Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ĐÈn ĐiỀu KhiỂn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Phải mua nhiều linh kiện và lắp đặt lùng nhùng như ToanThang88 nói thì thà mua quách con cảm biến hồng ngoại cho xong. Vừa nhàn thân mà vừa chính xác. Tuy nhiên rất ủng hộ ý tưởng thăm dò từ nhiều nguồn tin và cho qua cái cổng OR.

    Comment


    • #17
      Lắp hồng ngoại rồi mỗi lần có nhiều người tắm, 1 người phải chạy ra bật 1 cái công tắc như bác nói hả? (mà số người tắm phải chẵn nữa chứ). Nếu số người lẻ thì thế nào?

      ==> Vậy sao gọi là nhàn thân và chính xác. Chưa kể là "phi tự động hóa".

      Comment


      • #18
        + Ok, Ngay dưới chân cửa ra vào, bác thử đặt 2 cảm biến thu âm thanh. khi có người đi vào sẽ có tiếng động do bước chân phát ra, tạo 1 tín hiệu(OK) ==> đèn bật ngay lập tức.
        nếu gần WC có tiếng bước chân nhưng người ta chỉ lảng vảng mà ko muốn vào thì thế nào?hoặc rủi thay có 1 con mèo nhảy xuống cái "bộp" thì coi như cái cảm biến này sai.

        + Ngay trong phòng tắm, bác gắn loại cảm biến này vào những vị trí có thể tạo ra âm thanh. Ví dụ: ở dưới vòi nước 1 cái, dọc chân tường bố trí cách một khoảng là 1 cái, ....
        vào phòng tắm tối om có thể ko mở được vòi nước
        bố trí dọc bờ tường vài bộ thu phát IR có thể được,với mật độ hơi dày 1 chút hì có thể nhận biết chính xác(ngược lại thì chịu khó đi qua đi lại nhiều lần cho cái cảm biến nó "thấy" bạn)

        Comment


        • #19
          cái hướng đặt nhiều bộ thu phát IR dọc bờ tường là khả quan nhất,chỉ cần 1 cặp bị mất tín hiệu là biết ngay phòng có người,nhưng có cái dở là trong thi công,không được phép...đục tường để gắn cảm biến,mà nếu dán sơ sài thì xấu quá

          mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp khác

          Comment


          • #20
            Trên 1 cửa ra/vào: (làm việc 1 cửa trước)

            + Chủ lực chỉ cần 2 bộ cảm biến hồng ngoại, 1 con 89C51. Có bác nào làm được một bộ tự động (giải quyết được mọi tình huống khác nhau, ví dụ:
            phân biệt được "n" người ra vào, phân biệt được người đứng ở cửa nhưng không vào, phân biệt được người đứng ở cửa một lúc rồi mới đi vào hoặc đi ra ....)? ==>phải xử lí thế nào để cái đèn biết tự động bật tắt 1 cách chính xác.

            + Nếu không có bác nào làm, em xung phong. (nhưng đúng sai thì không biết post lên các bác thấy sai thì sửa).

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi ToanThang88
              Lắp hồng ngoại rồi mỗi lần có nhiều người tắm, 1 người phải chạy ra bật 1 cái công tắc như bác nói hả? (mà số người tắm phải chẵn nữa chứ). Nếu số người lẻ thì thế nào?

              ==> Vậy sao gọi là nhàn thân và chính xác. Chưa kể là "phi tự động hóa".
              Số người tắm là chẵn mới phải dùng đến công tắc còn lẻ thì chả phải dùng đến nó mà vẫn bật tắt bình thường.
              Bạn lưu ý là như bài đầu tiên mà mình viết mình có nói là dùng cảm biến hồng ngoại là chính xác nhất (tuy vẫn chưa phải là chính xác tuyệt đối), bạn đừng nhầm lẫn giữa cảm biến hồng ngoại và cặp thu phát hồng ngoại. Còn phương án dùng bộ đếm và cặp thu phát hồng ngoại là để giá thành ở mức cực rẻ. Mà của rẻ thì đương nhiên không hoàn hảo rồi.

