Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển động cơ DC công suất lớn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    [QUOTE=thelam;34232]Đúng khi load là inductive load hoặc capacitive load./QUOTE]

    Cảm ơn bác thelam đã nhắc nhở.

    Mọi người đang bàn đến mạch điều khiển động cơ một chiều mà bác, rõ ràng là có tính cảm (inductive) rồi. Mình sử dụng assumption đó nên không chú thích.

    Comment


    • #32
      Động cơ DC thì không có tính cảm. Do đó nếu dùng cầu H xoay chiều, nó sẽ dễ dàng tắt hơn các mạch có tính cảm. Nghĩa là nó giống như mạch có tính dung.

      Nhưng để tránh dòng qua SCR quá lớn khi điều chỉnh ở tốc độ thấp, bác nên đặt nối tiếp với nó một cuộn cảm (DC hay AC cũng nên có)

      Trong trường hợp kích từ nối tiếp, thì bản thân cuộn kích từ cũng có tính cảm, nên không cần cuộn cảm nữa. Nhưng khi đó thì không đổi được chiều quay.
      Mà thường thì bạn dùng kích từ nam châm vĩnh cửu, có lẽ vậy.
      QT Post lại cái sơ đồ nhé:

      Cuộn cảm QT vẽ trên là cuộn cảm rời, không phải cuộn kích từ nối tiếp.

      Comment


      • #33
        [QUOTE=quocthai;34238]Động cơ DC thì không có tính cảm. Do đó nếu dùng cầu H xoay chiều, nó sẽ dễ dàng tắt hơn các mạch có tính cảm. Nghĩa là nó giống như mạch có tính dung.QUOTE]

        Mình thì hiểu theo hướng khác, có thể chưa chính xác, mong mọi người cùng trao đổi.

        Đúng là trong chế độ xác lập thì động cơ DC không có tính cảm vì dòng điện chạy là động cơ là dòng 1 chiều có độ lớn không đổi (hoặc thay đổi nhỏ không đáng kể). Tuy nhiên trong quá trình quá độ, tức là lúc có biến thiên về dòng điện phần ứng, thì bản thân cuộn dây phần ứng của động cơ DC sẽ trở thành cuộn cảm nên động cơ sẽ có tính cảm.

        Comment


        • #34
          Đúng là em chỉ biết áp xung K-A mới tắt được SCR, không biết bác nào còn cách khác hay hơn không. Trong các mạch thông dụng người ta tắt bằng một con scr khác, hoặc dùng tổ hợp tụ-diode tạo áp xung này.

          Comment


          • #35
            Hỏi quocthai :

            - Nếu thay 2 con SCR phụ bằng transistor ??? , liệu có cắt được không ??? hay nhất định cứ phải là SCR.

            --- Tôi thấy điều khiển cầu H bằng SCR là rất hay . Dòng chịu tải lớn , giá thành rất rẻ . Cái này mà làm tốt trong điều kiện 1 chiều như sử dụng ắc quy thì áp dụng cho điều khiển motor , " rô bốt "... rất tốt.

            Cầu H có thể điều khiển với MOSFET . Tuy vậy tôi chưa tìm được ở đâu mấy con MOSFET ( giá chừng 2500 đến 3000 1 con ) , bạn nào biết xin chỉ giúp tôi với .
            Suy đi tính lại thì con SCR vẫn thấy kinh tế hơn .

            --- Một con Robot ( mà mấy bạn SV hay thi thố , chế tạo )cần bao nhiêu cái
            cầu H ??? , một cuộc thi có bao nhiêu trường , đội tham gia ???
            Nếu tính chi phí về cầu H bằng SCR chắc chắn sẽ tiết kiệm rất nhiều ( tổng chi phí ) so với cách dùng MOSFET .
            Bài của bác Vân cũng rất hay , đúng với " thời sự robot nóng bỏng hiện nay ... " . Em vote cho bài này của bác 5 sao.
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment


            • #36
              kính chào các cao nhân ;thấy các bạn tranh luan vui quá cho minh gop một tí thật ra theo mình biét nếu điều khiển một Đcơ DC công suất lớn cở hàng chục kw [ví dụ như đông cơ hành trình của mo6t xe nâng hàng chạy ắc quy trung bình có dien thế 48v/300,500 amp ] nguoita thường dung 2 cách sau đây
              cách thư 1:dung tổ hợp msfet[nối song song hàng chục con lại]hoac dùng
              I JBT Ởách nầy chúng ta se lảm một mạch PWM CÓ khởi động mềm. băm xung cho thay đổi được 100hz đêơc1k hz là dược xin lưu ý phải làm kỹ mach shutdow nhe các bạn [dang chay mà đạp thắng nó ổ một cái đùng đó]
              cách thứ 2; dùng SCR rất thông dụng ở mo6t số động cơ lớn [đúng như cái bác nào đó nói phài dùng hai con SCR mới dược các bạn ơi]nói cho đơn giản là một con chạy một con tắt] chết cha vậy thì làm sao chạy được ta. khi nào 2 xung kim kích 2SCR xa nhau ,thấy điều đó trên máy hiện song 2 tia thì đông cơ quay nhanh.2 tia gần nhau thì chạy châm lại trùng nhau thì tắt còn tại sao thì hihihi ai cũng hiêu phải không!? mach nầy cần phai cÓ TỤ vàCUỘN DÂY THÍCH HỢP đó nha
              kính chào các huynh

              Comment


              • #37
                Bác thợ già ơi! Bác có thể cho biết mắc cách nào để kich một con thì chạy, kích con kia thì tắt không??

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi Gallileo Xem bài viết
                  .....
                  Đúng là trong chế độ xác lập thì động cơ DC không có tính cảm vì dòng điện chạy là động cơ là dòng 1 chiều có độ lớn không đổi (hoặc thay đổi nhỏ không đáng kể). Tuy nhiên trong quá trình quá độ, tức là lúc có biến thiên về dòng điện phần ứng, thì bản thân cuộn dây phần ứng của động cơ DC sẽ trở thành cuộn cảm nên động cơ sẽ có tính cảm.
                  Nhóc lại ủng hộ ý kiến của anh QT. Dù là dòng xác lập hay quá độ, trên động cơ luôn luôn tồn tại một sức phản điện động. Chính là sức điện động của động cơ khi chạy ở tốc độ đó. Như vậy nó tương tự với một bình accu ở chế độ xác lập, nghĩa là tương tự với một điện dung ở chế độ quá độ.

                  Chỉ cần điện thế ra của cầu H thấp hơn sức điện động này, thì các Thyristor sẽ tự tắt.

                  Chính vì vậy, nên phải có cuộn cảm nối tiếp, để không làm tăng dòng quá mức. (mà có cảm vào thì lại khó tắt hơn, vì nó có khuynh hướng duy trì dòng).

                  Hi hi. cái này thì nhóc mạnh miệng một chút, vì nhóc là dân Thiết bị điện, chứ không phải dân Điện tử.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    Bác thợ già ơi! Bác có thể cho biết mắc cách nào để kich một con thì chạy, kích con kia thì tắt không??

                    PT.
                    Anh Phan ta hãy xem sơ đồ của anh QT. Bác thợ già nói cũng không ngoài cái sơ đồ đó. Tụ và cuộn dây thích hợp, anh QT đã vẽ trên đó rồi: cuộn dây nối tiếp với ĐC, 2 tụ nối giữa các SCR của 2 vai cầu phía dưới.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                      Hỏi quocthai :

                      - Nếu thay 2 con SCR phụ bằng transistor ??? , liệu có cắt được không ??? hay nhất định cứ phải là SCR.

                      --- Tôi thấy điều khiển cầu H bằng SCR là rất hay . Dòng chịu tải lớn , giá thành rất rẻ . Cái này mà làm tốt trong điều kiện 1 chiều như sử dụng ắc quy thì áp dụng cho điều khiển motor , " rô bốt "... rất tốt.

                      Cầu H có thể điều khiển với MOSFET . Tuy vậy tôi chưa tìm được ở đâu mấy con MOSFET ( giá chừng 2500 đến 3000 1 con ) , bạn nào biết xin chỉ giúp tôi với .
                      Suy đi tính lại thì con SCR vẫn thấy kinh tế hơn .

                      --- Một con Robot ( mà mấy bạn SV hay thi thố , chế tạo )cần bao nhiêu cái
                      cầu H ??? , một cuộc thi có bao nhiêu trường , đội tham gia ???
                      Nếu tính chi phí về cầu H bằng SCR chắc chắn sẽ tiết kiệm rất nhiều ( tổng chi phí ) so với cách dùng MOSFET .
                      Bài của bác Vân cũng rất hay , đúng với " thời sự robot nóng bỏng hiện nay ... " . Em vote cho bài này của bác 5 sao.
                      SCR thích hợp khi điều khiển động cơ công suất lớn (> 1HP), tần số đóng/cắt nhỏ.

                      Nếu dùng SCR để điều khiển mấy motor nhỏ như mấy động cơ dùng trong robot thì cùng lắm chỉ điều khiển cho nó chạy/dừng, đảo chiều thôi, chứ điều khiển tốc độ bằg PWM thì ko được rồi.

                      Nếu chỉ điều khiển chạy/dừng, đảo chiều cho động cơ nhỏ thì dùng relay hay hơn.
                      Phen này ông quyết buôn băng dính,
                      Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                        Nhóc lại ủng hộ ý kiến của anh QT. Dù là dòng xác lập hay quá độ, trên động cơ luôn luôn tồn tại một sức phản điện động. Chính là sức điện động của động cơ khi chạy ở tốc độ đó. Như vậy nó tương tự với một bình accu ở chế độ xác lập, nghĩa là tương tự với một điện dung ở chế độ quá độ.

                        Chỉ cần điện thế ra của cầu H thấp hơn sức điện động này, thì các Thyristor sẽ tự tắt.

                        Chính vì vậy, nên phải có cuộn cảm nối tiếp, để không làm tăng dòng quá mức. (mà có cảm vào thì lại khó tắt hơn, vì nó có khuynh hướng duy trì dòng).

                        Hi hi. cái này thì nhóc mạnh miệng một chút, vì nhóc là dân Thiết bị điện, chứ không phải dân Điện tử.
                        Mình thấy bạn nói có phần vô lý, trao đổi thêm nhé. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý của động cơ một chiều.

                        [ATTACH] 2066 [/ATTACH]

                        Do có sự xuất hiện của cuộn cảm phần ứng Lu nên dòng điện qua động cơ sẽ không thể tắt đột ngột được. Cũng vì cuộn cảm Lu mà thông thường trong các mạch điều khiển động cơ một chiều người ta không cần mắc thêm cuộn cảm ngoài để hạn chế dòng.

                        Giả sử tại một thời điểm nào đó U > E vào dòng điện phần ứng động cơ chạy theo chiều như hình vẽ. Nếu bạn giảm đột ngột U < E thì tất nhiên dòng điện sẽ giảm, khi đó trên cuộn cảm Lu sẽ sinh ra một sức điện động Lu*di/dt. Sức điện động này có xu hướng chống lại sự giảm của I nên nó sẽ có cùng dấu với U và ngược dấu với E. Do vậy dòng vẫn dẫn theo chiều cũ và giảm dần về 0 theo thời gian.
                        Attached Files
                        Last edited by Gallileo; 10-11-2006, 16:02.

                        Comment


                        • #42
                          mình dùng 4 con A671 làm cầu H được ko ( theo tớ thì cũng được nhưng ráp mãi ko được ) có cần điều kiện cho A671 ko , để mở hoàn toàn thì phải đưa vào chân b bao nhiêu ,

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                            Động cơ DC thì không có tính cảm. Do đó nếu dùng cầu H xoay chiều, nó sẽ dễ dàng tắt hơn các mạch có tính cảm. Nghĩa là nó giống như mạch có tính dung.

                            Nhưng để tránh dòng qua SCR quá lớn khi điều chỉnh ở tốc độ thấp, bác nên đặt nối tiếp với nó một cuộn cảm (DC hay AC cũng nên có)

                            Trong trường hợp kích từ nối tiếp, thì bản thân cuộn kích từ cũng có tính cảm, nên không cần cuộn cảm nữa. Nhưng khi đó thì không đổi được chiều quay.
                            Mà thường thì bạn dùng kích từ nam châm vĩnh cửu, có lẽ vậy.
                            QT Post lại cái sơ đồ nhé:

                            Cuộn cảm QT vẽ trên là cuộn cảm rời, không phải cuộn kích từ nối tiếp.
                            Bác QT nói động cơ DC không có tính cảm là không đúng rồi. Theo như em biết, động cơ điện nào cũng có L bác à. Động cơ nhỏ thì L nhỏ, động cơ lớn thì L lớn.

                            Khi điều khiển động cơ DC theo kiểu chopper (hay có người dịch là "băm"), người ta gắn thêm L phụ ở ngoài (nếu như L của động cơ không đủ lớn) để động cơ chạy ở chế độ dòng liên tục. Nếu dòng ko liên tục, động cơ chạy sẽ bị rung.

                            Trong mạch của bác QT, khi con SCR phụ được kích, tụ điện dùng để tạo điện áp ngược đặt lên 2 chân A-K của con SCR chính (tương ứng) làm dòng qua SCR giảm xuống < Ih (dòng hold) -> SCR chính ngưng dẫn. Bình thường, khi SCR phụ tắt thì tụ sẽ được nạp điện qua R.

                            Trong bài trước, bác QT có nói là xung kích phải là xung kim. Em xin bổ sung, phải là 1 chùm xung chứ ko phải là 1 xung. Lý do là thế này, để 1 con SCR dẫn được thì VAK> 0 và có xung kích ở cực G. Trong mạch cầu điều khiển toàn phần, bác phải kích cho 2 con chéo góc đồng thời thì nó mới dẫn được. Nếu ko thì sẽ thiếu mất điều kiện VAK>0, và 2 con SCR đó sẽ không dẫn được. Nếu kích bằng xung đơn, thì việc làm mạch điều khiển để 2 xung kích phát ra đồng thời sẽ khó chỉnh.
                            Last edited by taolao; 10-11-2006, 17:33.
                            Phen này ông quyết buôn băng dính,
                            Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Anh Phan ta hãy xem sơ đồ của anh QT. Bác thợ già nói cũng không ngoài cái sơ đồ đó. Tụ và cuộn dây thích hợp, anh QT đã vẽ trên đó rồi: cuộn dây nối tiếp với ĐC, 2 tụ nối giữa các SCR của 2 vai cầu phía dưới.
                              Ác quá, cái mạng của cq không xem được hình từ các host như photobucket. Đén giwof mới biết bài của QT có hình (vẫn chua xem đc) . Nếu là hình được attach thì xem bình thường.

                              PT.
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment


                              • #45
                                nếu dùng scr kích động cơ công suất lớn thì phải tốn dòng kích khá lớn nhiều khi phải băm xung kích thành nhiều xung nhỏ hơn thì nó mới dẫn nổi.Tốt nhất là nên dùng fet họ Irf 540 ... dùng cho các động cơ dc điện áp thấp,nhớ phải có mạch bảo vệ cho fet bằng diode..Trong công nghiệp người ta dùng động cơ công suất lớn thường là động cơ 3pha điều khiển công suất bằng biến tần hơn la động cơ dc.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X