Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
AI có thể giúp tôi về việc đăt cảm biến quang ở cửa ra vào gara ôtô giúp tôi với. Yêu cầu đề tài: đặt cảm biến sao cho xe ôtô vào thì bộ đếm đếm xe và mở cửa nhưng khi có người vào thì bộ đếm không đếm nhưng vẫn mở cửa cho vào
có gì xin liên hệ: trancongtuan22_02_88@yahoo.com
trời cái này dễ quá mà các bác bàn nhiều thế nhỉ. Dùng một con senser hồng ngoại là xong thôi mà. cái senser này mua ngoài hàng khoảng 150K. bác nào biết về 8051 thì kết hợp với việc dùng senser hồng ngoại này có thể làm được rất nhiều việc như : có thể biết được có ai đang ở trong nhà mình ngay cả khi trong nhà tắm ^^....bác nào cần tài liệu thì tui share cho, tui vừa làm bài tập lớn về con này mà..
Bác bỏ ra 150 hay 180 khìn gì đó vào siêu thị Melinh Plaza có bán sẵn những bộ này luôn, nó gọi chung là đèn tiết kiệm điện.Vừa không mất công mà lại dễ lắp ráp, tôi đã xem qua rồi và thấy họ thiết kế rất đẹp
Em góp ý thế này:
Dùng 2 bộ thu phát hồng ngoại đặt gần sát nhau, chặn lối ra vào( mặc định bộ A đặt gần cửa hơn bộ B và đặt làm sao khi ra vào chắc chắn phải cắt ngang qua cả A và B)
Công việc bây giờ là:
*Nếu có người vào( có tín hiệu ở A rồi có tiếp tín hiệu ở B) -> đèn bật + tăng biến số lượng người lên 1
*Nếu có người vào( có tín hiệu ở B rồi có tiếp tín hiệu ở A) -> giảm biến số lượng người đi 1, nếu biến này bằng 0 thì đèn tắt
*Vì A, B đặt gần nhau nên ta làm thêm một hàm trễ( khoảng 1s em suy đoán thế có gì mọi người chỉnh lại) nếu chỉ có tín hiệu từ A hoặc B thì không làm gì cả, tiếp tục quay về đợi lênh( trường hợp này phát sinh do đi vào nửa chừng quên mang đồ vào, tắm xong đi ra quên không mặc qa, tự dưng nhớ ra thế là mới cắt B mà chưa chạm vào tia hồng ngoại A, hoặc chuột chạy qua nhưng nó nhỏ quá nên chỉ cắt được 1 tia)
Như vậy thì cả trăm người vào cũng ok nếu phòng
*Mong các bác cho ý kiến, cái này chỉ tốn 2 bộ thu phát+ 1 bộ VDK
Bác bỏ ra 150 hay 180 khìn gì đó vào siêu thị Melinh Plaza có bán sẵn những bộ này luôn, nó gọi chung là đèn tiết kiệm điện.Vừa không mất công mà lại dễ lắp ráp, tôi đã xem qua rồi và thấy họ thiết kế rất đẹp
Đúng rồi, các bộ đèn bất sáng tự động khi có người tới gần bây giờ bán đầy rẫy, giá từ 120k-600k, nhưng phổ biến là từ 120k-150k. Melinh plaza bán đắt hơn bên ngoài 1 chút (nếu không nhầm thì 180k) nhưng bù lại trong đó có nhiều mẫu, thích chọn kiểu nào thì chọn, lại có thể demo, thử nghiệm cả ngày, đủ kiểu đi đứng ra vào, thích thử gì thì thử (ở chợ bên ngoài ai người ta cho mình thử nhiều thế ) Hầu hết các bộ đèn này đều có chức năng phân biệt ngày đêm (thực ra là phân biệt sáng tối), nó cung cấp 1 núm vặn chỉnh độ nhạy với ánh sáng từ đó cho phép mình cài đặt ánh sáng nền tối đến mức nào thì mới bật sáng đèn, dải điều chỉnh rất rộng: từ ánh sáng trời mạnh đến tối om, tóm lại là rất hoàn hảo rồi mà ko cần phải chế thêm cái gì nữa cả.