              Comment


              • #22
                OK, vậy dùng cảm biến hồng ngoại như bác nói, có cách làm cho số người là n (n chẵn lẻ tùy ý) đều thỏa mãn, không cần dùng công tắc gì cả, bác "Du" thử suy nghĩ xem làm thế nào?

                Comment


                • #23
                  Chịu các bác, không biết sau khi thảo luận rôm rả thế này không biết có ai làm thật không. Tui giải quyết cái này như sau:
                  - Cần 1 hoặc 2 em phát, ít nhất 2 em thu. Tùy vào trạng thái 2 mắt thu mà bạn quyết định số người, ra, vào. Đi vào thì mắt phía ngoài không nhận được, phía trong vẫn nhận được tín hiệu hồng ngoại --> Dùng 2 ngắt ngoài. Đếm số người mà quyết định tắt hay bật. Không quan tâm đến ban ngày hay ban đêm, ai vào mà chả bật nên, trừ khi nhà tắm thuộc loại thiên nhiên không có mái che, hehe...
                  - Nên dùng một IC tạo xung 38K cho mắt phát, nếu dùng trực tiếp vi điều khiển yếu như AT89C2051 thì lập trình hơi khó. Tui dùng một em 4558. Nếu dùng vi điều khiển có sẵn PWM thì đơn giản.
                  - Dùng mạch tạo nguồn 5V từ điện lưới, ghép song song 3,4 em zener, hoặc kiếm được loại 1A thì càng tốt để đóng mở relay. Làm mạch này nhớ chú ý cái tụ điện, kẻo nó giật cho bét xác. hehe.... Dùng cách này hay hơn dùng pin hay adapter.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi phamthaihoa
                    Chịu các bác, không biết sau khi thảo luận rôm rả thế này không biết có ai làm thật không. Tui giải quyết cái này như sau:
                    - Cần 1 hoặc 2 em phát, ít nhất 2 em thu. Tùy vào trạng thái 2 mắt thu mà bạn quyết định số người, ra, vào. Đi vào thì mắt phía ngoài không nhận được, phía trong vẫn nhận được tín hiệu hồng ngoại --> Dùng 2 ngắt ngoài. Đếm số người mà quyết định tắt hay bật. Không quan tâm đến ban ngày hay ban đêm, ai vào mà chả bật nên, trừ khi nhà tắm thuộc loại thiên nhiên không có mái che, hehe...
                    - Nên dùng một IC tạo xung 38K cho mắt phát, nếu dùng trực tiếp vi điều khiển yếu như AT89C2051 thì lập trình hơi khó.
                    - Dùng mạch tạo nguồn 5V từ điện lưới, ghép song song 3,4 em zener, hoặc kiếm được loại 1A thì càng tốt để đóng mở relay. Làm mạch này nhớ chú ý cái tụ điện, kẻo nó giật cho bét xác. hehe.... Dùng cách này hay hơn dùng pin hay adapter
                    + Theo em thấy bác PTH đi đúng hướng rồi đấy. Nhưng xin nói thẳng, thảo luận kiểu "mây gió" thế này thì không hi vọng làm được trong thực tế đâu.

                    + Tốt nhất nên có một "sơ đồ bố trí cảm biến" và một "lưu đồ giải thuật" (sơ đồ khối của chương trình vi điều khiển).

                    + Đối với "ngắt ngoài" ta nên dùng nó để xử lí tác động của nhiều cửa (cửa ra/vào Washington City [WC]). Xử lí trên 1 cửa tối ưu ta không cần dùng ngắt ngoài.

                    OK, để em post sơ đồ lên, các bác thấy sai thì sửa.

