Thông báo

Collapse
No announcement yet.

inverter và bộ nap acquy 2 trong 1

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    mình còn không hiểu chỗ này nữa
    - Dao động từ 555 truyền sang 4017 chia 10 ra các chân của IC này (hình) các tín hiệu này được các đoạn phân áp Rx/Rc tạo ra các điện áp lần lượt và có trịsố thay đổi đặt vào chân số 3 của IC TL494 để điều biến độ rộng xung ra lái các Mosfet công suất IRF3205 (hoặc IRFZ44) làm cho dòng qua các FET này biến thiên gần như hình sin vì vậy điện áp ra thay đổi từ mức 40v –350v trong 1 chu kỳ.
    trong thư thucbao gửi cho bạn việt hùng. theo như mạch đó khi cho bán kì sin vào tl494 thì đầu ra của tl494 là chuỗi xung có độ rộng khác nhau chứ không phải dòng điện thay đổi. và FET điều khiển bằng áp chứ không phải bằng dòng. một lý do nữa nếu FET không mở hết cỡ sẽ dẫn đến các FET bị nóng.
    thucbao có thể cho mình xin sơ đồ hoàn chỉnh bên cầu H mà bạn dùng được không? mình cũng đang rắc rối chỗ này.
    yahoo kieplangtu_88917@yahoo.com

    Comment


    • #47
      mà thucbao chỉ mình làm cái inverter pwm đầu ra được không. mình đã làm được một số công đoạn rồi. nhưng gặp phải 3 vấn đề thế này.
      1) trùng dẫn khi điều khiển cầu H (không dùng ic chuyên dụng)
      2) pwm nên để chuỗi xung hay dùng pwm+ vuông 50Hz để điều khiển
      3) lọc đầu ra để hoàn dạng sin ban đầu thì cuộn cảm và tụ tính như thế nào. ( mình lấy tần số băm xung là 20khz)
      và cuối cùng linh kiện tốn qua nhiều. rút bớt đc càng tốt. hjhj

      quan trọng nhất là vấn đề trùng dẫn khi điều khiển cầu H. nếu bạn có mạch cầu nào hay cho mình xin dc không.
      bạn cho mình xin yahoo để mình có thể liên lạc được ko?

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi viethung94 Xem bài viết
        Cháu poss hộ chú thucbao sơ đồ cho mọi người chú nhé!

        Đây là sơ đồ + thư hướng dẫn mà chú thucbao gửi cho mình!
        Bạn cho mình hỏi trong sơ đồ có phần ghi DRIVER từ chân 1 và 2 con CD4013 vào IRF840 là gì vậy? và cách tính lọc LC ra sao? để mình làm thử 1 cái
        cám ơn bạn
        |

        Comment


        • #49
          không thấy thucbao trả lời vậy. có ai biết trả lời cho minh dc không?

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi cdtk5 Xem bài viết
            không thấy thucbao trả lời vậy. có ai biết trả lời cho minh dc không?
            Chắc tại chú Bảo thấy bạn bảo chú ấy "Lừa" nên thôi!

            Comment


            • #51
              hjhj! bây giờ mới hiểu hoàn toàn nguyên lý của mạch và giải quyết mọi thắc mắc của mạch điện này. bắt tay và làm thử nghiệm 1 cái thôi. cảm ơn việt hùng và thúc bảo nhé!

              Comment


              • #52
                ah mà thucbao cho minh hỏi tý. nếu mình thay tl494 bằng SG3525 thì chân đưa tín hiệu từ 4017 sang mình đặt vào chân 9 phải không bạn. và Zero Duty Cycle =0.6-0.9V. max Duty Cycle =3.3V. thì khi đó mình điều chỉnh sao cho điện ra của chân 3 và 11. là nhỏ hơn hoặc bằng 0.6-0.9. đúng không?

                Comment


                • #53
                  Chào bạn Thucbao
                  Cho hỏi dòng tỉnh của inverter là bao nhiêu A vậy bạn. Theo mình thì tần số PWM của bạn là 1KHZ là quá thấp. Với tần số này thì hiệu suất inverter chưa cao đâu. Thông thường thì người ta sử dụng khoảng 50KHZ lúc này sóng thu được sẽ hoàn toàn sin như sóng của điện lưới vậy. Nếu bạn thêm 2 con Mosfet IRF840 và thêm 2 mạch lọc LC nữa và thay mạch tạo PWM bằng vi điều khiển thì lúc đó bạn sẽ có được dòng điện ba pha để sử dụng cho các động cơ 3 pha và có thể điều chỉnh được tốc độ. Lúc này bạn sẽ có 1 bộ biến tần sử dụng acqui. Nó dùng để ứng dụng trong thang máy khi bị cúp điện.
                  Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                  Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                  Comment


                  • #54
                    Theo mình thì tần số PWM của bạn là 1KHZ là quá thấp
                    tần số 1khz là của 555 tạo xung clock chạy 4017 kết hợp với cầu điện trở cho ra dạng sóng bậc thang mô phỏng nửa bán kì sin 50hz. và đưa vào tl494 để điều khiển độ rộng xung lấy ra điện áp sau BAX cũng ở dạng bậc thang mô phỏng nửa bán kì sin 50hz.
                    còn dao động chính ở phần dc-dc này do tl494 đảm nhiệm chạy với tần số cao ở đây thucbao dùng 20khz, để phù hợp với các loại ferit trên thị trường.

                    mà làm chưa xong cái bộ này mà đã chuyển sang biến tần rồi.mà làm dc cái biến tần chắc đổ vào tiền tỷ mất (hjhj). và điện áp 3 pha dùng cho các thiết bị công suất lớn chứ ở gia đình làm gì đến nó mà phải vác cái động cơ 3 pha to khủng bố, công suất chắc ko tầm thường đâu nhỉ các bác. mà công nhận dùng động cơ này mà chế tạo thêm cái cánh quạt nữa để trong nhà thì khỏi phải nói mát như ngồi trước điều hòa.

                    Comment


                    • #55
                      Phần chuyển từ DC 12V sang DC 320V thì mình không có ý kiến. Mình muốn nói đến tần số PWM ở cầu H với các con Mosfet IRF840 đó. Có phải là 1kHZ hay không ? Để xem được dạng sóng PWM thì các bạn phải đầu tư một cái digital oscilloscope thì mới xem được. Dao động ký dạng analog thì không xem được gì cả Do đó làm xong rồi mà chúng ta củng chẳng biết đựoc nó ra sóng như thế nào.
                      Biến tần 3 pha không có to đâu bạn. Một bộ biến tần 1KW thì chỉ to bằng 1/3 của bộ nguồn máy tính thôi. Nó lấy điện 1 pha 220V hoặc 3 pha 380V ( nhưng vẩn sử dụng 1 pha thôi ) chỉnh lưu thành DC 320V sau đó đưa ra cầu H 3 pha ( bao gồm 6 mosfet ) tín hiệu PWM đưa vào kích cầu H khoảng 50KHZ sau đó đưa ra mạch lọc LC là có được sóng sin 3 pha.
                      Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                      Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
                        Phần chuyển từ DC 12V sang DC 320V thì mình không có ý kiến. Mình muốn nói đến tần số PWM ở cầu H với các con Mosfet IRF840 đó. Có phải là 1kHZ hay không ? Để xem được dạng sóng PWM thì các bạn phải đầu tư một cái digital oscilloscope thì mới xem được. Dao động ký dạng analog thì không xem được gì cả Do đó làm xong rồi mà chúng ta củng chẳng biết đựoc nó ra sóng như thế nào.
                        Biến tần 3 pha không có to đâu bạn. Một bộ biến tần 1KW thì chỉ to bằng 1/3 của bộ nguồn máy tính thôi. Nó lấy điện 1 pha 220V hoặc 3 pha 380V ( nhưng vẩn sử dụng 1 pha thôi ) chỉnh lưu thành DC 320V sau đó đưa ra cầu H 3 pha ( bao gồm 6 mosfet ) tín hiệu PWM đưa vào kích cầu H khoảng 50KHZ sau đó đưa ra mạch lọc LC là có được sóng sin 3 pha.
                        cầu h ở đây chỉ chạy với f=50hz thôi. nó chỉ có tác dụng chuyển nguồn +310 thành 220V AC. chứ nó không phải là pwm. pwm chỉ có ở phần DC-DC. còn để chạy pwm đầu ra như thế cũng tốt như tốn thêm khá nhiều linh kiện đó. (nếu không dùng vi xử lý.)
                        mà vi xử lý thấy bảo cũng hay treo chip lắm. và một số anh em chưa có khả năng lập trình thì khó làm được.

