Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    to anh Namqn ...

    Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
    Ít ra thì phải có thiết bị kiểu này mới có thể xác định các thông số kỹ thuật của ferrite một cách có cơ sở. Có vẻ như các thiết bị này được chế tạo tại Việt Nam, có phải vậy không lanhuong? Các thiết bị này có được cân chỉnh tại một trung tâm kiểm định nào hay không nhỉ?

    Thân,
    Thiết bị "made in VN" này do một nhóm nhà KHKT tâm huyết, đứng đầu là một Giáo Sư bên Bách Khoa làm ra với LHES (Low-noise Hall Effect Sensor) và các loại sensor khác nhập ngoại, giao tiếp máy tính. Thiết bị đã được cơ quan chất lượng kiểm định (nói đúng ra là so sánh với thiết bị nước ngoài cùng loại). Anh có thể yêu cầu trưng bản giám định khi mua máy.

    Tính năng của máy rộng và chính xác hơn hẳn hàng Tàu (như VSM, dải nhiệt độ v.v...). Em đo - so sánh với hơn 1000 mẫu lõi ferrite thì kết quả là chỉ sai (không quá lớn) so với thiết bị Âu Mỹ ở hàng số thứ ba (phần ngàn). Giá thì dưới 1/3 giá máy Tàu. Vì vậy, dù CTy em đã có thiết bị đo mạnh của Âu Châu mà vẫn quyết định dùng máy này cho khâu kiểm phẩm, vì gọn nhẹ, đơn giản, thao tác nhanh mà hiệu quả là hoàn toàn chấp nhận được.

    to anh longtclhoabinh_st

    Nguyên văn bởi longtcl
    ... đơn cử nhà máy tôi có 2 máy đo cân bằng trắng 1 của nhật và 1 của đài loan nó cho 2 thông số đo khác nhau,mà trung tâm 3 thì ko thể kiểm chứng được mấy thiết bị này.ko hề gì,cánh thợ nhà ta ko có máy đo mà vẫn chỉnh máy có màu sắc đẹp cực kỳ ...
    Anh không để ý là hình ảnh còn nhìn thấy được, thợ chỉnh "mò" hoài cũng ra. Trong khi đó, các chỉ tiêu của ferrite là ... bất khả trực quan, ví dụ như từ thẩm tương đối chẳng hạn, mò 100 năm cũng ... chả thấy gì. Mà anh có thể vượt qua điều đó dễ dàng với máy đo.

    Nguyên văn bởi hoabinh_st
    ... Tôi lớn lên từ những ngày khói lủa ác liệt có lúc không có gi để ăn, không có tấc sắt trong tay để đánh trả kẻ thù. Phải lấy vủ khí của kẻ thù để đánh trả lại chúng, chúng tôi phải dùng những quả đạn pháo lép của chúng để tiêu diệt những chiếc xe tăng đồ sộ... Chúng tôi đã làm và đã tồn tại đến ngày nay ...
    Không ai phủ nhận những hy sinh đó, ông ngoại Lan Hương (và nhiều đồng đội Ông) bị nổ banh xác khi cưa pháo địch làm bom tự tạo đánh mỹ cơ mà ... Lúc đó họ được tuyên dương như những anh hùng. Đó là chiến tranh vệ quốc , là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh , là làm bằng mọi giá dù cả bằng cái chết .

    Nhưng bây giờ thì ở cục Quân Khí có đủ thứ thiết bị phát hiện và không chế chất nổ, ai vi phạm các cơ chế an toàn quân khí hiện đại đều phải rước hình thức kỷ luật cao nhất của quân đội .

    Thời đại khác, nội hàm kỹ thuật khác, nhu cầu khác và phương tiện đã khác. Không lẽ các anh muốn điện tử VN ... trăm năm cày sâu cuốc bẫm mãi sao ? Thời đại mới cần kỹ thuật cao, kỷ luật cao, năng suất cao.

    to anh nguyenmau

    Nguyên văn bởi nguyenmau
    Anh rất muốn , Lan Hương cho anh rất nhiều đi .
    Cám ơn em đã khen anh ngây thơ
    Em muốn anh phân biệt rõ tính toán và áp đặt dữ liệu khác nhau ra sao . Việc cho anh số liệu là chuyện ... nhỏ. Anh cứ cho mẫu ferrite + yêu cầu in-out + chuyển mạch + tần số và dạng xung là xong. Anh sẽ có số liệu chính xác đến số lẻ thứ hai, sau 30 phút lên máy.

    to gadua12

    Nguyên văn bởi gadua12
    Biến áp xung các bác cứ đi mua tốn cả tìên!! Em cứ "chí" ở sạc điện thoại và bộ nguồn máy tính hỏng thì cứ gọi là vô khối.
    Trong mấy cái điện thoại và bộ nguồn máy tính hỏng đó của anh có cái nào ngõ vào 12VDC/75A, ngõ ra 310VDC/3A thì bán rẻ lại cho Lan Hương chục cái với nhé.

