Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Chào các bạn! Mình đọc mục này thấy rất hay và mình xin có vài ý kiến nhỏ.
- Với động cơ DC nếu chỉ kể công suất thì chưa hình dung được phương thức điều khiển. nếu biết thêm áp và dòng thì có thể đưa ra một số phương thức điều khiển để lựa chọn, ví dụ:
+ Nếu động cơ có điện áp nhỏ và dòng nhỏ => động cơ công suất nhỏ thì có rất nhiều phương thức điều khiển như băm xung, khuyếch đại điện áp tuyến tính và đảo chiều thì dùng cầu chữ H phần công suất dùng BJT hoặc FET.
+ Nếu động cơ có điện áp cao và dòng cao (220VDC, 100A) thì hầu như BJT và FET trên thị trường hiện tại không đáp ứng được (Cái này không biết chính xác không vì mình có thể chưa cập nhật mới). Chúng ta có thể dùng đến điều chế BWM và phần công suất dùng IGBT. hoặc rẻ hơn tí thì dùng SCR với nguồn cấp AC và mạch điều khiển pha. Riêng SCR Dùng nguồn DC thì mình chỉ thấy sơ đồ thôi chứ chưa dùng bao giờ vì thấy cắt nó đã khá phức tạp và với điều kiện của chúng ta thì khó thực hiện vì khó thực hiện cuộn dây và tìm tụ điện đúng thiết kế.
- Phần điện tử công suất là phần khá thú vị. mình cũng thích tìm hiểu nó nhưng mình muốn tìm hiểu trên một cơ sở thực tế ví dụ như điều khiển một động cơ cụ thể và tìm ra kết quả thực tế là có sử dụng được không và tốt thế nào? mình đã thử điều khiển máy khoan điện 500w điện áp 220V AC/DC kết quả là đáp ứng tốt. hiện tại đang chờ thử mạch kích từ động cơ đồng bộ công suất 300KW với nguồn cấp kích từ 110vAC điện áp ra yêu cầu 40VDC và dòng tối đa đến 100A đang chờ kết quả.
- Trong quá trình làm việc với điện tử công suất thường gặp khá nhiều khó khăn vì điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên rất cần trao đổi kinh nghiệm thực tế với anh em. Mong rằng diễn đàn này sẽ là cầu nối cho tình bạn và kỹ thuật.
xin chào các bác!
Em đang định ráp theo cái mạch điều tốc xe đạp điện này mà trong mạch thiết kế dùng tay ga bằng biến trở. giờ muốn dùng tay ga bằng biến từ của xe đạp điện thì có cần thay đổi các linh kiện gì trong mạch không.
Mong các bác chỉ giúp!
đây là phần hướng dẫn của tác giả trên diễn đàn đã thiết kế mạch này
Phân tích mạch :
- Điện áp 48 VDC (max 56 VDC khi bình đầy) được lọc qua L2 và ổn áp 15V nhờ cặp darlington TIP31C và C2383 với zener 16V để cung cấp cho mạch tạo xung SMPS.
- UC3842 chạy PWM, tần số trung bình 58 KHz. Tần số này có thể giảm bằng cách tăng trị số C2 = 10 nF. Ngõ ra của UC3842 kích dẫn MOSFET 2SK3233 (có thể dùng IRF3205 hay IRF2807), tạo nguồn dòng / áp cho motor. Do UC3842 đã có sẵn mạch dập tĩnh điện tàn dư trên gate nên trong mạch không đề cập.
- Biến trở than R6 (có thể dùng biến trở từ, bền hơn) qui định mức áp đưa vào sense của UC3842. Chỉnh điện áp này càng cao (tiến đến 6V) thì duty của xung ngõ ra của UC3842 giảm đi --> MOSFET chạy với xung hẹp --> công suất trên motor giảm --> motor chậm lại. Chỉnh biến trở về phía 0V thì duty của xung ngõ ra càng lớn (đến tối đa 98% duty) thì MOSFET chạy với xung rộng --> công suất trên motor tăng lên --> motor chạy nhanh dần đến tốc độ tối đa.
Hiệu suất của mạch có thể đạt > 95%. Mạch làm việc tin cậy, dễ cân chỉnh và thực hiện, ngay cả với điều kiện "không chuyên".
Em đang có cái đồ án tốt nghiệp làm về robot địa hình sử dụng 2 Động Cơ TS1980 200W 36v để phát động. Bác nào có thể chỉ bảo em phần mạch công suất mới ạ . E cảm ơn
Các bạn cho mình hỏi là mình có 1 cái motor DC loại gắn trong các quạt sạc Sunca và Kentom (mình không biết thông số kỹ thuật của motor DC đó chạy áp và dòng, công suất max là bao nhiêu ?) nhưng chỉ biết nó chạy bình 6v/10Ah (2 bình nối song song). Mình thấy mạch điều khiển của nó không được tốt và mình thắc mắc là nếu: Cho Motor đấu nguồn trực tiếp 2 bình thì quạt rất mạnh nhưng nhanh hết bình so với dùng mạch PWM kéo bằng FETs ở tần số cao thì có thể kéo dài thêm thời gian dùng của bình mà vẫn đạt được công suất làm mát hay không ?
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
Comment