Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sếp em bảo em điều khiển cái động cơ 1 chiều !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi HienHLC Xem bài viết
    Cái động cơ của chỗ em nó 60KW.
    Yêu cầu sơ qua là ổn định được tốc độ động cơ khi tải thay đổi.
    Bây giờ chắc là em cần 1 cái cảm biến dòng với làm thế nào để VĐK nhận biết được điện áp 1 chiều đang đặt vào động cơ là bao nhiêu ( 0-460V).
    @diep : Em muốn tự làm vì dạo này em đang rảnh, ko làm được thì mua sau cũng được.
    @NDV : Nếu làm cái nì mà lên phá giám đốc chắc chẳng đến lượt em.
    @QMK :Em đọc về IGBT và H rồi, nhưng mà cái này của em công suất hơi lớn và tải trọng thay đổi liên tục.Có cái gì ngon hơn IGBT ko hả bác ?

    @All :Cảm ơn các bác đã cho lời khuyên.Em ko hiểu gì mà hỏi hơi ngu ngu các bác cũng đừng mắng em nhé vì em ngu thật, mong được các bác chỉ bảo cho bớt ngu.
    Động cơ lớn như vậy, lại thêm yêu cầu phải ổn định được tốc độ khi tải thay đổi. Em khuyên bác nếu bác chưa có kinh nghiệm thì nên mua, không nên làm.
    Phen này ông quyết buôn băng dính,
    Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

    Comment


    • #17
      Ý tưởng của bác Vân có vẻ hợp lý hơn cả. Nhanh, dễ làm.

      Comment


      • #18
        Bên cty em hay dùng mấy loại động cơ công suất lớn kiểu này, nhưng em thấy hơi lạ, là tầm công suất đó thường là động cơ 3 pha 220 hoặc 380v. Và dùng bộ Biến tần để điều khiển tốc độ (hiển thị tốc độ vòng quay đồng thời trên LCD hoặc Led 7 đoạn).

        Tuy nhiên như vậy thì bước vào chuyên nghiệp rồi. Bộ biến tần cho các máy công suất lớn cỡ đó tầm 2-3000$, còn động cơ như cty em mua động cơ cũ của Nhật cũng đã gần 1000$.

        Em hoàn toàn k có í làm bác nản lòng, nhưng bác nên thành thật với sếp vậy. Có mục đích và ứng dụng được có ích hẵng làm, mà để dùng được cho ra hồn với mấy thứ này không có cách nào khác là phải mua đồ chuyên dụng thôi, còn chế thì cũng chỉ để chơi, mà lại rất tốn tiền.

        Nếu sếp muốn bạn bớt rỗi rãi ngồi chơi thì có thể để nghị sếp cho em làm cái "đề tài" nho nhỏ, xài PIC mà điều khiển động cơ 1 chiều mini, coi như đó là mô hình cho sếp thấy là mình cũng làm được cái gì đó.

        Comment


        • #19
          Các bác trả lời mà ko đọc kỹ câu hỏi của bác HienHCL:
          - Động cơ 1 chiều -> ko dùng biến tần được.
          - Ổn định tốc độ khi tải thay đổi -> điều khiển vòng kín, phản hồi tốc độ.

          À, mà bác HienHCL này, không biết bác có nhầm không. Động cơ DC công suất 60KW (tương đương 80HP), dòng định mức lên đến trên 100A?!
          Phen này ông quyết buôn băng dính,
          Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi diep Xem bài viết
            chao ban !thuc ra ma noi trong lanh vuc dieu khien dong co 1chieu thi co nhieu cach dieu khien khac nhau.dieu khien vong ho,kin dieu khien PID ... no rat phuc tap hien nay tren thi truong viet nam co ban mot so driver dung dien 1fa cong suat chung vai KW tro lai.con ban muon dung dieu khien vai chuc KW tro nen thi phai dung dien 3 fa roi neu ban khong muon thiet ke ban co the mua driver cua nuoc ngoai nhu cac ban noi o tren hoac lien he voi cong ty TNHH ky thuat dien Van Viet ma mua gia tuong doi (khoang 25.000.000VND) cho mot bo dieu khien co 100KW den 120KW lien he so 088103191 chuc ban thanh cong
            Công ty đó địa chỉ thế nào xin bạn cho biết đi. Thanks

            Comment


            • #21
              theo mình nghỉ thì nên ra chợ mua vaì cuốn sach điêù khiển động cơ dc về vưà học vưà làm luôn cho tiện. có phaỉ hay hon không

              Comment


              • #22
                [QUOTE=nguyendinhvan;37713]
                Nguyên văn bởi HienHLC Xem bài viết
                Cái động cơ của chỗ em nó 60KW.
                Yêu cầu sơ qua là ổn định được tốc độ động cơ khi tải thay đổi......
                QUOTE]

                Tầm động cơ 60 Kw mà dùng Bán dẫn Thì xem ra nó cũng không nhỏ chút nào .
                Có một giải pháp rẻ mà tin cậy , dễ thi công hơn là dùng hộp số Điện từ .
                Chỉ cần một mạch điện điều khiển nhỏ để ĐK cái hộp số đó .
                Nếu có thể chỉ cần cải tiến một con ổn áp Lioa 100Kw là xong .
                Còn việc kiểm tra tốc độ của động cơ thì lắp luôn một máy phát điện 220vAC vài trăm w vào trục động cơ 60Kw đó để kiểm tra điện áp từ máy phát đó .

                Em xin tiếp thu ý kiến của bác về vụ máy phát, nhưng em đang định dùng encoder hoặc đơn giản hơn là mua 1 vài cặp càng cua (em thấy trên Hàng Trống gọi thế ) về cộng thêm 1 đĩa khía rãnh,cứ mỗi vòng quay có 1 lần tạo ra tín hiệu nhận biết được.Lắp 3 cái để so sánh tốc độ xem cái nào hỏng thì thay. Cái nì có được không các bác ? Em còn chưa biết đo dòng điện thế nào nữa, để đề phòng quá tải ấy. Bác nào chỉ bảo em với em xin chân thành cảm ơn.


                Nguyên văn bởi tinhthanthep Xem bài viết
                Nếu động cơ lớn thì nên dùng phương pháp điều chỉnh góc mở thyristor. Bạn mắc một cái cầu chỉnh lưu 3 pha 6 thyristor. Điều chỉnh tốc độ bầng cách vặn triết áp.
                Em muốn điều khiển tự động cơ bác ạ, nhưng em sẽ tham khảo xem dùng phương pháp điều chỉnh góc mở thyristor có chịu được dòng lớn như cái động cơ của em không, bác có tài liệu gì cho em xin với.



                Nguyên văn bởi PSman Xem bài viết
                Bên cty em hay dùng mấy loại động cơ công suất lớn kiểu này, nhưng em thấy hơi lạ, là tầm công suất đó thường là động cơ 3 pha 220 hoặc 380v. Và dùng bộ Biến tần để điều khiển tốc độ (hiển thị tốc độ vòng quay đồng thời trên LCD hoặc Led 7 đoạn).

                Tuy nhiên như vậy thì bước vào chuyên nghiệp rồi. Bộ biến tần cho các máy công suất lớn cỡ đó tầm 2-3000$, còn động cơ như cty em mua động cơ cũ của Nhật cũng đã gần 1000$.

                Em hoàn toàn k có í làm bác nản lòng, nhưng bác nên thành thật với sếp vậy. Có mục đích và ứng dụng được có ích hẵng làm, mà để dùng được cho ra hồn với mấy thứ này không có cách nào khác là phải mua đồ chuyên dụng thôi, còn chế thì cũng chỉ để chơi, mà lại rất tốn tiền.

                Nếu sếp muốn bạn bớt rỗi rãi ngồi chơi thì có thể để nghị sếp cho em làm cái "đề tài" nho nhỏ, xài PIC mà điều khiển động cơ 1 chiều mini, coi như đó là mô hình cho sếp thấy là mình cũng làm được cái gì đó.


                Bên em dùng đến điện áp 460 cơ bác ạ. Quan điểm của em là không có việc gì khó, chỉ sợ mình không liều. Hơn nữa sếp em hậu thuẫn cho em nên em cóc có lo, có cháy hỏng cái động cơ cũng chỉ vài K USD mà với công ty em có cháy thì các sếp mới đi mua cái mới được -> kiếm được nên các sếp khuyến khích nghịch dại lắm.Nhà nước nó thế bác ạ. Điều khiển động cơ 1 chiều mini thì em nghịch từ hồi sinh viên cơ, áp dụng vào cái này em cũng có tý kinh nghiệm nhưng chưa làm được.


                Nguyên văn bởi taolao Xem bài viết
                Các bác trả lời mà ko đọc kỹ câu hỏi của bác HienHCL:
                - Động cơ 1 chiều -> ko dùng biến tần được.
                - Ổn định tốc độ khi tải thay đổi -> điều khiển vòng kín, phản hồi tốc độ.

                À, mà bác HienHCL này, không biết bác có nhầm không. Động cơ DC công suất 60KW (tương đương 80HP), dòng định mức lên đến trên 100A?!
                Bác sai tên iem, HienHLC cơ mà.
                Chính xác là điều khiển kín bác ạ, iem là iem chỉ hiểu mang máng thế nhưng không biết định nghĩa thế nào cho chính xác vì hồi em đi học cái môn tự động em trốn suốt.
                Em không nhầm về công suất đâu bác ạ, động cơ 60KW bên em vẫn còn là nhỏ vì dùng để kéo 1 cái băng tải dài cơ mà.



                Hiện tại bận quá nên chưa đi đến đâu được mới chán các bác ạ, nhưng cũng chỉ cần đo được dòng nữa là okie. Có bác nào giúp em với.

                Comment


                • #23
                  Cái này xưa bọn anh làm đơn giản lắm mà.
                  1 .Cầu 3 phase dùng Thy. Chợ trời khoảng 120K/1 chú đồ cũ của Nga. Con màu vàng nhưng quên mất tên.
                  2.Một máy phát tốc gắn vào trục.( Có thể cải tiến bằng PIC để đo tốc độ động cơ)
                  3. Một mạch đồng bộ tạo xung răng cưa.
                  4. Một bộ so sánh.
                  5. Một mạch tạo xung vi phân, mở Thy qua biến áp xung.
                  6. Một mạch cộng bằng OPAM để setpoint ( điểm làm việc hay tốc độ)
                  Chỉnh tốc độ bằng chiết áp ( loại xịn nhé). Mạch ổn tốc có thể dùng PID digital ( PIC,AVR..) hay analog ( OPAM,R,C). Analog khó chỉnh hệ số hơn một chút.
                  Làm tốn khoảng 4M trở xuống. Nhưng tốn nhiều công và không thích hợp cho đề bài có khống chế thời gian hoàn thành và người chưa làm bao giờ.

                  Cái động cơ bọn mình làm thế kỷ 20 là loại 1 chiều kích thích song song điện áp 500V công suất 80 KW. Chắc bây giờ Giấy bãi bằng bán đồng nát mất rồi.
                  Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                  Biến tần
                  Máy giặt
                  Lò vi sóng
                  Bếp từ.
                  Tủ lạnh.
                  Điều hòa

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi HienHLC Xem bài viết
                    Hiện tại bận quá nên chưa đi đến đâu được mới chán các bác ạ, nhưng cũng chỉ cần đo được dòng nữa là okie. Có bác nào giúp em với.
                    Muốn đo dòng, các có thể sử dụng cảm biến dòng DC. Bác vào đây xem:

                    http://www.hansen.co.kr/english/products/2.htm
                    Phen này ông quyết buôn băng dính,
                    Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

                    Comment


                    • #25
                      Em xin tiếp thu ý kiến của bác về vụ máy phát, nhưng em đang định dùng encoder hoặc đơn giản hơn là mua 1 vài cặp càng cua (em thấy trên Hàng Trống gọi thế ) về cộng thêm 1 đĩa khía rãnh,cứ mỗi vòng quay có 1 lần tạo ra tín hiệu nhận biết được.Lắp 3 cái để so sánh tốc độ xem cái nào hỏng thì thay. Cái nì có được không các bác ? Em còn chưa biết đo dòng điện thế nào nữa, để đề phòng quá tải ấy. Bác nào chỉ bảo em với em xin chân thành cảm ơn.

                      Encoder xịn có giá hơn hai triệu một củ . Còn loại cũ thì chắc không có bảo hành .
                      Encoder chỉ có thể tạo xung đếm với biên độ từ 5 tới 24v nên nếu không thiết kế cẩn thận thì dễ bị nhiễu . Nhưng nếu lắp một máy phát điện 220v thì nhiẽu chỉ là con muỗi thôi . Việc lắp ráp có thể dùng dây Cu-roa từ trục động cơ sang trục máy phát cũng được .
                      Còn cái bảo vệ dòng thì đã có cái Rơ lay kèm TI đồng bộ rồi . Nó có khả năng điều chỉnh trễ để tránh bị nhảy khi khởi động động cơ . Vì các động cơ sẽ ăn dòng lớn hơn danh định lúc khởi động . Cái đó để tôi tìm lại tên và ký hiệu của nó .
                      Mà cái động cơ đó lắp ở máy gì vậy ? Máy cán ? Máy ép ?
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        cho mình hỏi chút nha! mình ổn định tốc độ động cơ trong robot bằng encorder nhưng m vẫn chưa biết vi điều khiển xử lý tín hiệu từ encoder rồi đưa đến mạch công suất điều khiển động cơ như thế nào??? khó wa

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi elenercom Xem bài viết
                          Tôi không biết dùng VDK để điều khiển động cơ DC nên khuyên bạn dùng thử các loại DC drive. Hiện nay tôi biết có 2 hãng khá nổi tiếng với loại sản phẩm này là Eurotherm và Control Technique.
                          Để chọn đúng loại DC drive tất nhiên bạn phải có đầy đủ thông số của cái động cơ bạn đang dùng.
                          Chúc bạn thành công.
                          Nếu bác cho biết luôn địa chỉ của 2 hãng này thì tốt quá.
                          Anh em sẽ rất nhiều người cảm ơn bác.

                          Comment


                          • #28
                            Em là thành viên mới đăng ký cũng mới bập bõm vào nghề điện.Lĩnh vực em làm là về Cẩu trục...thiết kế mạch điện cho hệ điện dọc,ngang.Về thực tế tính toán các dòng bảo vệ cho CB,Relay,Contactor...em chỉ được học trên sách vở,còn vào đến làm việc thì lại tính toán theo kinh nghiệm.Vidu: em có 2 dc ko đồng bộ 3kw,điện áp vào 380,em có thể tính ra được I danh định nhưng lại ko biết cách chọn những thiết bị bảo vệ theo kinh nghiệm >.< bác nào có kinh nghiệm chỉ em với.
                            |

                            Comment


                            • #29
                              Chào bạn mình xin gợi ý như sau:3kw-5,77A , overload (5.5-8A)LR2_K0314, contactor LC1-K09 (9A),CB GV2-LE14 (mã hàng của Telemecanique)
                              3Kw-dòng đầy tải 6,8A , overload TH-N12, contactor MSO-N10, MCCB NF32-SW, dây dẫn 4mm2 ( mã hàng Mitsubishi)
                              Overload(6-9)GTK22 , contactor GMC9( 9A), MCCB ABS53b 20A) (Mã hàng LG)

                              Comment


                              • #30
                                thax anh cuongaz...! Anh có thể chỉ dõ cho em cách tính được ko?Biết Pdm ghi tren DC ==> Ilvmax của tải.Chọn Icb > Ilvmax ??? theo tính toán kinh nghiệm Icb*??? bao nhiêu thì an toàn???????? theo kinh nghiệm làm việc nhá anh.
                                Ilvmax=I1+I2+...
                                1mm2/3~5A =>F (kinh nghiệm)
                                |

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                HienHLC Tìm hiểu thêm về HienHLC

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X