Nguyên lý thì "xưa" quá rồi: nó dùng cảm biến PIR (Passive InfraRed ) để phát hiện người vào phòng.. Các mắt PIR bây giờ rất phổ biến, không chỉ trong các bộ đèn đang nói mà còn ứng dụng trong các ứng dụng cửa mở tự động ở các trung tâm thương mại, ngân hàng, sân bay,... (bất cứ nơi nào cần đóng/mở cái gì đó tự động khi có người đến)
Các bộ đèn bán sẵn này đặc biệt thích hợp làm đèn cầu thang, đèn hành lang, đèn tiền sảnh ở cửa ra vào, đèn ngoài hiên, đèn sân thượng (phơi quần áo), đèn kho chứa đồ (thường tối om và ít khi ra vào), đèn gara, nhà xe... Riêng phòng tắm loại đèn này cũng rất thích hợp nhưng đôi khi nó có 1 sự bất tiện kiểu thế này: Vì đặc tính của các bộ cảm biến PIR là phát hiện chuyện động nên nếu ban đầu có người vào phòng thì đèn bật sáng nhưng người ở trong phòng ngồi bất động trong 1 khoảng thời gian dài hơn thời gian cài đặt thì đèn sẽ .. tắt, trường hợp này rất hay xảy ra với những người bị ... táo bón hoặc chỉ đơn giản là đi vệ sinh và ... ngồi lỳ bên trong. Khi đó muốn đèn bật sáng trở lại thì phải huơ huơ tay qua lại 1 cái
Nếu thích mô-đi-phê đi theo ý riêng thì bạn mua 1 con PIR rời rồi tự lắp mạch lấy hoặc mua nguyên 1 bộ công tắc bán sẵn gồm PIR + rơ le + vỏ + kính lọc Fresnel, cái này cũng rất sẵn, giá cũng xấp xỉ 120k, sau đó về chế lại theo ý mình. Bên công ty RMT còn bán mô-đun PIR nữa cơ (chỉ có PIR + mạch amplifier), giá bộ này thì rẻ hơn nhưng không kèm kính lọc hồng ngoại
"Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Làm gì có cảm biến từ trường người??? Nếu có thì tương lai xa mới có, mà cái bạn nói đó chính là PIR sensor (nói bên trên)
Cảm biến PIR thực chất là một tổ hợp tế bào bán dẫn đặc biệt có đặc tính hấp thụ sóng hồng ngoại và sinh ra một điện áp tỉ lệ với cường độ bức xạ hồng ngoại. Nguồn phát hồng ngoại có ở khắp mọi nơi trong môi trường trong đó có con người. Mỗi vật thể trong môi trường đều ít nhiều phát sóng hồng ngoại, vật càng nóng thì cường độ phát xạ càng mạnh. Ngoài cường độ các bức xạ hồng ngoại của vật thể cũng có bước sóng khác nhau tùy từng bản chất của vật thể. Các cảm biến PIR thương mại chế tạo ra chủ yếu phục vụ cho việc cảm nhận bức xạ hồng ngoại của cơ thể người, nên nó đặc biệt nhạy với đối tương là người. Tín hiệu ra của PIR sensor rất yếu nên cần phải có mạch khuếch đại mà thường thì nhà sản xuất cung cấp luôn mạch đi kèm. Tuy nhiên khuếch đại thôi vẫn chưa đủ. Vì nguồn phát xạ hồng ngoại trong môi trường rất nhiều chưa kể nhiễu của các nguồn sáng và ánh sáng mặt trời, nên tín hiệu ra của PIR sensor là 1 tín hiệu "cộng gộp", hổ lốn đủ mọi thứ và không ổn định, bởi vậy người ta phải phải có kính lọc để lọc bỏ bớt các thành phần bức xạ tự nhiên và của các vật thể không mong muốn, chỉ thu lấy phần bức xạ của đối tượng muốn phát hiện, kính đó gọi là kính lọc Fresnel, có màu trắng đục. Ngoài nhiệm vụ lọc kính lọc này còn có nhiệm vụ hội tụ nguồn bức xạ hồng ngoại lên mắt (cửa sổ) PIR để tăng cường độ nhạy và còn để bảo vệ PIR sensor khỏi tác động của môi trường.
