Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Như vậy là công suất tối đa bằng 30V x 50A = 1500 W hả bạn ??????
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Bác nào biết ở đâu bán hoặc sản xuất nguồn dùng được cả 2 chế độ:
1. Ổn áp từ 0-30V
2. Ổn dòng từ 0-50A
Xin báo cho tôi nhé: namnh_ttmt@yahoo.com
Bác vào đây tham khảo xem có mua được loại nào không. http://iec.com.vn/webplus/viewer.asp...cid=61&aid=107
Em thấy tốt nhất là bác mua mấy cái nguồn có dòng là 50A còn áp thì chắc sẽ nhỏ hơn 30V, rồi nối nối tiếp các nguồn lại với nhau để có nguồn 30V hoặc mua nguồn có áp là 30V còn dòng thì nhỏ hơn 50A rồi nối song song các nguồn lại với nhau để thu được nguồn 30V, 50A.
Nguồn mà công suất như bác yêu cầu thì em không biết chỗ nào bán.
Nếu bác không tìm được chỗ mua, thì có lẽ nên làm 1 cái. Đặt hàng quấn dây 1 cái biến thế, và lắp mạch chỉnh lưu có điều khiển dùng SCR.
Bác lưu ý là bộ nguồn chỉnh lưu có điều khiển, thì nên lọc bằng cảm, hoặc bộ lọc cảm - tụ.
Mạch điều khiển, có thể dùng mạch analog, dùng opamp, lắp ráp sao cho đặc tuyến ra (Volt - amp) có dạng chữ nhật, và điều chỉnh được.
Quên một điều. Không biết bác cần điện ra DC hay AC? giải pháp trên chỉ cho DC thôi.
Ổn áp/dòng DC
Vấn đề là ở chỗ nguồn này điều chỉnh được cả dòng và áp. Nếu sử dụng nguồn thứ cấp thì biến áp rất to và nặng (1 biến áp xuyến 2KVA nặng 7-8kg). Dùng nguồn SW thì đương nhiên sẽ nhỏ gọn hơn nhiều nhưng tôi chưa bao giờ thấy có mạch nào như vậy. Xin các bác chỉ giáo!
Ổn áp/dòng DC
Vấn đề là ở chỗ nguồn này điều chỉnh được cả dòng và áp. Nếu sử dụng nguồn thứ cấp thì biến áp rất to và nặng (1 biến áp xuyến 2KVA nặng 7-8kg). Dùng nguồn SW thì đương nhiên sẽ nhỏ gọn hơn nhiều nhưng tôi chưa bao giờ thấy có mạch nào như vậy. Xin các bác chỉ giáo!
QT thử đề nghị 1 giải pháp:
dù là mạch dùng biến thế chỉnh lưu có điều khiển, hay mạch Switching, vấn đề cơ bản là chỗ mạch hồi tiếp và khuếch đại trước khi đưa vào điều khiển.
Bạn làm 2 mạch hồi tiếp:
1/. Mạch hồi tiếp & điều chỉnh điện áp: cho hệ số hồi tiếp cố định. Điện áp chuần thay đổi bằng biến trở. So sánh và kh đại cho ra U1.
2/. Mạch hồi tiếp & điều chỉnh dòng: Lấy tín hiệu dòng trên 2 đâu điện trở shunt. Khuếch đại cố định bằng mạch vi sai dùng op amp. Trị số ra so sánh với điện áp chuẩn thay đổi được. So sánh và khuếch đại cho ra U2.
U1 và U2 qua mạch diode để lựa chọn trị số min. trị số này sẽ đưa đi điều khiển góc kích hoặc độ rộng xung.
Mạch như trên sẽ có đặc tuyến ra (volt - amp) hình chữ nhật.
Nếu chỉ muốn điều chỉnh điện áp, thì cho biến trở dòng = max. Điều chỉnh điện áp từ 0 lên 30V. Khi tăng điện áp lên, nếu dòng đạt trị số I max, sẽ bị giới hạn lại.
Nếu chỉ muốn điều chỉnh dòng, cho biến trở điện áp = max. Điều chỉnh dòng lên từ 0 đến 50 A. Trong khi điều chỉnh nếu U đạt 30V thì sẽ bị giới hạn lại không lên thêm được.
