Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Sine wave Inverter 12VDC-220VAC sử dụng PWM của PIC
“If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds
Đang theo dõi hay quá mà sao im vậy? Bác Hart làm được chưa post lên cho anh em học hỏi với. Thú thực mình cũng rất khoái, nhưng từ khi theo dõi luồng Lanhuong bị hẫng quá nên cũng chưa biết học hỏi ai.
Thân.
Đó VDK lợi ở chỗ đó, điện áp hoàn toàn điều chỉnh được, sụt áp lại nâng lên, bằng cách tăng độ rộng xung (PWM) nếu làm tốt thì mạch sẽ rất " thông minh"
Đó VDK lợi ở chỗ đó, điện áp hoàn toàn điều chỉnh được, sụt áp lại nâng lên, bằng cách tăng độ rộng xung (PWM) nếu làm tốt thì mạch sẽ rất " thông minh"
Vậy nó sẽ làm thế nào nếu dùng VDK. Đây không phải PWM của 1 chiều đâu.
Kia sẽ xuất 1 chuỗi xung dạng PWM. Rõ ràng là để thay đổi độ rộng xung phải tính toán lại hoàn toàn một chuỗi khác.
Các kỹ thuật PwM ( sử dụng VXL hoặc Analog ) chỉ tạo nên các tín hiệu SIN chuẩn . Nếu trực tiếp sử dụng để điều khiển công suất là điều bất hợp lý .
Tải của bộ nguồn có giá trị biến động cực lớn . Có thể lúc tối đa đòi hỏi hàng kw nhưng cũng có lúc người ta chỉ sử dụng một cái nguồn điện thoại vài w . . Như vậy sự chênh lệch về trở kháng tải , dòng ... hàng mấy trăm đến hàng ngàn lần . Sự chênh lệch đó làm cho dạng điện áp của mạch công suất không được như mong muốn .
Kỹ thuật VXL có ưu điểm là tạo nên tần số SIN 50Hz chuẩn xác hơn việc sử dụng analog ( do sai số của các linh kiện thụ động ).
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Sau khi thử inverter mô hình nhỏ kiểu PWM với linh kiện Analog và 1 số IC logic như AND và NOT mình có cho được tín hiệu đầu ra như sau mọi người xem đã được chưa.
Tạm thời PWM được dùng tại tần số 700Hz.
Gồm có : PWM.zip
SIN.zip
PWM.jpg
OSILOCOPE.jpg
________ PWM.zip là tín hiệu PWM trước tầng CS được lấy từ mạch thật và được lưu vào máy tính. SIN.zip là tín hiệu lấy tại đầu ra của Inverter sau khi cho qua lọc thông thấp. PWM.jpg là hình chụp dạng tín hiệu của xung PWM trước tầng công suất dùng phần mềm Col Edit Pro 2.1 lưu tín hiệu lấy từ mạch thật. OSILOCOPE.jpg là hình chụp dạng tín hiệu ra trên phần mềm Zelscope 1.05.
Chào
Mình xin đóng góp ý kiến nhé. Bạn nên sử dụng Bộ biến đổi ADC bên trong Pic để kích cho bộ PWM trong Pic luôn. Lúc đó điện áp vào thay đổi ở chân AN0 của Pic sẽ làm cho tín hiệu PWM ở ngõ ra thay đổi theo. Lúc này bạn dùng mạch tạo sóng sin analog để đưa vào chân AN0 của bộ ADC của Pic. Kết hợp với mạch LPF ở ngõ ra nữa thì ta sẽ có một tín hiệu sin cực chuẩn mà không cần phải tính toán bất cứ gì hết.
Nếu làm được việc này thành công thì chúng ta có thể chế tạo được Amplifier class D luôn. Nhưng lúc này phải đưa tần số PWM lên khoảng 200KHZ thì mới chuyên chở được tần số 20KHZ. Bạn nào có đam mê làm Class D thì rủ mình làm chung với nha. Mình cũng bận rộn lắm không có thời gian nhiều để nghiên cứu. Tuy nhiên mình có rất nhiều thiết bị đo phục vụ cho mục đích này. Hiện tại mình cũng muốn làm một cái inverter khoảng 1KW để sử dụng trong gia đình. Nhưng nhìn những cái hình vẽ dạng xung mà các bạn đưa lên thì mình thấy tần số PWM của nó là 500HZ mà thôi. Có lẽ nó chỉ dùng cho biến áp sắt thông thường thôi. Để sử dụng được Ferit thì cần phải đưa nó lên 20KHZ trở lên. Tức là thời gian chu kỳ khoảng 50 micro giây mà thôi. nên chúng ta không thể sử dụng 89C2051 được mà phải sử dụng PIC có tích hợp PWM. vu3412@gmail.com.
Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông
Sau khi thử inverter mô hình nhỏ kiểu PWM với linh kiện Analog và 1 số IC logic như AND và NOT mình có cho được tín hiệu đầu ra như sau mọi người xem đã được chưa.
Tạm thời PWM được dùng tại tần số 700Hz.
Gồm có : PWM.zip
SIN.zip
PWM.jpg
OSILOCOPE.jpg
________ PWM.zip là tín hiệu PWM trước tầng CS được lấy từ mạch thật và được lưu vào máy tính. SIN.zip là tín hiệu lấy tại đầu ra của Inverter sau khi cho qua lọc thông thấp. PWM.jpg là hình chụp dạng tín hiệu của xung PWM trước tầng công suất dùng phần mềm Col Edit Pro 2.1 lưu tín hiệu lấy từ mạch thật. OSILOCOPE.jpg là hình chụp dạng tín hiệu ra trên phần mềm Zelscope 1.05.
Anh duong_act hướng dẫn xài soft Zelscope đi, em chưa biết dùng thế nào , khi chạy thử thì chẳng thấy gì hết, chăng biết làm sao mà đo được sóng nữa, mà anh có bản Full không ạ ?
Mình sử dụng PWM có tần số 20KHZ và tạo ra sóng sin 50HZ. Không biết là phải thiết kế mạch lọc thông thấp như thế nào ha. Tần số cắt của nó sẽ là bao nhiêu thì tốt nhất ? L = ?, C = ? Các bạn tính toán hoặc mô phỏng giúp mình với.
Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông
Chủ đề rất hay nhưng vẫn chưa thấy có kết quả nhỉ. Tôi góp một số ý kiến sau:
- Về việc tạo sin chuẩn: dùng VDK cũng rất hay nhưng cẩn thận khâu khởi động hoặc khi VDK treo, mạch công suất cao rất dễ cháy, do đó vẫn phải có mạch logic cứng phía sau để bảo vệ. Tôi vẫn thích dùng phương án dùng vi mạch cứng, tạo sin rồi so sánh giống ở phần trước, thuận tiện khi tạo hồi tiếp điện áp để ổn định áp ra.
- Mạch công suất: tôi chưa thấy phần bảo vệ, cái này cực kỳ quan trọng vì nếu làm việc với FET IRFZ44, điện áp chỉ có 60V trong khi xung ngược về có thể tới 100V, có thể nổ FET kể cả khi chạy không tải. Dùng diot bảo vệ dập xung ngược thì sẽ rất nóng và tổn hao nhiều do dòng ngược lớn. Tôi đã thấy các bộ inverter của TQ (sử dụng trans) không dập xung ngược kiểu đó, UPS santak cũng không dùng cách dập xung ngược với diot nối tắt.
- Bản thân tôi cũng đã thử cả FET lẫn trans rồi, công suất lên 1kw thì nóng lắm. FET 50N06 có Rds=23mOm mà dùng tới 4 con 1 vế vẫn nóng bỏng tay.
- Một vấn đề nữa là khi tải tăng, điện áp ra bị giảm nhiều nếu không có phần hồi tiếp để điều chỉnh áp. Đây có thể là nguyên nhân gây cháy quạt khi chạy với tải thấp vì các bộ inverter bán hiện nay đều cho ra điện áp không tải khá cao (khoảng 260-270V) để khi chạy đầy tải thì về khoảng 200V là vừa.
Vấn đề công suất cao khá phức tạp nên hy vọng anh em trong diễn đàn trao đổi để học hỏi thêm. Theo tôi, khó nhất vẫn là khâu công suất, không phải khâu tạo sin, PWM và tạo tín hiệu kích FET.
Chúng ta không thể gọi những con công suất đó là FET được mà phải gọi chính xác là Mosfet. Tất cả những con Mosfet công suất đều có diode mắc ngược ở DS.
Vấn đề hồi tiếp sẽ được thực hiện như sau:
Chúng ta chỉ có 4 mức độ rộng xung mà thôi.
- Công suất tối đa: 10%/90% - 20%/80% - 30%/70% - 40%/60% ........
- Công suất trung bình: 20/80 - 40/60 - 60/40 - 80/20 ............
- Công suất thấp: 30/70 - 40/60 - 50/50 - 60/40 - .............
Ta dùng điện áp ngỏ ra để hồi tiếp về bộ ADC của vi điều khiển và bộ vi điều khiển sẽ thay đổi xung PWM ở mức công suất cao hay mức công suất trung bình hoặc mức công suất thấp. Lúc này điện áp ra sẽ ổn định hơn.
Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Comment