Thế nhưng vẫn còn 1 vấn đề nữa với PIR sensor. Nếu các bộ PIR sensor chỉ có 1 tế bào duy nhất để thu nhận bức xạ hồng ngoại thì như trên đã nói, tín hiệu ra của nó là 1 tín hiệu cộng gộp của tất cả các nguồn bức xạ cùng dải bước sóng lọt được qua kính lọc, và ngay cả khi đã có kính lọc tín hiệu của nó cũng không ổn định bởi các nguồn bức xạ hồng ngoại bên ngoài cũng luôn luôn bị nhiễu bởi đủ các thể loại nguồn nhiệt khác xung quanh nó. Vì vậy sự xuất hiện hay biến mất của đối tượng gần như chìm vào tín hiệu nhiễu nền mà ít khi phân lập được rõ ràng, bởi vậy mắt PIR với 1 tế bào đơn sẽ luôn bị phát hiện sai. Vì vậy người ta đã cải tiến bằng cách chế tạo các mắt PIR với nhiều tế bào, thường là 1 cặp hoặc 4 tế bào ở 4 góc tạo thành cửa sổ vuông. Lúc này thay vì 1 tín hiệu người ta có 4 tín hiệu thu về, và mạch khuếch đại bây giờ không phải là mạch khuếch đại đơn nữa mà là khuếch đại vi sai, nếu có 1 cặp tế bào mạch xử lý chỉ gồm 1 bộ khuếch đại vi sai, nếu 4 tế bào sẽ có 3 mạch vi sai, 2 mạch khuếch đại 2 kênh riêng rẽ sau đó mạch thứ 3 khuếch đại vi sai 1 lần nữa tín hiệu từ 2 kênh kia. Như vậy toàn bộ nhiễu nền từ môi trường bị loại bỏ và đồng thời tín hiệu tĩnh của chính đối tượng cần phát hiện cũng bị triệt tiêu, nhưng chỉ cần đối tượng phát hiện di chuyển một cái là mắt sẽ lập tức phát hiện! Đó là đặc tính đặc trưng của bộ khuếch đại vi sai. Bởi vậy các mắt PIR thương mại phổ biến hiện nay đều là mắt phát hiện chuyển động. Cũng nhờ nhiều mạch khuếch đại xử lý vi sai liên hoàn mà các bộ cảm biến PIR có độ nhạy rất lớn và không chỉ phát hiện tín hiệu hồng ngoại của cơ thể người mà còn có thêm khả năng phân lập sự tương phản của các bức xạ phi hồng ngoại trên nền ... hồng ngoại. Hệ quả là mắt PIR không chỉ phát hiện được đối tượng trực tiếp phát xạ tia hồng ngoại mà còn phát hiện được cả các vật thể không bức xạ hồng ngoại di chuyên trên "phông nền" hồng ngoại. Nói một cách khác, các bộ PIR thực sự trở thành một con mắt thực thụ, có thể "nhìn thấy" rõ ràng không chỉ các đối tượng phát ra tia hồng ngoại, phát mạnh, phát yếu rất khác nhau mà "nhìn thấy" cả các vật thể hoàn toàn không phát tia hồng ngoại. Điều này hoàn toàn tương tự giống như như đôi mắt của bạn. Con mắt của bạn có chứa võng mạc và cầu mắt đóng vai trò là 1 thấu kính lồi hội tụ ánh sáng lên trên võng mạc. Trên võng mạc là vô số các tế bào nhạy với ánh sáng, tín hiệu ánh sáng tác động vào chúng sẽ phát sinh tín hiệu ở "đầu ra" đưa đến não để xử lý. vùng thị giác trong não bộ cũng hoạt động như 1 bộ xử lý vi sai. Cho phép nhận dạng các vật thể chuyển động rất nhanh, gần như là ngay lập tức. Tốc độ nhận dạng "tức thời" đó có được bởi vì đó là 1 hình ảnh động, bởi vì các đối tượng chuyển động gây ra một tín hiệu sai lệch tương đối giữa các tế bào, sự sai lệch này trực tiếp tác động