Đây là nguyên lý điều chỉnh của các máy chỉnh lưu điện giải và các máy nạp bình accu công nghiệp.
Nguồn cao như bác nsp yêu cầu thì em chưa có, có cái mạch nguồn tuyến tính 13.8V 25Amp như này các bác tham khảo xem có thể cải tiến hợp với yêu cầu của nsp không. Mạch này dùng em LM723 hay lắm!
* This is my 13.8V 25Amp power-supply. With over-current (26 Amps) and over-voltage (16 Volts) protection.
* Uses fold-back current limiting. (giới hạn dòng gấp)
* Short circuit current is around 8 Amps. (dòng ngắn mạch cỡ 8A)
* Uses 3 (or 4, which is better) IRF150n power MOSFETs as pass transistors. LM723 can drive the MOSFETs directly. (Sử dụng 3 đến 4 Mosfet IRF150n làm phần tử công suất). LM723 có thể lái trực tiếp các Mosfet.)
* Needs big heat-sink, 1.2 C/W for the FETS and bridge rectifier, or forced air cooling. (Dùng tản nhiệt lớn cho các con Fet và bộ nắn cầu, nên dùng quạt làm mát)
* Yes, the MOSFETs need equalizing resistors (0.1 Ohm 5 Watt) if they are not closely matched. Short circuit current of 8 Amp must be divided between the 3 MOSFETs, as the total power dissipated is 160 Watts. Better is to use 4 MOSFETS's to lessen the stress during short circuit.
* Power supply schematic, pdf(12k)
Ref: http://www.raunvis.hi.is/~matti/TF3MA/13_8V.html
Tặng bạn NSP, bạn OpenDoor và các bạn sơ đồ này, tương đối đơn giản, rẻ tiền, và không phải giải nhiệt nhiều.
Tùy thuộc vào điện thế và dòng điện mà các bạn sửa chữa lại các giá trị cho phù hợp.
Nếu bạn tính toán chính xác các linh kiện công suất, và mạch lấy tín hiệu hồi tiếp (Các linh kiện có dấu * trong sơ đồ), bạn hoàn toàn có được đặc tính như mong muốn. Đặc tuyến ra (Volt Amp) hình chữ nhật.
Có thể gia tăng công suất lên khá cao. Khi đó chỉ cần chọn linh kiện công suất cho phù hợp. Nếu muốn có công suất cao hơn, bạn nên dùng 3 pha. Lúc đó sẽ đổi lại dùng 3 mạch kích cho 3 pha. Mạch điểu khiển dòng, áp như cũ. Khi nào QT vẽ được sẽ gởi lên sau.
Mạch trên có thể kích được các SCR 45 A đến 150 A một cách dễ dàng.
Thích hợp cho bộ nguồn đa năng, máy chỉnh lưu điện giải, máy chỉnh lưu nạp bình accu...
Các OpAmp không ghi tên, bạn có thể dùng 324, hoặc tương đương.
Các bạn lưu ý, khi không tải, có thể mạch sẽ có điện áp khác với trị số điều chỉnh. Tốt nhất là lắp 1 điện trở làm tải cho nó khoảng vài chục mA.
Ha ha. Sorry. Do vẽ vội nên có lỗi.
Chân số 2 và 6 của con 555 có một tụ điện .1 MF xuống masse.
Điện trở nạp tụ 100 kOhm của 555 là biến trở tinh chỉnh.
Điện trở 10 kOhm của 324 cuối, cũng là biến trở tinh chỉnh.
Nhờ các bạn bổ sung giúp.
Thành thật xin lỗi.
Mạch dòng lớn nên làm nắn Thirystor cầu ( 2 DIODE, 2 THY) như vậy sơ cấp dễ quấn và rẻ tiền hơn.
Có thể dùng mạch tạo răng cưa động bộ 50Hz sau đó so sánh và mở THY thì tốt hơn.
Cuộn chặn L kích thước cũng rất lớn. Nếu ripble không yêu cầu ( đến 2V) tải 20A thì có thể bỏ được. Nhưng khi chạy nghe tiếng kêu tẹt tẹt do biến áp và THY tạo ra hơi khó chịu chút thôi. ( góc mở lớn hơn 45 độ bắt đầu nghe thấy)
Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment