Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biến áp xung !

    Trước kia mình có đọc trên diển dàn bàn về biến áp xung .Nay cần đến đành lên đây nhờ cao kiến của mấy huynh vậy .
    Khi yêu cầu bộ nguồn có chất lượng điện áp tốt ( 12 V hoặc 24V ) người ta thường dùng biến áp xung ( biến áp xung cho chât lượng điện áp tôt hơn biến áp thường ) <-- Ngh bảo vậy . điều này đúng không vậy ,
    Mấy đại ca giải thích qua về nguyên tắc của biến áp xung ?
    Ví dụ để thiết kế bộ nguồn 12V DC dòng tải 1A chẳng hạn .So với biện pháp thông thường ( biến áp --> chỉnh lưư --> tu lọc + 7812 ) thì thế nào ?
    Nếu dùng với biến áp xung thì thiết kế có j thay đổi không ? Ở chợ trời tìm chọn mua cac loại biến áp xung này như hế nào ( dòng mã bằng bao nhiêu ? )

  • #2
    Biến áp xung là 1 loại biến áp dùng để chuyển đổi năng lượng có hiệu suất cao.
    Nguyên tắc giống như biến áp thường - Tuy nhiên dòng điện là dòng xung cao (1kHz trở lên ?)
    Ví dụ: bạn muốn có nguồn 12V/1A
    - Với BA thường: hiệu suất =50-80%, to, nặng, rẻ, nóng, dải ổn áp hẹp
    - Với BA xung: hiệu suất >85%, nhỏ, nhẹ, đắt, không nóng lắm, dải ổn áp rộng
    Nếu muốn quấn BA xung thì search cái bài về quấn BA xung của tôi trong forum này.
    Thiết kế mạch tạo xung không phức tạp nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và cẩn thận. Phải thử tải và các chế độ bảo vệ trước khi làm việc thật.
    Khi xác định được công suất và tần số làm việc cần thiết thì ta chọn được kích thước biến áp thích hợp! Ra chợ trời chọn lấy 1 cái lõi về quấn là OK

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nsp
      Biến áp xung là 1 loại biến áp dùng để chuyển đổi năng lượng có hiệu suất cao.
      Nguyên tắc giống như biến áp thường - Tuy nhiên dòng điện là dòng xung cao (1kHz trở lên ?)
      Ví dụ: bạn muốn có nguồn 12V/1A
      - Với BA thường: hiệu suất =50-80%, to, nặng, rẻ, nóng, dải ổn áp hẹp
      - Với BA xung: hiệu suất >85%, nhỏ, nhẹ, đắt, không nóng lắm, dải ổn áp rộng
      Nếu muốn quấn BA xung thì search cái bài về quấn BA xung của tôi trong forum này.
      Thiết kế mạch tạo xung không phức tạp nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và cẩn thận. Phải thử tải và các chế độ bảo vệ trước khi làm việc thật.
      Khi xác định được công suất và tần số làm việc cần thiết thì ta chọn được kích thước biến áp thích hợp! Ra chợ trời chọn lấy 1 cái lõi về quấn là OK
      Em đã từng tìm bài của anh về biến a[s xung nhưng nằm mỗi bài một số ý. Nên chăng anh có thể post một bài chi tiết? tổng hợp kinh nghiệm.
      Ví dụ:
      Quấn một biến áp xung (Ferit)tại tần số 40khz, 2 đầu sơ cấp, 2 đầu thứ cấp với:
      +U vào: 310 Vac.
      +U ra: 1KVac.
      +Công suất: 500W.

      Vậy:
      +Chọn dây cỡ như thế nào? sơ cấp? thứ cấp?
      +Tỷ lệ vòng dây lý thuyết và thực tế?
      +Cửa sổ Ferit như thế nào?
      +Hiệu suất?
      +Kinh nghiệm?

      Mong các anh phổ biến kinh nghiệm.

      Comment


      • #4
        Hịc, T3 yêu cầu cao quá! Nếu chỉ để nói quấn thế nào thôi thì cần gì phải các thông số to như thế. Nhỏ nhỏ xinh xinh cho dễ tính. Bác nsp phổ biến cho anh em mở rộng tầm nhìn nhỉ. Nếu bác biết cách quấn cuốn cảm nói dùm anh em một thể. hịc hịc

        Comment


        • #5
          Các công thức và tính toán lý thuyết thì các bạn nên tìm đọc trong cuốn Kỹ thuật xung và cuốn Nguồn ổn áp xung ngắt quãng có bán rất nhiều . Đó là vấn đề dài , không dễ trình bày trên DD
          Nhưng chỉ có một điều là tôi không áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn được . Vì tôi hoàn toàn bị động vì chất lượng các loại lõi Ferit ngoài thị trường . Chúng có nguồn gốc xuất xứ ... không rõ ràng nên không có trong danh mục của các loại tài liệu .
          mà tôi không thể đo kiểm những thứ này bằng thiết bị ( máy đo ) thông thường được . Tóm lại là phải thử nghiệm cả lõi Ferit trước khi quấn .

          Nhưng theo tôi , các loại lõi Ferit ngoài thị trường hiện nay ( của China SX ) khó có thể đáp ứng tần số làm việc tới 40Khz . Nếu ta để chúng làm việc ở tần số đó thì chúng rất .....nóng .
          Tôi thường lắp các nguồn xung chạy với tần số dưới 15Khz thì thấy ổn hơn

          Cũng như BA thường thôi . Làm sao bạn áp dụng công thức được khi mà người ta lấy cả tôn lợp nhà để dập thành EI ???
          Dấu sao tôi cũng ... MỔ nhiều cái BA xung nên cũng học được người Nhật người China được một số cách
          Last edited by nguyendinhvan; 14-06-2006, 23:04.
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #6
            Hồi trước, tui quen một ổng, ổng giỏi quấn biến áp lắm, lên tới 20kv, công suất tới cả Kw. Nghe nói đến cao áp phải dùng keo cách điện giống như cao áp tivi ấy, ngoài ra còn phải tẩm sấy, nếu không bị đánh lửa tùm lum hết á. Để an toàn thì người ta thay việc dùng keo cao áp mà ngâm biến áp vào dầu. Lõi Pherit không đến nỗi như ông Vua analog NDVan nghĩ đâu, bởi nếu ko biết đích xác nhưng ta có thể ánh chừng rồi quấn đi quấn lại vài lần.
            Last edited by CHIBANG; 15-06-2006, 00:30.
            -------------------

            Comment


            • #7
              Nguồn máy tính sử dụng tần số 40khz đó thôi, cục bé bé thể mà chạy 300W vô tư có sao đâu. Mỗi tội cửa sổ bé, quấn để từ 310 lên 1Kv nghe chừng khó. Cái kỹ thuật này tui cùng mù mờ lắm. Nhưng các lão làng như bác NDV nói thế làm tụi em nhụt chí quá
              -------------------

              Comment


              • #8
                Tinh thiet dien day dan dien

                Chao cac ban

                Cac ban co so tay tra cuu thiet dien day dan thi post cho minh nhe.

                Minh muon thiet ke mach dieu khien cong suat de mo van dieu khien toc do cua dong co. Phai thiet ke mach tao goc mo van the nao minh chua thao may. Cac ban co the giup minh voi. Chon duong kinh day the nao de tiet kiem ve kinh te nhat ma van dam bao. Vi cac thong so tra cuu rat nhieu ma minh chua biet lua chon cua tac gia nao la chuan.

                Som tra loi minh nha

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nguyendinhvan
                  Các công thức và tính toán lý thuyết thì các bạn nên tìm đọc trong cuốn Kỹ thuật xung và cuốn Nguồn ổn áp xung ngắt quãng có bán rất nhiều . Đó là vấn đề dài , không dễ trình bày trên DD
                  Nhưng chỉ có một điều là tôi không áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn được . Vì tôi hoàn toàn bị động vì chất lượng các loại lõi Ferit ngoài thị trường . Chúng có nguồn gốc xuất xứ ... không rõ ràng nên không có trong danh mục của các loại tài liệu .
                  mà tôi không thể đo kiểm những thứ này bằng thiết bị ( máy đo ) thông thường được . Tóm lại là phải thử nghiệm cả lõi Ferit trước khi quấn .

                  Nhưng theo tôi , các loại lõi Ferit ngoài thị trường hiện nay ( của China SX ) khó có thể đáp ứng tần số làm việc tới 40Khz . Nếu ta để chúng làm việc ở tần số đó thì chúng rất .....nóng .
                  Tôi thường lắp các nguồn xung chạy với tần số dưới 15Khz thì thấy ổn hơn

                  Cũng như BA thường thôi . Làm sao bạn áp dụng công thức được khi mà người ta lấy cả tôn lợp nhà để dập thành EI ???
                  Dấu sao tôi cũng ... MỔ nhiều cái BA xung nên cũng học được người Nhật người China được một số cách
                  Đúng như bác Vân và tôi đã nói, việc tính toán chỉ là tiền đề cho việc thực hiện thôi (để khỏi sai khác quá lý thuyết). Thực nghiệm cực kỳ quan trọng.
                  Tuy nhiên, nguồn xung cỡ KW thì tôi ít thấy các bác nhà ta làm (công suất lớn, lõi bị bão hòa - có lẽ là do phẩm chất ferrite trên thị trường kém)

                  Comment


                  • #10
                    Vân sư huynh nhầm thế nào vậy!Lõi BA xung ferit china nhỏ nhỏ mà vẫn chạy đựoc 100khz đấy chứ .Em và Sơn béo thử rồi.Chạy bằng Mosfet dùng KA 38xx lái mosfet(xx là các loại đuôi tuỳ người thích dùng loại nào,chợ giời bán đấy).

                    Comment


                    • #11
                      Mình thấy trong sách nói rằng lõi của biến áp xung có thể dùng lõi ferrit hoặc tôn sillic. Nếu dùng tôn sillic thì dùng ngay tôn của mấy cái biến áp trợ trời 20k/chiếc được không nhỉ? Nếu vậy thì sự khác nhau giữa biến áp xung và biến áp thường là gì? (về cấu tạo)
                      The road ahead

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
                        Mình thấy trong sách nói rằng lõi của biến áp xung có thể dùng lõi ferrit hoặc tôn sillic. Nếu dùng tôn sillic thì dùng ngay tôn của mấy cái biến áp trợ trời 20k/chiếc được không nhỉ? Nếu vậy thì sự khác nhau giữa biến áp xung và biến áp thường là gì? (về cấu tạo)
                        Quấn trên lõi nào phụ thuộc vào tần số làm việc. Nếu tần số rất cao, người ta dùng không khí! Tần số cao thì dùng lõi nhựa hoặc ferrite. Tần số trung bình thì dùng ferrite hoặc tôn sillic. Tần số thấp thì dùng tôn sillic. (Khái niệm rất cao--> thấp là tương đối!)
                        Vật liệu:
                        - Tôn sillic là hợp kim của sắt (Fe) và Sillic (Si) với 1 số kim loại khác.
                        - Ferrite có 2 nghĩa: 1. là sắt (Fe) gần như nguyên chất (tên nguyên thuỷ - không nên bàn cãi nếu đã từng học môn Kim loại học) ; 2. Là bột oxide sắt + bột oxide 1 số kim loại khác ép lại thành hình. (xem thêm: http://www.fnrf.science.cmu.ac.th/th...ory%2018.html). Loại 2 dùng cho lõi biến áp!
                        Bản chất của lõi quấn là độ từ thẩm và độ cách điện của lõi. "Độ từ thẩm" là khả năng "truyền" năng lượng điện từ. Độ cách điện của lõi ảnh hưởng đến dòng fucô (tổn hao nhiệt trên lõi). Nếu bạn dùng lõi tôn sillic cho biến áp xung (trên 1kHz ?) thì lõi sẽ nóng, thậm chí rất nóng đến mức có thể đỏ lên! Lý do là tôn sillic có điện trở suất thấp nên dòng fucô cao gây ra nhiệt lớn.
                        Biến áp xung giống biến áp thường vì nó tuân theo lý thuyết của biến áp (đường kính dây, tỉ số, ....). Biến áp xung khác ở chỗ có tần số làm việc cao hơn, hiệu suất cao hơn, kích thước rất nhỏ hơn.
                        Last edited by nsp; 27-10-2006, 10:10.

                        Comment


                        • #13
                          Vậy các bạn có thể giúp mình tính và thiết kế biến áp xung theo những yêu cầu sau được không:
                          Sơ cấp Vpp 10-12VAC
                          Thứ cấp Vpp 160-170VAC
                          Tần số 400-550Hz
                          Dòng so cấp 1-1,5A
                          Điện trở tải khoảng 1,5kOhm
                          Không biết có ai giúp mình với.
                          |

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi chitran78 Xem bài viết
                            các bạn có thể giúp mình tính và thiết kế biến áp xung theo những yêu cầu sau :
                            Bạn cho biết :

                            -Biến áp của bạn chỉ có : 1 sơ cấp và 1 thứ cấp phải hông ?
                            -Thứ cấp :170V ,tải 1.5K --> Pout=20VA
                            -Nếu hoạt động liên tục -->Pin=(Pout+20%Pout+20%Pout)
                            (hiệu suất biến áp + đk hoạt động liên tục )
                            vậy Pin khoãng 30VA
                            -Nếu Vin=10V-->Iin=3A

                            có phải như vậy hông ?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nguyenmau Xem bài viết
                              Bạn cho biết :

                              -Biến áp của bạn chỉ có : 1 sơ cấp và 1 thứ cấp phải hông ?
                              -Thứ cấp :170V ,tải 1.5K --> Pout=20VA
                              -Nếu hoạt động liên tục -->Pin=(Pout+20%Pout+20%Pout)
                              (hiệu suất biến áp + đk hoạt động liên tục )
                              vậy Pin khoãng 30VA
                              -Nếu Vin=10V-->Iin=3A

                              có phải như vậy hông ?
                              Biến áp mình cần 1 sơ cấp và 1 thứ cấp (Hỏi thêm, nếu 2 sơ, 2 thứ thì thi công có gì khó hơn nhiều không?)
                              Theo cách tính của bạn có thể như vậy. Nhưng từ trước giờ tôi thí nghiệm thì chưa lúc nào Iin>1A, mặc dù, chưa hết công suất. Không biết tôi điều này nếu không đúng thì mong người góp ý: Nếu mình tính toán đúng để cho điện trở và trở kháng của cuôn thứ cấp phù hợp với diện trở của tải thì sẽ đạt hiệu suất của tải là lớn nhất mà tiêu thụ ít năng lượng hơn, Iin tối ưu.
                              |

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thuydt1 Tìm hiểu thêm về thuydt1

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X