    Anh viết mà không chịu đọc bài người khác ...

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #92
      Anh có bộ ferrit và các yêu cầu như sau :
      -FERR 42 3C85
      -Vin từ 180VDC đến 310VDC
      -Vout =12VDC ,Iout=10A chế độ liên tục (để nạp bình accu )
      -kiểu Flyback
      -Fosc=50KHz ,duty cycle=8/20
      nếu anh có thiếu thông số nào thì em xem ở mạch nạp accu mà anh Hòa Bình cho đó .
      Cám ơn em .
      À quên ,lúc trước anh nói cần là các thông số em đo đếm thực tế chứ không phải các thông số từ các phần mềm tính toán trên mạng .
      Last edited by nguyenmau; 14-07-2008, 07:19.

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi gadua12 Xem bài viết
        Biến áp xung các bác cứ đi mua tốn cả tìên!! Em cứ "chí" ở sạc điện thoại và bộ nguồn máy tính hỏng thì cứ gọi là vô khối.
        Cái cục xạc điện thoại mà chế thành nguồn ổn áp 5VDC/450mA ráp vào mạch cho chạy liên tục 2,3 ngày .Sờ linh kiện thấy âm ấm thôi .Lúc đó mình có cảm giác khó tả lắm ,lâng lâng ,đã lắm bạn ạ .

        Còn cái nguồn máy tính mà chế thành nguồn ampli +/-48VDC thì hết biết luôn .
        Trên diễn đàn có nhiều anh em đang nghiên cú cái nầy...

        Thân

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi nguyenmau Xem bài viết
          Anh có bộ ferrit và các yêu cầu như sau :
          -FERR 42 3C85
          -Vin từ 180VDC đến 310VDC
          -Vout =12VDC ,Iout=10A chế độ liên tục (để nạp bình accu )
          -kiểu Flyback
          -Fosc=50KHz ,duty cycle=8/20
          nếu anh có thiếu thông số nào thì em xem ở mạch nạp accu mà anh Hòa Bình cho đó .
          Cám ơn em .
          À quên ,lúc trước anh nói cần là các thông số em đo đếm thực tế chứ không phải các thông số từ các phần mềm tính toán trên mạng .
          Góp ý với anh : Nạp accu 12V thì điện áp đỉnh tối thiểu phải là 13,6V. Lan Hương tính theo điện áp tối thiểu này.

          1/. Nếu ferrite của anh là mẫu trong hình kèm theo thì :



          - f = 38 KHz. start 35% duty / PWM.

          - M (Mutual Induction) = 0,80 (Quấn cách ly).

          - n (pri) = 124,25 vòng x dây 7 sợi 0,10. In 180VDC min.

          - n (sec1) = 11,74 vòng x dây 7 sợi 0,25. Out 13,6 Vpp - 10A.

          - n (sec2) = 8,63 vòng x dây 7 sợi 0,15. Out 10Vpp to driver.

          - ef (efficiency) = 74,87 % --> tổng tổn hao 13,6 x 10 / 74,87 % ~ 182W

          - uf (utilization factor) = 40 %
          (lõi có công suất tối đa 455W, trong khi toàn suất là 182W )

          2/. Nhận xét :

          - Chạy được và an toàn trong chế độ all-time (do uf nhỏ --> quá thừa công suất lõi).

          - Dùng mạch flyback này không tận dụng được ef và uf của lõi material Al_Ni_Co_Si.

          Thân áí.

          Lan Hương.
          Last edited by lanhuong; 14-07-2008, 08:48.

