Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Help....fet_driver

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Help....fet_driver

    Các bác cho em hỏi 2 cái mạch driver cho con fet irf540 của 2 hình bên dưới khác nhau như thế (tất nhiên là về mặt chức năng) tại sao người ta lại thường dùng mạch bên PHẢI ... thankx
    Attached Files
    Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
    Có gì đâu một buổi chiều.
    Kề dao lên cổ yêu hay chết .
    Gật đầu cái rụp thế là yêu.

    --------
    Apple

  • #2
    Ko biết có phải như này ko?
    Hình bên trái: Khi có xung PWM mức 1 thì C1815 dẫn bão hòa -> Ugs của FET = 0V FET khóa. Còn Khi PWM mức 0 thì A1015 dẫn cấp nguồn phân cực cho FET -> Ugs >0V FET Mở. Mạch này Fet dẫn tích cực ở mức thấp.
    Còn hinh bên phải ngược lại bên trái ở đây Fet dẫn tích cực ở mức cao. Do vậy có thể ng ta dùng nhiều hơn...
    xxx

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi huyPhuongels Xem bài viết
      Ko biết có phải như này ko?
      Hình bên trái: Khi có xung PWM mức 1 thì C1815 dẫn bão hòa -> Ugs của FET = 0V FET khóa. Còn Khi PWM mức 0 thì A1015 dẫn cấp nguồn phân cực cho FET -> Ugs >0V FET Mở. Mạch này Fet dẫn tích cực ở mức thấp.
      Còn hinh bên phải ngược lại bên trái ở đây Fet dẫn tích cực ở mức cao. Do vậy có thể ng ta dùng nhiều hơn...
      xxx
      Cái như bác nói em cũng hiểu, ý em muốn hỏi liệu có sự ưu việt nào ko của mạch bên phai so voi ben trai, chẳng hạn nó có khả năng đóng cắt fet ở tần số cao hơn so với cái còn lại hay ko hoặc điều gì đó tương tự ... vì xét về nguyên lí thì cả 2 đều có khả năng đóng cắt fet, thậm chí ta có thể chỉ cần dùng duy nhất 1 chú A1015 hoặc C1815 cũng đủ dk fet ...
      Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
      Có gì đâu một buổi chiều.
      Kề dao lên cổ yêu hay chết .
      Gật đầu cái rụp thế là yêu.

      --------
      Apple

      Comment


      • #4
        Cái mạch bên trái không dùng được vì khi bạn gắn vào nó tèo ngay, lý do là dòng sẽ từ nguồn, qua mối nối eb của a1015, qua mối nối be của c1815 làm cả hai con này cùng tự dẫn, dẫn đến chết hai con này cùng lúc. Chỉ có Fet mới lắp kiểu đó được, chẳng hạn 2n7000 thay cho c1815, bs250 thay cho a1015.

        Comment


        • #5
          cả hai đều không ổn vì dùng áp thấp lái IRF540

          Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
          Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

          Comment


          • #6
            Cái này bạn phải dùng loại most-fet chạy trên mainboard máy tính mới được vì loại này có điện áp kích cực cổng rất thấp (max 10v). Dùng 540 thì fet sẽ nóng vì điện trở kênh còn cao (còn vùng tuyến tính).

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
              Cái mạch bên trái không dùng được vì khi bạn gắn vào nó tèo ngay, lý do là dòng sẽ từ nguồn, qua mối nối eb của a1015, qua mối nối be của c1815 làm cả hai con này cùng tự dẫn, dẫn đến chết hai con này cùng lúc. Chỉ có Fet mới lắp kiểu đó được, chẳng hạn 2n7000 thay cho c1815, bs250 thay cho a1015.
              Cái này có thực tế chứng minh ko bạn? hoặc bạn thử chạy mô phỏng proteus xem thế nào. Vì như bạn nói dòng qua lớp tiếp giáp eb của A1015 dòng nhỏ, khi đó lối ra PWM=0. Dòng này sẽ x100ohm để đi xuống đất. Nếu con C1815 dẫn được khi dòng này =0.7V/100~ 7mA. Có to quá ko nhỉ.