vào vùng nhận thức trên não khiến chúng ta nhận diện vật thể ngay tức thì. Bạn đã biết một đứa trẻ mới ra đời, nó chưa có ký ức và kinh nghiệm nên nếu cho nó nhìn 1 hình ảnh tĩnh thì đối với nó mọi hình dạng trong đó đều "no information", thế nhưng chỉ cần có cái gì chuyển động trong vùng nhìn của nó thì lập tức nó sẽ nhận biết ra ngay và quay đầu về phía đó để quan sát vật thể. Khác với chúng ta là những người lớn khi quan sát 1 hình ảnh tĩnh, các tín hiệu chuyển đến não là 1 tín hiệu tĩnh và đòi hỏi não phải vận dụng đến vùng ký ức (bộ nhớ) để tách biệt, phân lập các vật thể bằng ...kinh nghiệm. Nhờ có ký ức hay kinh nghiệm mà chúng ta có thể phân biệt được sự xuất hiện của 1 con người đang đứng yên trước 1 cái bếp hay đứng lẫn lộn với cây cỏ trên cánh đồng phía xa xa. Và dĩ nhiện sự nhận dạng và phân lập các vật thể của chúng ta để cung cấp cho chúng ta các thông tin là nhờ vào vùng kỹ ức và kinh nghiệm trải qua quá trình lớn lên và kinh nghiệm nghề nghiệp của chúng ta. Và dĩ nhiên tốc độ nhận dạng các vật thể trong hình ảnh tĩnh vì phải qua qua xử lý vô cùng phức tạp nên tốc độ nhận dạng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ nhận dạng vật thể chuyển động. Và cũng giống như mắt người, các bộ cảm biến PIR mặc dù chỉ có 4 tế bào thu nhận tín hiệu hồng ngoại cũng có khả năng phân lập về "màu sắc", cường độ ánh sáng hồng ngoại của các vật thể khác nhau ở độ phân giải thấp (chỉ ở mức độ đen-trắng, đậm-nhạt mà thôi) . Và nếu chúng ta chế tạo thêm các bộ giải mã hiện thị hình ảnh tương xứng với các bộ vi xử lý tín hiệu và sử dụng các bộ PIR với ma trận hàng trăm tế bào chúng ta hoàn toàn có thể giúp các mắt PIR nhận dạng được vật thể ở trong trạng thái tĩnh và có thể "nhìn thấy" những gì mà "con mắt" PIR sensor đang thu nhận được.
Tóm lại các nguyên lý trên giải thích vì sao các mắt PIR mặc dù có cấu tạo là các tế bào hồng ngoại có độ nhạy giới hạn nhưng sau khi qua mạch khuếch đại xử lý vi sai nó trở nên đặc biệt nhạy và hoạt động rất chính xác, và ngoài việc trực tiếp phát hiện các vật phát xạ tia hồng ngoại nó còn có khả năng phát hiện các vật thể phi hồng ngoại, trong trạng thái chuyển động!
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Dạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
Hay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
màn của mình là LCD , giờ m muốn mua màn LED để thay thế (ko muốn dùng màn LCD nữa) , lên muốn hỏi xem có cáp chuyển đổi nào có thể cắm đc màn LED vào ko , tất nhiên phải có cùng số chân pin với màn cũ rồi . VD: màn cũ là lcd mỏng , 40 pin...
Dạ màn hình lcd đều có thể lai cấy cho nhau được hết ạ. Các loại cáp, bo mạch chuyển đổi lvds rất nhìu, với dòng sony còn phải nhổ cả chip nhớ của main cũ đưa lên gỗ thì mới lắp sang máy khác đc, chưa kể các bệnh về màu... ngay cả...
Comment