          Comment


          • #95
            to Lanhuong
            anh ko phủ nhận thiết bị là 1 phần ko thể thiếu của người làm công việc kỹ thuật,nhưng nếu nói như em mò 100 năm ko ra,vậy khi xưa các nhà khoa học làm gì có máy để đo.máy móc đúng là 1 quá trình làm việc con người đã tạo ra,chúng ta phải biết phát huy tính ưu việc của nó.song đối với đại đa số anh em ở đây thì các thiết bị đó chỉ là niềm mơ ước.với em và các nhà làm kinh doanh bắt buộc phải được trang bị đầy đủ,còn anh em ở đây thì chi ước muốn các người đã trải nghiệm chia sẽ kiến thức để thực hiện niềm yêu thích điện tử
            ko thể của người này,có thể của người khác
            mail:tranphuoclongtcl@gmail.com
            di động:0907145705
            chuyên LCD-LED TCL

            Comment


            • #96
              Gởi Em KnowMore,

              Anh gởi cho em cái hinh của máy đo RLC anh đang dùng, nó cũng được, sai số khoãng +- 5%, và ở L< 50uH thì không đo được, giá 750k gì đó, mình tiết kiệm không xài ĐT sang thì mua đươc rồi.
              Anh còn nhớ rất rỏ câu này của Thầy lúc học: "sau này có nhiều điều các em sẽ quên nhưng để làm điện tử, viển thông thì phải nhớ: định luật Om, định luật bảo toàn năng lượng và hòa hợp tổng trở." Lúc đó có bạn nói mấy điều đó thì quá dể và Thầy nói: Đúng là dễ thật, nhưng vài chục năm sau có lúc rồi cũng quên. Đúng là vậy!
              Khi làm nguồn SWITCHING, anh cũng áp dụng những nguyên lý đơn giản đó. Đối với 1 bộ nguồn năng lượng vào bao nhiêu ra được bấy nhiêu thì là tốt nhất, trừ những tiêu hao không tránh được. Những tiêu hao trên FET, Diode, R...mình có thông số thì có thể tính được thì tính, còn trên BA thì tìm cách khác. Mình có cách này các bạn đừng có cười nghen, mình tìm vài bộ nguồn của Nhật, Đài loan cho chạy vài giờ đầy tải sau đó đo nhiệt độ của BA, và lấy đó làm chuẩn tương đối cho các bộ nguồn của mình có công suất tương đương. Các bộ nguồn của mình sau khi cho chạy vài giờ mình đo nhiệt độ với cùng cách đo, chổ đo và cùng máy đo, nếu bộ nguồn nào có nhiệt độ tương đương thường thì cao hơn 1 chút, của họ 95 độ mình ráng 97-100 là mừng lắm rồi. Có thể dùng cách tính các tiêu hao trên các linh kiện mà mình có thông số sau đó trừ ra tổng tiêu hao đo được cũng suy ra được tiêu hao trên BA tương đối (hình Cac tieu hao của bộ nguồn 12V10A). Cuối cùng là nếu bộ nguồn chạy 4-5 giờ đầy tải mà lấy tay sờ vào chổ giấy quấn BA mà phỏng tay thì để mình xài.
              Attached Files

              Comment


              • #97
                Gởi anh Bình
                ----------------------------------
                Anh chỉ em link dẫn tới phần mềm mà anh tính như trong bài gởi bạn KnowMore.
                Em thấy tính hay quá .

                Cám ơn anh .

                Comment


                • #98
                  Học

                  Gởi NGUYENMAU!
                  Cách tính đó hay nhưng không hiệu quả bằng máy đo " ngón tay " đâu NguyenMau ơi, phần mềm này có bản quyền không biết làm sao cho em được. Em dùng chương trình chạy mô phỏng trong Orcad 9.2 cũng biết thêm được nhiều thứ đó. Ví dụ như để hiểu quá trình hoạt động của mạch flyback switching anh cho thử chạy mạch này (hình flyback-mophong ) và tìm ra nhận xét quan trọng: Itrung bình sơ cấp x V sơ cấp x T on= I trung bình thứ cấp x V trung bình thứ cấpx Toff = Ioutx Vout x T (T=Ton+ Toff), với điều kiện tiêu hao trên các linh kiện =0 ), làm cơ sở cho mọi tính toán khác.
                  Attached Files

                  Comment


                  • #99
                    Phương trình năng lượng Itrung bình sơ cấp x V sơ cấp x T on= I trung bình thứ cấp x V trung bình thứ cấpx Toff = Ioutx Vout x T (T=Ton+ Toff) cho thấy mạch flyback switching hoạt động giống như "tát nước vào ruộng bằng gàu"
                    -Ton sơ cấp múc năng lượng ,Ton ngắn múc lưng , Ton dài múc đầy
                    -Toff thứ cấp nhận năng lượng
                    -PWM điều khiển Ton để giữ ổn định dòng năng lượng Ioutx Vout x T (T=Ton+ Toff)

                    Có phải không anh Bình ?

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      Nếu ferrite của anh là mẫu trong hình kèm theo thì :



                      - f = 38 KHz.
                      Bộ ferrit EE 42 3C85 Philips có thể hoạt động ở 50KHz .
                      Mạch anh Bình chạy ở 60KHz ,Kết quả tính của Lan Hương không đụng với
                      số liệu của anh Bình mà ,anh có nghĩ tới chuyên nầy rồi .
                      Attached Files

                      Comment


                      • Cảm ơn chú hoabinh_st, lanhuong và các anh chị em!
                        Em cũng tìm được trên mạng một bộ DIY LC meter nhưng kỳ này phần vì bận, phần vì chưa có điều kiện nên chưa làm.
                        <file: LCmetterPIC16F628.rar>
                        Cái multimeter có thang đo LC ở HN nó hét triệu mấy, nghe phát hoảng! đã thế lại biết nó là hàng tàu trôi nên chả buồn xem. Một vài tháng nữa chắc em cũng phải trang bị một cái. //bác nào biết đâu có cái như trên mà ổn ổn chút thì nháy em phát nhé!

                        to LanHuong:
                        Tôi công nhận bạn và nhiều bạn trẻ bây giờ rất giỏi. (Tôi cũng trẻ nhưng tôi dốt). Tuy nhiên cái chúng ta đang có hiện nay có phải do chúng ta đứng trên vai người khác mà có? Kết quả là thước đo!? Hôm nào bạn thử ra chợ giời và mua một cái đồng hồ rẻ nhất về dùng thử! Thú vị lắm đó!
                        Có nhiều bước tiến chỉ là tiến bằng người khác.
                        Tôi là bạn của một người từng là đệ nhất kỹ thuật Cục xe máy - Tổng cục Kỹ thuật. Và bây giờ tôi có điều kiện ở gần người giỏi nhất về thiết bị của ngành trắc địa, được cả ngành coi là thầy. Bạn có thể hình dung về họ như thế nào? Kỹ thuật của họ có vẻ cũ cũ!!!???
                        Tôi gặp họ một hai lần thì tôi cũng cho là vậy.

                        //xin lỗi anh em! đoạn sau chả liên quan gì đến biến áp xung cả
                        //xin lỗi LanHuong! có thể tôi nói sai

                        Comment


                        • Gởi NGUYENMAU,
                          Em hình dung như vậy là đúng rồi. Ngày mai lúc rảnh anh tìm con PWM trong thư viện Orcad để chạy mô phỏng với R tải điện tử được thay đổi theo thời gian thì mình sẽ thấy rỏ quá trình hoạt động của bộ nguồn switching.

                          Comment


                          • không có những đột phá để trả ơn quá khứ thì đó là tội lỗi ...

                            ====== to nguyenmau=====

                            Nguyên văn bởi nguyenmau Xem bài viết
                            Bộ ferrit EE 42 3C85 Philips có thể hoạt động ở 50KHz .
                            Mạch anh Bình chạy ở 60KHz ,Kết quả tính của Lan Hương không đụng với
                            số liệu của anh Bình mà ,anh có nghĩ tới chuyên nầy rồi .
                            Lan Hương không hề nói EE 42 3C85 không chạy được 50 KHz, 60 KHz thậm chí 80 KHz.

                            Nhưng trong trường hợp cụ thể thì tần số 38 Khz là tối ưu, thế mà ef của nó chỉ mới ... 40 %. Mang tần số lên càng cao càng phí phạm chứ có ích gì đâu ?...

                            Thực chất mạch của anh chỉ cần lõi EI 25-20-10 là đã ... quá thừa.