              PS. Mắc cách trái có vẻ tốt hơn.
              Với cách bên phải Ugs max= Vpwm max-Vbe < Vpwm bên cách trái. Fet ko dẫn dòng to được.
              Hi vọng bài viết giúp X được cho bạn.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
                cả hai đều không ổn vì dùng áp thấp lái IRF540
                Tôi đồng ý với ý kiến của bạn quoc_thaibk, vì điện áp 5V không đủ lái FET.
                Nếu bạn nối lên 12 V thì mạch TRÁI không dùng được. Vì khi PWM =0 hay bằng 1 thì Ạ đều dẫn. (0<12V; 5<12V);

                Mạch bên PHẢI, theo tôi bạn nối lên 12V và thêm một tầng đệm sau PWM bằng C1815 + trở 4,7k vào chân C và trở treo 10k và B để C1815 luôn dẫn.
                Mạch thêm một zener 10V và G của FET nữa.

                Bạn phải thiết kế làm sao khi không có PWM hoặc PWM=0 thì G=0->FET ko dẫn.
                Tôi hay dùng TIP41 và một diode xung để lái FET.(Bắt chước mạch của TQ). Mạch chạy ổn định và không bị nóng drive. Bản thử nghiên cứu xem. Hôm sau tôi sẽ pót mạch lên để các bạn cho ý kiến.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
                  cả hai đều không ổn vì dùng áp thấp lái IRF540
                  Đúng là áp 5v sẽ ko đủ để lái công suất tối đa cho fet, cái này là do tiện tay vẽ đại thôi còn ý chính e mún hỏi các bác là về ưu nhược điểm của 2 mạch driver.

                  Nếu dùng 12v cho driver thì ta phải thêm một tầng đệm trans nữa hoặc 1 opto. Nếu thêm vào như vậy thì chức năng của 2 driver cũng là như nhau (ko xét đến việc fet on hay off lúc chưa có PWM, cái này tùy ta thiết kế tầng đệm).

                  Như vậy theo như các bác thì 2 mạch này có tác dụng như nhau ko có cái nào ưu điểm hơn, sao em thấy người ta toàn xài mạch bên phải (tất nhiên diver 12v và thêm một tầng đệm nữa)

                  Có thể câu hỏi này hơi gà nhưng tại sao ta ko dùng mạch bên trái vì như thế ta có thể hạ thấp giá trị điện trở kẹp đất ở cực G của fet, tạo đường xả nhanh cho tụ ký sinh ở cực G của fet (ngoài con trans nối đất) khi mất nguồn của driver ... mong các bác chỉ bảo thêm.

                  Cho e hỏi thêm nếu PWM luôn có giá trị (0 hay 5v thường trực), vậy ta có thể bỏ d.trở kẹp đất cho cực G di hay ko ?

                  @thangcftd: bác post mạch lên cho e tham khảo cái ... tụi trung quốc nó có nhiều cái xài dc lém ... Tại sao lại cần thêm z10v vào cực G nếu nguon cho driver ổn định hả bác ...
                  Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
                  Có gì đâu một buổi chiều.
                  Kề dao lên cổ yêu hay chết .
                  Gật đầu cái rụp thế là yêu.

                  --------
                  Apple

                  Comment


                  • #10
                    Người ta hay dùng kiểu mạch bên phải, đơn giản là để nâng cao hiệu năng (tiết kiệm năng lượng, tính ổn định/an toàn cao).

                    Vì mạch đó chỉ hoạt động (operation) khi có mức tích cực cao, còn khi ngừng (standby) thì chẳng cần cung cấp năng lượng.

                    Cứ thử tưởng tượng một mạch có vài con MòCU, vài chục con IC Logic..etc.. mà thiết kế chế độ standby ở mức tích cực cao sẽ thế nào?

                    Tiêu tốn năng lượng=> tăng nhiệt/nhiễu...=>Kém an toàn, giảm tuổi thọ sản phẩm. Đó là bài học cho các nhà thiết kế.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
                      Cho e hỏi thêm nếu PWM luôn có giá trị (0 hay 5v thường trực), vậy ta có thể bỏ d.trở kẹp đất cho cực G di hay ko ?

                      @thangcftd: bác post mạch lên cho e tham khảo cái ... tụi trung quốc nó có nhiều cái xài dc lém ... Tại sao lại cần thêm z10v vào cực G nếu nguon cho driver ổn định hả bác ...
                      Bỏ thử sẽ thấy ko kích rờ vào fet cũng kích chạy động cơ. -->Vai trò xả tĩnh điện trên Gate cho FET

                      Vì định mức áp cho ngõ ra của FET thôi tránh bị quá ngưỡng.

                      Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
                      Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      apple Tìm hiểu thêm về apple

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X