Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Mạch nguồn cho DVD Player dùng VIPer22A hỏng - Trợ giúp!
Đúng vậy. Trong một số mạch tôi tham khảo thì thấy cho R2 là 9.1K, tôi chọn 9.1K.
Tìm linh kiện hầu như đã đủ. Chỉ có mỗi con diode STTH102 thì không tìm được nên thay bằng con UF4003 (về tính năng thấy tương tự như con STTH102 Ultrafast Recovery Rectifier 200V, con UF4004 thì cũng tương tự nhưng điện áp cao hơn chút) nhưng không chắc là nó có tương đương hay không.
Số đen đủi quá, suýt nữa thì thành công mà lại chưa thành công vì chỉ sơ suất chút đỉnh! Vụ này phải viết thành sách mới được!!! Sau khi thay toàn bộ các linh kiện hỏng, và đã thử kiểm tra (nguội) toàn bộ các thứ thấy tốt. Trước khi đóng con VIP vào, cắm điện thử đo điện áp giữa hai chân con tụ mạch sơ cấp để xác nhận giá trị nó chừng 300V (dùng 240Vac nên giá trị lớn hơn 300V so với ở VN nếu dùng 220Vac chút). Mọi thứ đã tốt, ngắt nguồn 240Vac. Thử kiểm tra con VIP đã cắm vào nguồn hỏng lần trước với con VIP còn sống để kiểm tra xem nó còn sống hay chết vì nghi lần trước nổ cầu chì đã làm nó hỏng. Sau khi xác định xong thì thấy rằng chắc nó đã hỏng vì số đo không giống như số đo của con còn sống. Còn con còn sống thì sợ nó hỏng nên làm rất cẩn thận, thậm chí không sờ tay vào. Mải kiểm tra quên xả điện ở con tụ vừa đo điện áp xong, vừa gắp chạm chân con VIP vào IC socket của nó thấy đánh xẹt cái, thế là xong con VIP còn lại! Đo điện áp giữa hai cực của tụ (đã ngắt mạch hoàn toàn) ngay lúc đó còn thấy trên cả 20V...
Vừa order thêm con VIP mới... Lại phải chờ thêm mấy ngày nữa mới thử tiếp được:-(
Việc nối tiếp một bóng đèn 240Vac 100W với ổ cắm như bác vuongvinh gợi ý là làm giảm điện áp vào à? Tôi đã thử nhưng không thấy có tác dụng gì, đo điện áp giữa hai cực của tụ điện đầu vào rất nhỏ, và bóng đèn cũng không thấy sáng.
Hải Âu
PS: Đây... trong lúc chờ con VIP mới không còn gì để thử nữa viết quả thử nghiệm sửa mạch này ở xứ Kangaroo cho bà con cùng biết:
Mấy hôm đầu đi hỏi bộ nguồn tương tự mấy cửa hàng điện tử mà không có. Tính mang đến thợ sửa, đem đến hỏi thợ, họ xem xong bảo phải mất nhiều hơn tiền mua máy mới mà chưa chắc đã chạy được ngay! Quyết định mang về tìm cách sửa.
Máy DVD player mới cũng không đắt lắm, nhưng không còn nhìn thấy cái nào "đồ đồng cối đá" như cái này. Ví dụ:
Ở xứ Kangaroo, ở các thành phố nhỏ mua linh kiện điện tử hơi khó. Tôi nhớ là hồi còn ở VN đi mua linh kiện điện tử cần cái nào thì mua cái đó, còn ở đây có thể cần 1 cái nhưng nếu họ đóng gói 10 cái rồi nên phải mua cả 10 cái, nghĩa là gấp 10 lần tiền... nếu có cửa hàng đủ linh kiện mà chọn và mua đủ dùng chắc không mất nhiều. Nhưng dở cái là ở đây không có cửa hàng nào có đủ linh kiện cho một cái mạch con con này, nếu tìm đủ linh kiện cho toàn bộ mạch trên thì phải đi vài ba cửa hàng, mỗi cửa hàng chỉ bán những loại họ có, phải tìm tứ lung tung, và những con ICs, thậm chí diodes cũng không có đủ, do đó phải order qua hãng khác... Vị chi mua mấy linh kiện sửa mạch này đã mất chừng 40 AUD rồi, gần bằng tiền mua DVD Player mới tinh, nhưng nếu mà sửa được thì linh kiện còn thừa (vì có nhiều cái không mua được một cái và mua dư 1, 2 cái đề phòng hỏng thêm khi thử) làm được thêm gần cái bộ nguồn như thế nữa!
Tiếc quá nhỉ. Linh kiện khó mua mà còn bị hỏng bởi con tụ đc nạp điện mà ko có đường xả. Lúc đầu mình tưởng bạn đã làm quen tay nên ko lưu ý bạn phải xả tụ trước khi đóng IC.
