vậy theo các bác em nên chọn giá trị của các tụ như thế nào?
    Mô phỏng làm gì cho tốn công. Tôi thường tính thế này:
    Chấp nhận dao động điện áp ở ngõ vào 7812 là 2V chẳng hạn (21 V max, 19 V min), lấy thời gian tụ xả bằng thời gian bằng 10 ms (tính thừa một chút), dòng tải định mức là 1 A. Giả thiết tụ xả với dòng không đổi, và áp trên tụ giảm tuyến tính.
    [latex]I=C\times\frac{\Delta V}{\Delta t}[/latex]
    vậy
    [latex]C=I\times\frac{\Delta t}{\Delta V}[/latex]

    Thay số vào:
    [latex]C=1A\times\frac{10ms}{2V}=5 mF = 5000 \mu F[/latex]

    => có thể chọn tụ 4700 uF.

    Chú ý là con 7812 sẽ nóng lắm nhé (tổn thất công suất trên nó bằng 1Ax(20V-12V) = 8W!)

    Tôi quên một chỗ nữa, tại sao bạn dùng diode cầu 1A trong khi biến áp có thể cấp 3A, và chưa biết dòng định mức của tải là bao nhiêu? Bạn chọn như vậy thì diode cầu sẽ là linh kiện bảo vệ (đóng vai trò cầu chì) cho biến áp. Nên chọn dòng định mức của diode cầu khoảng gấp 2 lần dòng tải định mức, vì diode cầu tản nhiệt kém hơn 4 diode rời (cùng dòng định mức).

    Thân,
    Last edited by namqn; 10-06-2006, 19:56.
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #47
      Tiểu đệ Mhz à !
      Cái nguồn +12v đó nó bị tắt , bị sụt, bị ngụp khi sử dụng chưa đạt đến dòng danh định cơ .
      Còn việc quấn lại BA và thay Diot thì chưa đủ dòng để bàn .

      Nguồn ATX có thể sử dụng dòng IC 3842 . Nhưng loại này chỉ ĐK được một con SÒa . Vì vậy hiệu suất của BA xung sẽ thấp hơn loại nguồn chạy 2 Sòa đẩy kéo .
      Để ĐK được 2 con Sòa đẩy kéo thì cần sử dụng dòng IC 494
      Last edited by nguyendinhvan; 10-06-2006, 20:11.
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi namqn
        sự thực còn khủng khiếp hơn thế nữa, dòng khởi động có thể lớn gấp hơn 20 lần dòng định mức trong động cơ DC (đó là lý do vì sao trước đó tôi có nói rằng động cơ DC khi khởi động thì còn tệ hại hơn động cơ không đồng bộ).
        OK, gấp tới 20 lần? (em không nói bác sai), nhưng có một số điều chưa thông.

        +Thứ nhất: Khi chạy nó trên nguồn ATX (nguồn của em), ==> bị ngưng ngay lập tức, vậy ==> dòng khởi động lớn hơn 6A (Vì I_max của ATX = 6A). Khi thay đổi một loại nguồn khác (cũng thuộc loại nguồn xung, chỉ đặc biệt hơn ở chổ nguồn này chuyên dùng trong các phòng thí nghiệm, chất lượng về mọi mặt là rất tốt) ==> động cơ chạy tốt, rất khỏe (trong khi I_max của loại nguồn này chỉ có 3A) ==> Vậy, giải thích kết quả này như thế nào ạ?

        Nguyên văn bởi namqn
        vì chú vừa bảo là dòng không cao, vậy cái tác động bảo vệ này là sai.
        +Thứ hai: Theo em cái tác động bảo vệ này là "đúng", vì dòng là không cao tới mức quá dòng, nhưng "gai dòng" xuất hiện lại có biên độ rất cao, cao hơn dòng maximum, nếu nguồn ATX không có bộ lọc tốt ( tức tốc độ đáp ứng chậm, không xén được các gai nhiễu) ==> bắt buộc hệ thống "protect" phải can thiệp để đảm bảo an toàn cho nguồn.

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi bxngoc
          Các bác tranh luận sôi nổi quá mà quên mất cái adapter của em rồi. Hờ, hờ.
          Em vừa ghé Nhật tảo mua một cục biến thế 220V:15V 3A, 1 diode cầu 1A, 2 tụ 2200uF/25V, 1 IC 7812 và tính ráp bô nguồn như sau


          Chạy mô phỏng bằng Multisim 9. Nếu em tăng giá trị của tụ C2 lên > 100uF thì sẽ bị lỗi sau:

          | Output from instrument analysis
          | | TRAN: Timestep too small; time = 0.479503, timestep = 1.25e-015: trouble with node $31:xt1
          | | doAnalyses: timestep too small
          | |
          | |
          | | tran simulation(s) aborted

          Vậy theo các bác em nên chọn giá trị của các tụ như thế nào?
          file mô phỏng của bác "bxngoc" có rất nhiều lỗi. (Viết sướng tay luôn).

          + Chân biến áp của bác còn thừa 1 chân, bác không nối vào đâu cả ==> máy xẽ gặp rắc rối khi phân tích node này.

          + Bác có chắc là đã nắm rõ được các thông số của biến áp chưa? số vòng cuộn sơ cấp là bao nhiêu?, số vòng cuộn thứ cấp là bao nhiêu?, dòng định mức là bao nhiêu? nó có giống số vòng trong cuộn biến áp bác mua ngoài chợ không?. ==> điện áp bên thứ cấp ra có đúng 15V xoay chiều không? nếu ra 8 V , 9V ( nhỏ hơn 12V) khi qua con 7812 nó ra bao nhiêu?

          + Quan sát thông số trên tải thấy có "trị hiệu dụng" rồi "tần số" rồi giá trị "đỉnh đỉnh", đây đâu phải thông số của tải DC.

          + Rồi bước thời gian phân tích bác chọn quá quá quá trời nhỏ.

          Tóm lại, file mô phỏng của bác "sai" không phải do chọn tụ mà do "lỗi mô phỏng"

          + Bác dùng 7812 chạy động cơ khoan mạch, vậy bác phải kích đóng mở động cơ liên tục ==> 7812 ra đi trước khi bác khoan xong cái mạch.

          + Tốt nhất, ngoài chợ có bán loại 9V, 3A bác mua về rồi gắn thêm cái diode cầu, và tụ lọc giống như bác Namqn tính cho bác ấy. ==> điện áp thấp một tí nhưng đủ công suất là nó quay tít mù.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi ToanThang88
            Cái này không đồng ý với bác NDV rồi, vẫn điều khiển được 2 con đẩy, kéo với 3842, hiệu suất rất cao.
            Đâu đâu ! Nếu vậy thì đây là lần đầu tôi được biết cái mạch đó .
            Nhưng mà là 2 sòa đẩy kéo đó nhé ! hai sòa đấu song song thì đường post lên
            Khề khề !
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi ToanThang88
              OK, gấp tới 20 lần? (em không nói bác sai), nhưng có một số điều chưa thông.

              +Thứ nhất: Khi chạy nó trên nguồn ATX (nguồn của em), ==> bị ngưng ngay lập tức, vậy ==> dòng khởi động lớn hơn 6A (Vì I_max của ATX = 6A). Khi thay đổi một loại nguồn khác (cũng thuộc loại nguồn xung, chỉ đặc biệt hơn ở chổ nguồn này chuyên dùng trong các phòng thí nghiệm, chất lượng về mọi mặt là rất tốt) ==> động cơ chạy tốt, rất khỏe (trong khi I_max của loại nguồn này chỉ có 3A) ==> Vậy, giải thích kết quả này như thế nào ạ?

              +Thứ hai: Theo em cái tác động bảo vệ này là "đúng", vì dòng là không cao tới mức quá dòng, nhưng "gai dòng" xuất hiện lại có biên độ rất cao, cao hơn dòng maximum, nếu nguồn ATX không có bộ lọc tốt ( tức tốc độ đáp ứng chậm, không xén được các gai nhiễu) ==> bắt buộc hệ thống "protect" phải can thiệp để đảm bảo an toàn cho nguồn.
              Tôi thử giải thích cho cái 'Thứ nhất': nguồn ATX không được thiết kế để chịu đựng quá tải ngắn hạn (vì nó đâu có được dùng trong phòng thí nghiệm), còn nguồn trong phòng thí nghiệm thì được thiết kế để làm việc trong điều kiện quá tải ngắn hạn (cùng với đủ thứ bảo vệ). Bạn thử nghiệm với 2 nguồn khác nhau và có 2 kết quả khác nhau, cho thấy 2 nguồn này có tính năng khác nhau. Nhưng, đây chỉ là giả thiết, vẫn có thể xảy ra tình trạng như bạn đã lý luận ở phần 'Thứ hai', nguồn ATX lọc nhiễu tồi nên bị ảnh hưởng, còn nguồn của PTN thì lọc tốt nên vẫn chạy khỏe. Ngoài ra, nguồn của PTN có thể có khả năng khởi động mềm, nên dòng điện khởi động sẽ không vượt qua giá trị dòng điện giới hạn của nó.

              Với phần 'Thứ hai', bạn đang tự mâu thuẫn với chính mình: nếu cho rằng tác động bảo vệ là đúng thì tại sao cái nguồn của PTN nó không tác động bảo vệ đi? (nó được cho là tốt hơn về mọi mặt so với cái nguồn ATX, và bạn vẫn đang dùng cùng một cái động cơ). Tôi cho rằng nguồn ATX được thiết kế tồi hơn nguồn của PTN, do đó có thể bị nhiễu và dẫn đến tác động sai. (Nguồn 3A vẫn chạy mà nguồn 6A lại tác động, có thể coi tác động của nguồn 6A là đúng được sao?)

              Thân,
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #52
                không đồng ý.

                Vấn đề em chưa thông là ở câu nói "dòng khởi động động cơ bác nói" gấp tới 20 lần dòng định mức???.

                Khởi động mềm là sao ạ? Ý bác nói phải chăng là khả năng chống dòng "inrush"?

                Nếu câu nói gấp 20 lần của bác là "sai" (trong trường hợp này), thì cái nguồn PTN không tác động quá dòng là đúng. Và nguồn ATX tác động là đúng vì nguyên nhân gây ra không phải do dòng khởi động lớn mà là do các "gai" có biên độ lớn.

                Những vấn đề bác trích dẫn trong lời nói của em là em đang đặt giả thiết "gấp 20 lần của bác". và như bác thấy ==> có rất nhiều mâu thuẩn.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi namqn
                  Tôi cho rằng nguồn ATX được thiết kế tồi hơn nguồn của PTN, do đó có thể bị nhiễu và dẫn đến tác động sai. (Nguồn 3A vẫn chạy mà nguồn 6A lại tác động, có thể coi tác động của nguồn 6A là đúng được sao?)

                  Thân,
                  Không có cái nào tốt hơn cái nào cả . Chỉ là do cách thiết kế riêng của từng bộ nguồn thôi .
                  Nguồn PC phải đảm bảo một giá trị điện áp thật chính xác . Nếu không nó sẽ làm sai lệch các dữ liệu của PC . Điều đó sẽ rất tệ hại . Như vậy nó TK để tắt khi thấy có sự biến động bất ổn .
                  Nguồn xung ổn áp thường trong các thiết bị khác như cho TV hay cho cho công nghiệp như của bạn thì nó đã dự phòng công suất chịu đựng lớn hơn nhiều so với thông số kỹ thuật . Trong một thời khắc ( thời gian nhỏ ) bị quá dòng hay sụt điện áp thì nó vẫn chạy được bình thường sau đó .
                  Nguồn ATX vẫn tốt đó thôi . Chỉ có điều bạn sử dụng không đúng cách . Bạn muốn nó không tắt khi sử dụng tải +12v với dòng điện tầm 6A thì : mắc một cái tải tầm 5A>10A vào đường +5V .
                  Tai sao à ?
                  Mua một cuốn sách : Kỹ thuật nguồn xung bán đầy chợ trời HN về mà đọc sẽ hiểu . Những vấn đề đó ông thợ sửa TV/Monito nào chẳng nắm rõ