                        Comment


                        • #57
                          Vậy à!
                          Để chuyển từ DC-DC thì PWM chỉ có tác dụng tiết kiệm điện và ổn áp thôi. Nếu vậy thì không phải là Pure sine rồi. Cái này mà gắn mấy cái quạt vô coi chừng cháy đó bạn ơi. Cẩn thận nhé.
                          Nếu muốn sử dụng vi điều khiển thì phải lựa con nào có Watch dog timer thì mới xài được Bởi vì khi vi điều khiển bị treo thì nó sẽ tự động reset lại trạng thái ban đầu. Hoàn toàn an toàn.
                          Đường đi khó không gì ngăn sông cách núi
                          Mà khó vì không tiền để vượt núi vượt sông

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
                            Vậy à!
                            Để chuyển từ DC-DC thì PWM chỉ có tác dụng tiết kiệm điện và ổn áp thôi. Nếu vậy thì không phải là Pure sine rồi. Cái này mà gắn mấy cái quạt vô coi chừng cháy đó bạn ơi. Cẩn thận nhé.
                            Nếu muốn sử dụng vi điều khiển thì phải lựa con nào có Watch dog timer thì mới xài được Bởi vì khi vi điều khiển bị treo thì nó sẽ tự động reset lại trạng thái ban đầu. Hoàn toàn an toàn.
                            Vậy là bạn chưa hiểu nguyên lý của mạch rồi. Cái cầu H chỉ chạy 50Hz hay nói chính xác là cầu H có nhiệm vụ "lật dòng" trong 1/2 bán kỳ.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
                              Vậy à!
                              Để chuyển từ DC-DC thì PWM chỉ có tác dụng tiết kiệm điện và ổn áp thôi. Nếu vậy thì không phải là Pure sine rồi. Cái này mà gắn mấy cái quạt vô coi chừng cháy đó bạn ơi. Cẩn thận nhé.
                              Nếu muốn sử dụng vi điều khiển thì phải lựa con nào có Watch dog timer thì mới xài được Bởi vì khi vi điều khiển bị treo thì nó sẽ tự động reset lại trạng thái ban đầu. Hoàn toàn an toàn.
                              Cái này thì đúng là không pure-sin được nhưng bảo đảm chạy quạt vô tư. Cái mạch inverter này có thể nói là một công nghệ hybrid giữa PWM và điều biến sóng đa bậc.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi vu4096 Xem bài viết
                                Phần chuyển từ DC 12V sang DC 320V thì mình không có ý kiến. Mình muốn nói đến tần số PWM ở cầu H với các con Mosfet IRF840 đó. Có phải là 1kHZ hay không ? Để xem được dạng sóng PWM thì các bạn phải đầu tư một cái digital oscilloscope thì mới xem được. Dao động ký dạng analog thì không xem được gì cả Do đó làm xong rồi mà chúng ta củng chẳng biết đựoc nó ra sóng như thế nào.
                                Biến tần 3 pha không có to đâu bạn. Một bộ biến tần 1KW thì chỉ to bằng 1/3 của bộ nguồn máy tính thôi. Nó lấy điện 1 pha 220V hoặc 3 pha 380V ( nhưng vẩn sử dụng 1 pha thôi ) chỉnh lưu thành DC 320V sau đó đưa ra cầu H 3 pha ( bao gồm 6 mosfet ) tín hiệu PWM đưa vào kích cầu H khoảng 50KHZ sau đó đưa ra mạch lọc LC là có được sóng sin 3 pha.
                                tôi thấy có 1 số mạch của nước ngoài người ta không DC-DC lên 310v , mà sử dụng cầu H đổi từ 12vdc sang điện xoay chiều ( sin ) . rồi dùng biến áp nâng lên 220VAC . Cái này không có biến áp xung nên 1 số anh em ta đỡ ngán , tuy dùng biến áp lõi sắt có cồng kềnh và giá thành cao , nhưng bù lại có thể lợi dụng biến áp làm nguồn nạp cho acqui khi có điện lưới . theo tôi Vấn đề là diều khiển cầu H thế nào để có sóng xoay chiều hình sin : 1/phương pháp sử dụng các linh kiện thông thường . 2/ phương pháp dùng vi xử lí . ..

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thucbao Tìm hiểu thêm về thucbao

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X