                            Kỹ thuật luôn luôn hướng đến bài toán tối ưu.
                            Còn nếu muốn "có để mà dùng bằng mọi giá" như hồi chiến tranh, đói nghèo lạc hậu thì Lan Hương xin miễn bàn, vì đó không phải là quan điểm kỹ thuật chính thống của XH Việt Nam hiện đại. Xin hãy nghe một phát biểu đáng suy nghĩ của anh thang_ngu :

                            Nguyên văn bởi thang_ngu Xem bài viết
                            Thôi kệ, mỗi người đành phải cố gắng cầu tiến, chứ đừng như bác gì đó nói muốn quan sát tín hiệu vài GHz chỉ cần xài scope 10MHz là được. Hoặc giả như một bác viết sách giới thiệu " đồ án " cải tiến TV đen trắng để xem tín hiệu màu...
                            ====== to KnowMore=====

                            Nguyên văn bởi KnowMore
                            Tôi công nhận bạn và nhiều bạn trẻ bây giờ rất giỏi. (Tôi cũng trẻ nhưng tôi dốt). Tuy nhiên cái chúng ta đang có hiện nay có phải do chúng ta đứng trên vai người khác mà có? Kết quả là thước đo!?
                            Kế thừa, đó là nguyên tắc của mọi quá trình tiến hóa. Mọi bậc cha mẹ chân chính đều muốn đời con cháu phải hơn mình, vì thế mà tiền nhân đã chẳng ngại mọi hy sinh cho chúng ta hôm nay. Cho nên, không có những đột phá để trả ơn quá khứ thì đó là tội lỗi của chúng ta

                            Kết quả, thành tựu của chúng ta chính là phản hồi tốt đẹp nhất đối với tiền nhân, tổ quốc, đâu chỉ là thước đo ?

                            Nguyên văn bởi KnowMore
                            Có nhiều bước tiến chỉ là tiến bằng người khác.
                            Muốn VN đi lên không thể nào khác là "tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng : cách mạng quan hệ sản xuất + cách mạng văn hóa tư tưởng + cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt" (trích văn kiện Đảng CSVN).

                            Bước tiến đầu tiên của cuộc cách mạng cam go ấy là phải cố gắng làm sao ... bằng người khác cái đã.

                            Tham chiếu quá khứ (chứ không phải là ... bám vào quá khứ), củng cố hiện tại và vươn đến tương lai.

                            "Bằng người" , đó là mở đầu cho một tiến trình của dân tộc VN chứ không phải là mục tiêu đâu KnowMore ạ.

                            Lan Hương xin chấm dứt các tranh luận ngoài kỹ thuật tại đây.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.
                            Last edited by lanhuong; 15-07-2008, 01:32.

                            Comment


                            • Gởi Nguyenmau &quot;mô Phỏng Với Sg1842&quot;

                              Anh chỉ tìm được trong thư viện của Orcad con SG1842 nó cũng tương đương con UC3842, ở đây thì tần số của nó mình phải đặt, anh đặt cho nó 50Khz. Trong sơ đồ những linh kiện không quan trọng lắm anh bỏ bớt cho dễ nhìn. Trong hình tín hiệu ngỏ ra: tín hiệu màu cam là Vout, tín hiệu màu vàng là Iout và tín hiệu màu xanh đậm là xung ngỏ ra của cuộn thứ cấp. Tải anh dùng con FET IRF150 và nguồn V3 có biên độ thay đổi điều khiển FET để tạo ra 1 cái tải thay đổi theo t.
                              Giống như em hình dung, công suất ngỏ ra càng lớn thì độ rộng của Ton càng lớn, nhưng nó cũng tới 1 giá trị nào đó được khống chế bởi R3 và con SG1842.
                              Để hoàn chỉnh các thiết kế của mình anh cũng dùng các mạch mô phỏng như vậy để kiểm tra và định hướng các xử lý.
                              Attached Files

                              Comment


                              • Ở mạch mô phỏng nầy nhìn thấy rõ :
                                -khi không tải Ton khoãng từ 5% đến 10 % chu kỳ (duty=5%-10%)
                                -khi tải tăng thì duty tăng dần
                                -khi dòng tải bằng đúng thiết kế thì duty=50%

                                *Như vậy vấn đề chính ở đây là quấn cái biến áp xung sao cho đạt yêu cầu .
                                Mà trước hết là tính sao cho đúng L của cuộn sơ cấp .
                                Phải thế không anh Bình ...
                                Em sẽ tìm cách tính và xin anh ý kiến .
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thuydt1 Tìm hiểu thêm về thuydt1

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X