                    Comment


                    • #25
                      Sensor: hồng ngoại.
                      Microcontroller: 89C51.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi ToanThang88
                        OK, vậy dùng cảm biến hồng ngoại như bác nói, có cách làm cho số người là n (n chẵn lẻ tùy ý) đều thỏa mãn, không cần dùng công tắc gì cả, bác "Du" thử suy nghĩ xem làm thế nào?
                        ToanThang cho mình cái địa chỉ email bằng cách post lên diễn đàn hoặc gửi cái địa chỉ đó tới hòm thư của mình: lengocdu@gmail.com . Mình sẽ gửi cho bạn cái project làm đèn bật tắt tự động dùng cảm biến hồng ngoại. Project này đã làm mạch cụ thể rồi và chạy ro ro.

                        Comment


                        • #27
                          Cái lưu đồ của ToanThang thì do bạn không chú thích các cách đặt biến và ý tưởng nên mình chưa thể hiểu hết => không giám nhận xét đúng sai.
                          Tiện đây mình cũng xin đưa ra cách bố trí các cặp thu phát và giải thuật cho bài toán với số người bất kỳ (nhỏ hơn giới hạn của biến đếm n). Mọi người xem nếu sai thì sửa dùm

                          ----------------------------------------------------------------
                          Last edited by Ngoc Du; 26-06-2006, 05:06.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi ToanThang88
                            + Theo em thấy bác PTH đi đúng hướng rồi đấy. Nhưng xin nói thẳng, thảo luận kiểu "mây gió" thế này thì không hi vọng làm được trong thực tế đâu.
                            Sản phẩm thật theo cách làm trên chạy ầm ầm roài

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi d_quy05
                              vấn đề này anh em đang bàn mà bác THANHVUTG, quan trọng là không được hai người cùng một lúc ma`
                              Xin lỗi, tôi không đọc kỹ đề bài.

                              Cảm ơn bạn đã nhắc tôi !
                              Last edited by thanhvutg; 26-06-2006, 16:02.

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi Ngoc Du
                                Tiện đây mình cũng xin đưa ra cách bố trí các cặp thu phát và giải thuật cho bài toán với số người bất kỳ (nhỏ hơn giới hạn của biến đếm n). Mọi người xem nếu sai thì sửa dùm
                                Những sơ đồ chúng ta đang bàn đến chỉ là 1 ví dụ "đơn giản nhất": bài toán 1 cửa dành cho 1 người có thể ra/vào.

                                Sơ đồ của bác "Du" làm rất chính xác. Thỏa mãn được trong mọi trường hợp sau:

                                + Trường hợp bình thường:
                                - Đi vào bình thường
                                - Đi ra bình thường

                                + Trường hợp đặc biệt: (1 số tình huống hay xảy ra)
                                - Đứng tại vị trí A một lúc rồi mới đi vào
                                - Chạy ào qua A & B (vì ... chịu không nổi)
                                - Đi qua A, đứng 1 lúc tại B rồi lại quay trở ra (quyết định ko đi vào)
                                - Đi vào qua A rồi quay trở ra (ko qua B)
                                - 2 hoặc nhiều người đi ra tai vị trí B
                                - Đi qua đi lại vị trí A 1 lúc rồi mới đi vào

                                Tuy nhiên: Xét tình huống này

                                1 người đi vào đến vị trí A, cùng lúc người kia đi ra đến vị trí B (B đến trước và là người cuối cùng đi ra).

                                + Nếu A lùi lại nhường cho B đi ra ==> đúng.
                                + Nếu B lùi lại nhường cho A đi vào ==> .... ==> A đi vào ==> "fail" (Lamp:=0) [bác "Du" chú ý điểm này].

                                ==>công nhận phải cho điểm bác "Du" 9/10. Thỏa mãn với "n" chẵn lẻ khác nhau (n tùy thuộc độ phân giải biến đếm).

                                Thừa thắng xông lên, bác "Du", ta làm tiếp bài toán 2 cửa đi, OK?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                d_quy05 Tìm hiểu thêm về d_quy05

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X