Bác "Du" có thể nén "project" lại, rồi "post" lên diễn đàn, cái này phổ biến cho nhiều người được đấy (trong đó có thằng này: thang120788@yahoo.com)
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
ĐÈn ĐiỀu KhiỂn
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi ToanThang88
Tuy nhiên: Xét tình huống này
1 người đi vào đến vị trí A, cùng lúc người kia đi ra đến vị trí B (B đến trước và là người cuối cùng đi ra).
+ Nếu A lùi lại nhường cho B đi ra ==> đúng.
+ Nếu B lùi lại nhường cho A đi vào ==> .... ==> A đi vào ==> "fail" (Lamp:=0) [bác "Du" chú ý điểm này].
-----------------------------------------
Thừa thắng xông lên, bác "Du", ta làm tiếp bài toán 2 cửa đi, OK?
Trường hợp để cái giải thuật của mình fail thì nhiều đấy. Ví dụ chỉ cần hai ông đứng đực ở chỗ Ar và Br một lúc thôi là tràn bộ đếm số người liền, hoặc hai người vai kề vai đi vào thì nó sẽ tính là một người.v.v. Chính vì vậy mà mình đã nói là dùng cảm biến hồng ngoại là chính xác nhất. Dùng cảm biến hồng ngoại thì còn không cần cả vi điểu khiển tham gia vào mạch nữa cơ. Cứ có người không cần biết là bao nhiêu người kể cả là chuột, bọ, chó, mèo cứ vào là nó bật đèn liền bởi nó cảm nhận tia hồng ngoại do cơ thể người và động vật phát xạ ra (cái này người ta thường dùng để chống trộm rất hiệu quả). Cái project mình đã gửi cho ToanThang rồi nếu thấy hứng thì bạn post lên diễn đàn hộ mình.
Còn về bài toán 2 hay nhiều cửa hơn nữa thì cứ áp dụng giống như một cửa ở trên tức cứ đếm số người vào rồi trừ đi số người đi ra mà quyết định xem bật hay tắt đèn.
Comment
-
+ Người cũng có khả năng phát ra tia hồng ngoại kia à?. Có loại cảm biến có khả năng nhận được tia hồng ngoại trong người phát ra nữa?. (Bây giờ em mới được nghe lần đầu).
+ Cảm biến hồng ngoại dùng trong chống trộm, họ đặt 2 "Led" song song - đóng gói gọn nhẹ trong một cái vỏ. (Một "Led" phát tia hồng ngoại, đụng vào vật cản nó phản xạ trở lại đi vào "Led" thu).
+ Riêng về bài toán 2 cửa, giải quyết những tình huống thông thường thì đơn giản quá nhưng đối với những tình huống đặc biệt thì khó hơn gấp bình phương lần đấy ạ. (Bác "Du" không tin thử hình dung vài cái là biết liền).
Comment
-
Nguyên văn bởi ToanThang88+ Người cũng có khả năng phát ra tia hồng ngoại kia à?. Có loại cảm biến có khả năng nhận được tia hồng ngoại trong người phát ra nữa?. (Bây giờ em mới được nghe lần đầu).
+Không chỉ có người mà các động vật máu nóng đều là nguồn bức xạ tia hồng ngoại. Cái này nếu mình nhớ không nhầm thì chương trình vật lý của cấp 3 THPT có đề cập rồi mà. Còn về cảm biến nhận biết nguồn năng lượng hồng ngoại do cơ thể người phát ra thì có đấy có điều là khá đắt đỏ. Toàn tính tầm hàng trăm k thì phải.
+Còn cái mà thu phát hồng ngoại đặt chung trong một vỏ thì mình cũng đã nghe nói. Cái này dùng để làm vòi nước đóng ngắt tự động thì phải.
+Về việc sử dụng cặp thu phát như kiểu mà mình đã đề cập ở trên thì chỉ đáp ứng cho chúng ta nghịch chơi thôi bởi nó rất khó làm triệt để được như cảm biến hồng ngoại. (Để làm tương đối triệt để tức hạn chế lỗi tới mức thấp nhất thì mình chưa nghĩ ra và bạn nào đó nghĩ ra rồi thì post lên cho anh em học hỏi cái).
Comment
-
Chưa hiểu lắm cái cách dùng "cảm biến hồng ngoại" của bác "Du" nói để làm triệt để là thế nào? Còn cách dùng "như ví dụ trên" đối với bài toàn nhiều cửa, có thể làm gần như triệt để. (Rất tiếc thời gian bây giờ đối với em là "chết người" rồi, đành cáo lỗi tại đây vậy. bàn giao lại cho các bác khác).
Comment
-
Nguyên văn bởi Ngoc Du-----------
+Không chỉ có người mà các động vật máu nóng đều là nguồn bức xạ tia hồng ngoại. Cái này nếu mình nhớ không nhầm thì chương trình vật lý của cấp 3 THPT có đề cập rồi mà. Còn về cảm biến nhận biết nguồn năng lượng hồng ngoại do cơ thể người phát ra thì có đấy có điều là khá đắt đỏ. Toàn tính tầm hàng trăm k thì phải.
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Comment
-
Nguyên văn bởi phantaThực ra theo tôi thì cái cảm biến này không phải là nhận biết nguồn bức xạ tia hồng ngoại để xác đinh có vật thể hay không. Mà cái này người ta gọi là "Movement Sensor". Tức là nếu anh có bức xạ hồng ngoại nhưng anh cứ ngồi im thì nó cũng không phát hiện ra.
PT.
Ngoài ra tui xin liệt kê ra đây vài loại:
+cảm biến hồng ngoại dùng để đo khoảng cách (như GP2Y0A02YK đo khoảng cách trong phạm vi từ 0.2 đến 1.5 m rồi chuyển thành điện áp tương ứng)
+cảm biến hồng ngoại dùng để phát hiện có hay không một đồ vật bất kỳ trong phạm vi kiểm soát của nó. (ví dụ như: GP2Y0D340K phát hiện có hay không một đồ vật trong phạm vi 40 cm trở lại ở phía trước con mắt của nó)
+Cảm biến hồng ngoại dùng để đo nhiệt độ (keyword: Infrared Temperature Sensors thì có mà ra cả đống)
+Loại cảm nhận nguồn năng lượng hồng ngoại phát ra từ cơ thể người làm việc như sau:
Infrared Radiation_____________
Infrared radiation exists in the electromagnetic spectrum at a wavelength that is longer than visible light. It cannot be seen but it can be detected. Objects that generate heat also generate infrared radiation and those objects include animals and the human body whose radiation is strongest at a wavelength of 9.4um. Infrared in this range will not pass through many types of material that pass visible light such as ordinary window glass and plastic. However it will pass through, with some attenuation, material that is opaque to visible light such as germanium and silicon. An unprocessed silicon wafer makes a good IR window in a weatherproof enclosure for outdoor use. It also provides additional filtering for light in the visible range.
Pyroelectric IR Sensors_____________
The pyroelectric ir sensor is made of a crystalline material that generates a surface electric charge when exposed to heat in the form of infrared radiation. When the amount of radiation striking the crystal changes, the amount of charge also changes and can then be measured with a sensitive FET device built into the sensor. The sensor elements are sensitive to radiation over a wide range so a filter window is added to limit incomong radiation to the 8 to 14um range which is most sensitive to human body radiation.
Đại loại các bác cứ hiểu là có một con sensor cảm nhận năng lượng hồng ngoại (ví dụ như PIR325), để xác định nguồn năng lượng hồng ngoại là do người và động vật phát ra chứ không phải là một nguồn bất kỳ thì nó dùng một bộ lọc mà người ta hay gọi là thấu kính fresnel. Thấu kính này chỉ cho những tia hồng ngoại có bước sóng thuộc khoảng bước sóng hồng ngoại mà cơ thể người và động vật phát ra (theo như tài liệu mà tui vừa trích dẫn thì nằm trong khoảng 8 tới 14 micro met).
+ Ngoài ra chắc còn rất nhiều loại cảm biến hồng ngoại khác mà nếu chịu khó tìm tòi thì có mà liệt kê tẹt ga không hết. Bản thân tui mới chỉ tìm hiểu có vài loại trên thôi. Bác nào biết nhiều loại khác thì post lên cho anh em mở rộng tầm mắt.