                  Bạn Toan thang thân mến ! bạn hãy xem cái mạch này người ta dùng con IC gì nhé !
                  http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=769
                  Tôi đang lóng lòng muốn biết cái mạch IC 3842 điều khiển 2 con Sòa đẩy kéo như thế nào
                  Last edited by nguyendinhvan; 11-06-2006, 19:44.
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi ToanThang88
                    không đồng ý.

                    Vấn đề em chưa thông là ở câu nói "dòng khởi động động cơ bác nói" gấp tới 20 lần dòng định mức???.

                    Khởi động mềm là sao ạ? Ý bác nói phải chăng là khả năng chống dòng "inrush"?

                    Nếu câu nói gấp 20 lần của bác là "sai" (trong trường hợp này), thì cái nguồn PTN không tác động quá dòng là đúng. Và nguồn ATX tác động là đúng vì nguyên nhân gây ra không phải do dòng khởi động lớn mà là do các "gai" có biên độ lớn.

                    Những vấn đề bác trích dẫn trong lời nói của em là em đang đặt giả thiết "gấp 20 lần của bác". và như bác thấy ==> có rất nhiều mâu thuẩn.
                    Tôi có khẳng định cái động cơ của chú khởi động với dòng gấp 20 lần dòng định mức đâu, chú đọc lại cái post trước đó của tôi đi. Tôi chỉ muốn nói cái giả thiết dòng khởi động tối đa là 4 lần dòng định mức của chú là không ổn. Chú dùng giả thiết dòng gấp 20 lần làm gì khi tôi không hề khẳng định điều đó.

                    Trong cái post vừa rồi, tôi đã nêu ra một số lý do có thể khiến nguồn ATX tác động, nhưng tôi không thể khẳng định đâu là nguyên nhân chính xác, tôi chỉ nó sinh ra nhiễu là chính xác. Còn ở đây chú khẳng định các "gai" có biên độ lớn gây ra sự tác động của nguồn ATX, chẳng lẽ nguồn trong PTN lại chấp nhận những gai này!

                    Khởi động mềm (soft-starting) là khả năng giới hạn dòng điện tại thời điểm đóng tải vào nguồn, nguồn sẽ khống chế dòng tải trong khi điện áp ở ngõ ra được tăng dần đến điều kiện làm việc bình thường.

                    Tôi xin phép dừng tranh luận ở đây, vì rõ ràng nhiều người đọc không kỹ, lại có vẻ không tin những gì tôi nói.

                    Gửi đ/c nguyendinhvan, cám ơn lời khuyên về quyển sách của đ/c, nhưng tôi đã có vài quyển như vậy rồi, có lẽ không cần thêm một quyển nữa. Tôi đồng ý với ý kiến của đ/c về việc nguồn ATX được thiết kế để tắt khi có biến động lớn đối với điện áp ra (tuy nhiên nguồn ATX vẫn được thiết kế với phạm vi dòng tải hẹp hơn, khả năng quá tải ngắn hạn kém hơn so với nguồn dành cho PTN).

                    Thân,
                    Last edited by namqn; 11-06-2006, 22:05.
                    Biển học mênh mông, sức người có hạn

                    Comment


                    • #55
                      Cách lắp mạch 3842 để đẩy-kéo (push-pull) 2con sò.
                      "link": http://www.sec.upm.es/docencia/plan_...de_slua143.pdf
                      (Application note của TI)

                      bác chú ý đoạn văn này:

                      "Since the UC3842 series has only a single output, an interface circuit is needed to control push-pull half or full bridge topologies. The UC3706 dual output driver with internaltoggle flip-flop performs this function. A circuit example at the end of this paper illustrates a typical application for these two ICs".
                      Attached Files
                      Last edited by ToanThang88; 01-07-2006, 19:58.

                      Comment


                      • #56
                        thôi nào các bác,ở đây không phải chỗ cãi nhau(vẽ đường cho hươu chạy nè:vào yahoo mesenger chửi thoải mái)

                        nói chung các bác bị vài vấn đề sau,em xin nêu ra và cũng nêu luôn cả giải pháp,vì cái này em cũng có vọc qua rồi.

                        nâng công suất bằng cách thay đổi PWM?hoàn toàn có thể,trong các amply class D đều xài cách này cả,nếu ko làm sao thay đổi được âm lượng?vì nó chỉ chạy đóng/ngắt thôi mà,chú ý để làm được cái này phải xem kỹ là linh kiện đã được tính toán tới hạn chưa?nếu nó chưa chạy hết oách thì mới nâng tiếp được,còn không cũng huề tiền.Tóm lại là phải tính toán lại mạch

                        dùng IC kéo 1 sò để thúc 2 con sò?không hề gì!thêm mạch giao tiếp ngoài là xong,trường hợp này hiệu suất sẽ ko cao bằng loại kích 2 sò trực tiếp,vì 1 phần năng lượng tiêu hao trên mạch ngoài.

                        còn dùng IC kéo 2 sò để thúc 1 sò,để làm gì vậy bác Vân?hình như thiết kkế kiểu ấy chỉ là cải ...lùi mà thôi
                        Computer : please enter password!
                        User : "penis":D
                        Computer : Your pasword isn't long enough!
                        User : :((

                        Comment


                        • #57
                          Thôi !
                          Luồng này đến đây tạm dừng . Nó đã bị lạc đề rồi .
                          Tất cả các Menbe tự kiểm điểm lại những sai lầm của mình trong luồng này, kể cả tôi .
                          Tạm thời nó bị Lock lại . Sắp tới những bài không liên quan đến KT đều bị xóa .
                          Và nhớ sẽ post lại bài kiểm điểm khi luồng đã được mở

                          Các menbe chuyển sang thảo luận về cách lắp các IC 494 và 3842 !
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #58
                            Các anh cho nhóc góp ý một chút nhé.

                            Nguồn máy tính thường thì dòng phía 5V tiêu thụ dòng rất lớn (cho CPU vav2 các loại mạch logic) trong khi nguồn phía 12 volt tiêu thụ dòng nhỏ hơn nhiều (chỉ cho các mạch analog và điều khiển).
                            Do đó cuộn 12 V ngừoi ta chỉ quấn 1 sợi phi 0,8mm hoặc 1mm, trong khi nguồn 5 v lại quấn chập 4 hoặc 5 sợi. Vì thế, phía 12V dễ bị sụt áp hơn phía 5V.

                            Mạch hồi tiếp điện áp người ta lại lấy cả 12V và 5V.

                            Khi khởi động, dòng cao, gây sụt áp ở 12V. Mạch tự động sẽ kéo lên bằng cách thay đổi độ rộng xung. Nhưng không thể kéo lên được, vì khi kéo lên như vậy, phía 5V sẽ bị cao theo, mà lại cao quá. Phần bảo vệ U cao sẽ làm tắt dao động.

                            Còn nếu anh lắp thêm một tải kha khá ở phía 5V như anh Vân nói, thì có thể mở rộng xung, mà phía 5V không bị cao quá. Nên sẽ được.

                            Hi hi. Nhóc nói vậy, các anh xem có lọt tai xíu nào hông?
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi cô nhóc
                              Nguồn máy tính thường thì dòng phía 5V tiêu thụ dòng rất lớn (cho CPU vav2 các loại mạch logic) trong khi nguồn phía 12 volt tiêu thụ dòng nhỏ hơn nhiều (chỉ cho các mạch analog và điều khiển).
                              Cái này thì không lọt tai được rùi cô nhóc ạ ! Đường 12V là đoán mò rùi

                              Trong một bộ nguồn máy tính đường điện quan trọng nhất là đường +12V, tiêu chí để đánh giá một bộ nguồn là tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào đường +12V này.
                              Với một bộ nguồn máy tính có thể có, thường là vậy, có các đường 0V,+3.3V,+5V,+12V,-5V,-12V.

                              0V tất nhiên là GND
                              3.3V: Xuất hiện khi chuẩn ATX ra đời được dùng chủ yếu CPU, sau này dùng nhiều để nuôi RAM.
                              5V: cấp điện cho bo mạch chủ và các thiết bị ngoại vi, hiện nay các xu hướng đang chuyển sang sử dụng đường 3.3V
                              12V: Hiện nay, đây là đường điện quan trọng nhất, ban đầu nó được sử dụng để cấp nguồn cho quạt, hệ thống làm mát, moto đĩa cứng... Các thiết bị ngày nay ngồn điện khá nhiều, đặc biệt là CPU và Card đồ họa, nó cần thêm một đường điện phụ lấy từ +12V này, ví dụ em P4 3,4 EE, ngốn 11A từ đường 12V. Các bộ nguồn xịn có những đường 12V riêng biệt, có 2 thậm chí 3 đường. Trong dòng sản phẩm của Cooler Master có em RealPower 550W có 3 đường 12V riêng biệt. Đường này cũng là căn cứ để phân biệt dòng sản phẩm. Ví dụ một hãng cung cấp sản phẩm nguồn 480W, thì dòng sản phẩm cao cấp thì đường 12V có thể lên đến 28A, trong khi bình dân thì có thể lên đến 22A.
                              -5,-12V: không quan trọng, công suất các đường này rất thấp dùng cho cổng Serial và các card ISA cũ, card này gần như đã tuyệt chủng rùi.

                              Tiện nói luôn, công suất của bộ nguồn được tính bằng tổng số watt của mỗi đường điện, P = P đường 3V3 + P đừong 5 + P đường 12V, còn được -5,-12 có thể bỏ qua. Các bác đi mua nguồn cứ nhìn đường 12V mà táng cho em, càng cao càng tốt, thông thường với cấu hình hiên nay thì từ 18A trở lên.


                              Không hiểu sao đọc bài cô nhóc này post lại nhớ đến hiệp nữ 3T nhầy, nhất là cái từ hi hi

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi phamthaihoa
                                Cái này thì không lọt tai được rùi cô nhóc ạ ! Đường 12V là đoán mò rùi
                                Hi hi. Ai biểu anh đi lấy cái nguồn ATX đời mới nhất mà kéo cần khoan làm chi? Ai mà chơi sang dữ vậy?

                                Em gái lấy cái nguồn ATX đời xưa nhất, hoặc là nguồn AT thời P2. Nó có mấy chục ngàn hà. Rất rẻ. Mua ở lề đường á.

                                Mà nhóc chỉ lý luận trên cái nguồn xưa xửa xừa xưa đó thôi nha.

                                Cái vụ nguồn 12V quấn 1 sợi và 5V quấn 4 sợi chập lại, là do nhóc giải phẫu cái nguồn AT mà có đó. Hông tin, anh thử bỏ mấy k mua về giải phẫu nó mà xem

                                Nhưng mà, để kéo cái khoan khoan mạch in, nhóc cũng hông có chơi sang đến mức xài bộ nguồn đó đâu. Chỉ cần lấy bộ nguồn cho đèn halogen 12V, (loại đèn để bàn) thêm mạch chỉnh lưu nữa là xong. Rẻ và gọn nhẹ hơn nữa. Mà cũng hổng có ai lại đi gắn tụ lọc cho cái khoan hết.
                                Hi hi, vậy bi giờ anh thấy lọt tai thêm chút xíu nào chưa?
                                Nhóc thích nghịch điện,
                                Nhóc thích xì păm,
                                Nhóc thích trêu mấy anh.
                                Hi hi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bxngoc Nothing to reveal Tìm hiểu thêm về bxngoc

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X