Việc nối tiếp bóng đèn mà đo áp trên tụ rất nhỏ là có thể bóng đèn bị dứt hoặc có sư tiếp xúc ko tốt đâu đó rồi. Chưa đóng IC > chưa có dòng (chỉ có dòng nạp vô tụ ban đầu trong tích tắc thôi)>ko có áp rơi trên bóng đèn> ko làm giảm áp. Thậm chí nối bóng đèn với mạch bạn chạy tốt thì áp trên tụ vẫn xấp xỉ 300v, do mạch nguồn của bạn tiêu thụ với dòng điện rất nhỏ.
diot điện áp cao hơn cũng ko sao con R2 nó nối cực C transitor bên trong PC817 về chân 4VIP để thay đổi độ rông của xung suy ra điện ap thứ cấp ôn định
Điện Tử - Vân Tình
ĐC: Tổ 3, Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
ĐT: 0904601666_0912729363_0964017171
nhìn trong ảnh chỗ gần chân 1234 VIP có 1tụ có bị lam sao ko con R3 còn sống ko
Thêm thông tin. Tụ C7 đó vẫn tốt, tôi kiểm tra con đó đầu tiên, be bé nhưng bé hạt tiêu! Sau khi tháo các linh kiện ra kiểm tra và đã thay những linh kiện sau (chúng đã hỏng qua hai ba lần cắm thử):
1. Cuộn cảm nguồn thứ cấp (2.2mH Common Choke)
2. Cầu chì 1A (Fast Blow 1A 250V Fuse)
3. 2 diodes nắn D3 và D4 (1N4007)
4. R2 = 9.1K
5. R3 = 10 Ohms
6. VIPer22A(*)
7. D6 (STTH102) = UF4003
8. Optocoupler PC817 (IC2)
9. Diode D11 (1N5822)
10. Tụ ceramic C9 = 101pF (0.1uF)
11. IC3 (431C) (con này kiểm tra không thấy hỏng nhưng tục C9 nổ nên cũng thay luôn vì đã mua được con mới)
Các linh kiện khác đã kiểm tra thấy chúng còn tốt. (*) Đang chờ con VIPer22A vừa order xong, nếu thử mà chạy thì coi như là xong, nếu không chạy mà hỏng tiếp thì sẽ tính tiếp! Riêng con VIPer22A thì vừa tìm thêm một hãng khác ở Aussie:
Quá trình tháo linh kiện, kiểm tra và hàn lại làm rất cẩn thận. Sau khi đã thấy tốt, vậy mà chỉ sơ suất khi cắm con VIPer22A mới vào quên xả điện của con tụ E1 nên bị hỏng ngay. Các cửa hàng điện tử ở đây không có nơi nào bán con VIP này nên phải chờ...
con VIPer22 ko có ban có thể mua con VIPer12 cũng được tôi đã thay rồi . mạch nguồn của bạn chắc là bị sét đánh hoặc điện lưới tăng cao (380v) ở VN chỉ có 2 trường hợp này mạch mới bị cháy như thế. con UF4003v điện áp của nó hơi thấp bạn nên thay =UF4007 hoặc FR107 sẽ tốt hơn
nếu bạn mua đủ linh kiện trước khi đóng điện nên rút hết rắc nguồn thứ cấp về bo mạch chủ và nguồn cấp cho bo mạch mặt kiêm tra nguồn -12, +12 , +5 ,+3,3 , -21 nêu tốt là ok
tôi sơ bo mạch chủ cũng bị hỏng
Đang ngâm cứu thêm về cái mạch này. Con diode D11 mạch thứ cấp cũng chết. Tôi đã mua được con giống như thế 1N5822 (3A). Cuộn L4 thì thấy không hỏng.
Tất nhiên trong lúc thử bo mạch nguồn tôi không nối bo mạch chính, khi nào mạch nguồn chạy tốt & cấp điện áp đúng thì mới nối vào. Khi nối vào mà không chạy thì chắc là phải "đỉ bo" vì nếu hỏng các mạch khác thì rất khó sửa... nếu phải "đỉ bo" thì sẽ kiếm cái máy khác giông giống (có mấy chục AUD một chiếc, chắc chắn rẻ hơn tiền mua linh kiện sửa bộ nguồn này!), tiếp tục "ngâm cứu" thêm. Đây là một bài thực hành về Power Electronics nên quyết định tìm cách sửa nó.
Lần hỏng đầu tiên có thể do sét đánh hoặc lý do gì đó (điện áp ở đây rất ổn định), còn lần hai sau khi tôi mang máy về thử, tôi tìm không ra cầu chỉ nhỏ lắp vào nên cháy cuộn L1, cháy R2 và cháy IC VIPer22A. Và tất nhiên thêm một lần thử nữa khi thay một số linh kiện phát hiện ra. Sau đó gửi lên đây hỏi bà con và tìm cách "cải tiến" phương pháp thử nghiệm nên phát hiện ra thêm một số khác. Tổng cộng phát hiện ra khoảng 11 con bị hỏng, còn con PC817 thì kiểm tra thấy chưa hỏng nhưng cũng thay.
Có lẽ cách tốt nhất là tiếp tục kiểm tra nguội thêm (sau khi đọc thêm một số tài liệu tham khảo) cho đến khi con VIPer22A tới. Mới order chiều nay, nếu không vướng T7, CN thì chắc mai là nhận được (xứ Kangaroo này cửa hàng không có làm T7, CN) và sẽ tiếp tục thí nghiệm.
Sau khi tham khảo một số mạch khác thì thấy có nhiều ứng dụng khác nhau. Mạch sau cấp nguồn 12V & 5V rất giống với một phần của mạch tôi đang sửa (CON2, trừ pin cấp nguồn -12V): http://www.st.com/stonline/products/...l-isa004v1.pdf
Dạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
Theo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Comment