Comment
-
Để góp vui cho diễn đàn mình xin cung cấp một ý tưởng thế này:
Có thể phân tích yêu cầu thế này: Yếu cầu đặt ra là chỉ cần phân biệt có người hay không mà không cần phân biệt là có nhiều người hay ít người. Vậy nếu làm các bộ đếm ở đây là không cần thiết và có thể gây nên sai số trong quá trình đếm và gây sai. Vậy để thỏa mãn yêu cầu ta phải tìm một nguyên lý nào đó cho phép xác định là có hay không có người. Ta có thể sử dụng các nguyên lý nhận biết như sau:
- Sử dụng các cảm biến tương tự để xác định mức độ tín hiệu thu. Từ đó có thể xác định mức ngưỡng không có người. Ví dụ có thể dùng cảm biến siêu âm để xác định xem "môi trường" xung quanh có "đặc" hay "rỗng"?. Cứ có người là "đặc" mà không có người là "rỗng". Từ đây có thể lắp mạch logic đơn giản để ĐK bật tắt đèn.
- Sử dụng các cảm biến để xác định có sự chuyển động vật thể xung quanh để từ đó xác định là có người hay không có người. Vì nói chung là con người ít khi ngồi bất động trong khoảng thời gian vài phút nên áp dụng phương pháp này cũng khá hiệu quả. Ví dụ: Sử dụng cảm biến siêu âm để phát hiện chuyển động thông qua hiệu ứng đốp le. Cách thứ 2 phát hiện chuyển động thông qua hiệu ứng "tạo nhiễu" khi có vật thể ra vào khu vực giám sát.
Hai cách trên đây đều có thể áp dụng và khá hiệu quả tuy nhiên cần tạo thêm độ trễ để có thể không tắt đèn khi hiệu ứng chưa được đáp ứng ngay hoặc nhiều khi làm việc cứ ra ra vào vào mà đèn lại tắt tắt bật bật không hay.
Ai đã làm thành công mạch theo 2 nguyên lý trên cho tui tý kinh nghiệm đi!Cũ người mới ta!
Comment
-
Mình có cách này đơn giản thôi bạn xem có sử dụng được không nhé. Bạn ra tiệm điện mua một cái công tắt giống như công tắt chuông, sao đó bạn làm một các miếng nhôm để bắt cái công tắt đó lên. Sao cùng bạn ráp cả bộ vào cái khung cửa đi dây điện vào thế là xong. Nguyên lý là khi bạn đóng cửa thì cửa chịu vào công tắt làm công tắt đóng lại thì đèn sáng, còn khi bạn mở cửa ra thì công tắt nhả ra và đèn tắt. Nhà mình có 2 cái buồng tắm đều làm như vậy đó.
Comment
-
Làm gì rùm ben thế!
Chỉ mỗi cái mạch cảm biến tắt mở khi vào phòng tắm thôi mà dùng đến không biết bao thuật toán lằng nhằng.
Có cái ý tưởng nào đơn giản hơn không?
Ví dụ chỉ cần 1 mạch:
- Nhận biết người đi vào hoặc đi ra
- Nếu đi vào thì sáng đèn, còn đi ra thì tắt đèn.
Hết- chắc không cần dùng đến VDK.
Comment
-
Không thể áp dụng thực tế khi quá nhiều trường hợp xảy ra.Trường hợp này mình chỉ cần một bộ cảm biến hồng ngoại là đủ rồi.Nhưng đèn Led hồng ngoại bố trí cùng vị trí nhau giống như là bộ đềm sản phẩm ấy.Nó sẽ phát hiện nhờ vào sự phản xạ hồng ngoại.Bố trí 2 bộ trong và ngoài rồi dùng một cổng AND để điều khiển.Ý mình nói là tùy theo nhu cầu mà có cách thích hợp.Nhưng giả sử như một nhà wc thì không ai mà đi tập thể cả.Không lẽ có một cái bồn cầu mà 2 người ngồi được sao?Chỉ có một vòi tắm mà 2 người cùng đứng tắm chung sao????Ở nhà chứ đâu phải là KTX sinh viên!Vài lời nói thật có gì sai mong mọi người bỏ qua cho.Xin chân thành cảm ơn!
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Với servo Yaskawa thì dùng phần mềm Wide field 3. Dùng được hay không thì động não đi....
-
Channel: Điện tử công nghiệp
hôm nay, 00:35 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment