Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi các bác , hạ từ 220VDC xuống 5VDC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi các bác , hạ từ 220VDC xuống 5VDC

    Làm thử mạch sau nhưng chưa chạy, vì sai nguyên lý, con 13003 đấu thế kia ko mở được. Chưa nghĩ ra ý tưởng nào , nhờ mọi người giúp , mình nghĩ chỉ cần tạo xung được từ 220VDC là ok


  • #2
    Cái này bạn dùng nguồn xung là tốt nhất. Hãy lấy cái xạc Nokia loại 5V, Hay mua 1 nguồn xung bán ngoài chợ loại ( Input 220VAC, Output 5VDC ) cắm vào 220VDC phát là có ngay 5V hay hơn chút đấy. Chúc bạn thành công.

    Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

    Comment


    • #3
      Ừ , mình cũng nghĩ dùng nguồn xung nên có trong sơ đồ kia kìa nhưng nó lấy xung cao, và có sườn xung thì mới chạy được, nên phần trên mạch định tạo xung vuông từ 220 VDC phẳng , mọi người cho ý kiến với

      Comment


      • #4
        sạc nokia đúng là dùng được luôn, mình mô phỏng + ko hiểu nên ko lắp thử
        Bác nào rành , giải thích hộ mình cách hoạt động của sạc nokia cái

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
          Làm thử mạch sau nhưng chưa chạy, vì sai nguyên lý, con 13003 đấu thế kia ko mở được. Chưa nghĩ ra ý tưởng nào , nhờ mọi người giúp , mình nghĩ chỉ cần tạo xung được từ 220VDC là ok

          làm sao mà con 13003 mở được, vì:
          khi xung sườn lên kích mở cho 13003 thì làm cho điện áp tại chân C và chân E gần bằng nhau, nên nó lập tức khóa lại.
          mạch này chỉ cần chỉnh sửa lại 1 chút là ok:
          nguồn - phụ tải - 13003 - mass.
          ( hiện tại nó đang được đấu : nguồn - 13003 - phụ tải - mass)!!!

          Comment


          • #6
            bạn muốn nắn xuống 5v DC thì qua biến áp =>>qua cầu diode=>>nối // với tụ lọc=>>vào chân in của 7805=>>ra nối thêm 1 tụ // nữa là được
            Khói nhựa thông che lấp đời trai trẻ.Dây thiếc hàn quấn chặt tuổi thanh xuân

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi conghuu196 Xem bài viết
              bạn muốn nắn xuống 5v DC thì qua biến áp =>>qua cầu diode=>>nối // với tụ lọc=>>vào chân in của 7805=>>ra nối thêm 1 tụ // nữa là được
              Rất tiếc đây là điện 220V DC

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
                làm sao mà con 13003 mở được, vì:
                khi xung sườn lên kích mở cho 13003 thì làm cho điện áp tại chân C và chân E gần bằng nhau, nên nó lập tức khóa lại.
                mạch này chỉ cần chỉnh sửa lại 1 chút là ok:
                nguồn - phụ tải - 13003 - mass.
                ( hiện tại nó đang được đấu : nguồn - 13003 - phụ tải - mass)!!!
                Khi có xung kích mở cho 13003, điện áp tại chân C và chân E làm sao mà gần bằng nhau được??? ở đây ta kích xung vuông có biên độ < 5V, qua mối nối BE của transistor bị tụt áp khoãng 0.7V ( điện áp này là hằng số ) nên áp ra tại chân E luôn nhỏ hơn 5V. Nếu bạn chỉnh lại: nguồn - phụ tải - 13003 - mass --> khi 13003 dẫn, áp trên phụ tải sẽ là 215V.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
                  Làm thử mạch sau nhưng chưa chạy, vì sai nguyên lý, con 13003 đấu thế kia ko mở được. Chưa nghĩ ra ý tưởng nào , nhờ mọi người giúp , mình nghĩ chỉ cần tạo xung được từ 220VDC là ok

                  Ý tưởng của bạn là đúng, Q13003 mắc như vậy là đúng, nếu 555 có xung là 13003 sẽ dẫn, ở đây áp ra sẽ rất yếu, bạn nên nâng biên độ của xung và điều chỉnh độ rộng xung hợp lý là được. Chúc bạn thành công!!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi anhngocelec Xem bài viết
                    Khi có xung kích mở cho 13003, điện áp tại chân C và chân E làm sao mà gần bằng nhau được??? ở đây ta kích xung vuông có biên độ < 5V, qua mối nối BE của transistor bị tụt áp khoãng 0.7V ( điện áp này là hằng số ) nên áp ra tại chân E luôn nhỏ hơn 5V. Nếu bạn chỉnh lại: nguồn - phụ tải - 13003 - mass --> khi 13003 dẫn, áp trên phụ tải sẽ là 215V.
                    không biết bác có hiểu gì Tansistor không nữa
                    bạn chỉ mới hiểu được 50% thôi!!
                    đó là khi mắc: nguồn - 13003 - phụ tải - mass, khi 13003 dẫn dòng, thì chân C và chân E thông với nhau, khi đó Vc> Ve khoảng 1.4V, trong khi Vb chỉ là 5V, nên khi vừa chớm mở thì 13003 đã khóa, và làm việc ở chế độ mắc B chung, nên điện áp trên chân VE= VB-0.7V,
                    Nên mạch này, dùng để khuyếch đại dòng điện,theo hệ số K của trans.
                    Khi mắc kiểu: nguồn - phụ tải - 13003-mass, diện áp ra theo kiểu 0-215-0-215 ...
                    khi đó ta dùng mạch lọc điện áp, kết hợp với tính toán chu kỳ hệ số băm xung của 555 là OK. ta tính như sau
                    cần điện áp ra là 5V, điện áp vào là 215V, hệ số K là 215/5 =43 có nghĩa là thời gian xung thấp ( 0v) gấp 43 thời gian xung cao ( 215V).
                    Cũng nói thêm là mạch này chạy không ổn định, nếu điện áp 1 chiều vào không ổn định. có thêm lời khuyênnhư sau
                    nếu cần mạch 5v, 1A thì tính hệ số băm K sao cho điện áp ra từ 37V đến 10V, rồi dùng LM317 thì oK,
                    còn cần công suất cao hơn thì có thể mắc thêm trans nối B chung để tăng dòng co thể lên đến 30A.
                    Nói thêm rằng, đây chính là nguyên lý của bộ nguồn xung!
                    Chỉ khác một điều là ta thiếu khâu hồi tiếp, lấy điện áp mẫu chuẩn, đưa vào khâu điều chỉnh hệ số K, trong bộ nguồn máy tính, có con IC làm nhiệm vụ này.

                    Comment


                    • #11
                      Các bác cứ thử nghĩ mà xem : Nếu làm được thì bao nhiêu chuyên gia điện tử nó phải vác cái máy biến áp vào để làm gì.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
                        không biết bác có hiểu gì Tansistor không nữa
                        bạn chỉ mới hiểu được 50% thôi!!
                        đó là khi mắc: nguồn - 13003 - phụ tải - mass, khi 13003 dẫn dòng, thì chân C và chân E thông với nhau, khi đó Vc> Ve khoảng 1.4V, trong khi Vb chỉ là 5V, nên khi vừa chớm mở thì 13003 đã khóa, và làm việc ở chế độ mắc B chung, nên điện áp trên chân VE= VB-0.7V,
                        Nên mạch này, dùng để khuyếch đại dòng điện,theo hệ số K của trans.
                        Khi mắc kiểu: nguồn - phụ tải - 13003-mass, diện áp ra theo kiểu 0-215-0-215 ...
                        khi đó ta dùng mạch lọc điện áp, kết hợp với tính toán chu kỳ hệ số băm xung của 555 là OK. ta tính như sau
                        cần điện áp ra là 5V, điện áp vào là 215V, hệ số K là 215/5 =43 có nghĩa là thời gian xung thấp ( 0v) gấp 43 thời gian xung cao ( 215V).
                        Cũng nói thêm là mạch này chạy không ổn định, nếu điện áp 1 chiều vào không ổn định. có thêm lời khuyênnhư sau
                        nếu cần mạch 5v, 1A thì tính hệ số băm K sao cho điện áp ra từ 37V đến 10V, rồi dùng LM317 thì oK,
                        còn cần công suất cao hơn thì có thể mắc thêm trans nối B chung để tăng dòng co thể lên đến 30A.
                        Nói thêm rằng, đây chính là nguyên lý của bộ nguồn xung!
                        Chỉ khác một điều là ta thiếu khâu hồi tiếp, lấy điện áp mẫu chuẩn, đưa vào khâu điều chỉnh hệ số K, trong bộ nguồn máy tính, có con IC làm nhiệm vụ này.
                        bạn sai căn bản rồi, khi có điện áp kích 13003 không bao giờ tắt.
                        bạn nói: chân B 13003 chỉ có 5V, mà VE=VB-0.7V vậy mà Vc lại > Ve khoảng 1.4V --> quá mâu thuẫn.
                        bạn không hiểu Q đang hoạt động ở chế độ nào sao? chỉ khi hoạt động ở chế độ bão hoà thì Vce sat = 0.8V . Đây là dạng mạch ổn áp nối tiếp, ( tạm thời bỏ qua chế độ xung) khi điện áp chân B được ghim, chân E luôn= VB-0.7V --> dạng mạch được dùng rất nhiều trong amply, tv, monitor..
                        các monitor có dùng dạng mạch này ( nguồn B+ --> Q --> tải --> mass ) với nguồn B+ 200V được đóng mở bởi 1Q để cấp cho tải ( flyback, sò dòng..), xung kích chân B được điều chỉnh độ rộng xung ( duty cycle ) để có điện áp ra mong muốn..
                        Dạng ổn áp nối tiếp này rất nguy hiểm, khi Q bị nối tắt --> tải sẽ nhận trọn áp B+
                        Last edited by anhngocelec; 28-11-2009, 01:43.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Các bác cứ thử nghĩ mà xem : Nếu làm được thì bao nhiêu chuyên gia điện tử nó phải vác cái máy biến áp vào để làm gì.
                          người ta dùng máy biến áp vì nhiều lý do: cách ly điện áp lưới, đơn giản, bền và an toàn.
                          trong bộ nguồn máy vi tính dùng biến áp xung, khi các transistor bị nối tắt cùng lắm là nổ cầu chì thôi, tải vẫn an toàn !!

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi anhngocelec Xem bài viết
                            bạn sai căn bản rồi, khi có điện áp kích 13003 không bao giờ tắt.
                            bạn nói: chân B 13003 chỉ có 5V, mà VE=VB-0.7V vậy mà Vc lại > Ve khoảng 1.4V --> quá mâu thuẫn.
                            bạn không hiểu Q đang hoạt động ở chế độ nào sao? chỉ khi hoạt động ở chế độ bão hoà thì Vce sat = 0.8V . Đây là dạng mạch ổn áp nối tiếp, ( tạm thời bỏ qua chế độ xung) khi điện áp chân B được ghim, chân E luôn= VB-0.7V --> dạng mạch được dùng rất nhiều trong amply, tv, monitor..
                            các monitor có dùng dạng mạch này ( nguồn B+ --> Q --> tải --> mass ) với nguồn B+ 200V được đóng mở bởi 1Q để cấp cho tải ( flyback, sò dòng..), xung kích chân B được điều chỉnh độ rộng xung ( duty cycle ) để có điện áp ra mong muốn..
                            Dạng ổn áp nối tiếp này rất nguy hiểm, khi Q bị nối tắt --> tải sẽ nhận trọn áp B+
                            Đọc lại cái mục đích của người cần hỏi đi chú. Làm sao tạo xung 220Vdc??? mạch sai chỗ nào??
                            Mình chỉ nói với chú 1 điều cuối cùng: mắc theo sơ đồ đã tải trên mạng thì 13003 đang hoạt động ở chế độ khuếch đại, chứ không không phải chế độ bão hòa.
                            mình cũng không muốn tranh cãi vấn đề này nữa.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi anhngocelec Xem bài viết
                              người ta dùng máy biến áp vì nhiều lý do: cách ly điện áp lưới, đơn giản, bền và an toàn.
                              trong bộ nguồn máy vi tính dùng biến áp xung, khi các transistor bị nối tắt cùng lắm là nổ cầu chì thôi, tải vẫn an toàn !!
                              Chính xác ! Vậu suy ra nếu không dùng biến áp thì sao ? Đó là : Công suất thấp, hao phí nhiều, không bền, không đơn giản, không an toàn và nhiều cái khác. Nói chung là được 1 thì mất 10 và hơn thế nữa.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ssgabeo Tìm hiểu thêm về ssgabeo

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X