Em mở thớt này rất mong các bác cho ý kiến xây dựng.
Số là thế này: Khi chúng ta làm việc với các mạch công suất, thì việc sự cố quấtir là điều khó tránh khỏi. Để an toàn cho linh kiện, nguồn cung cấp, và quan trọng hơn cả là cho người sử dụng thiết bị, ta cần phải có biện pháp kiểm soát trạng thái làm việc của thiết bị và ngát kịp thời trước khi sự cố xảy ra. Sau đây em xin liệt kê các phương án mà em biết ( sơ sơ về nguyên lý thôi) theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp:
1: Sử dụng cầu chì (FUSE) , dựa trên nguyên lý nóng chảy vì nhiệt của kim loại dưới tác dụng của dòng điện.
2: Dùng rơ le nhiệt , dựa trên nguyên lý giãn nở vì nhiệt khác nhau của 2 kim loại , ghép với nhau (gọi là thanh lưỡng kim)
Hai phưng pháp trên chỉ bảo vệ mà không có chỉ thị
3: Dùng cuộn dây trực tiếp tác động lên cơ cấu cơ khí (có thể là nam châm hoặc lõi sắt từ). Cái này có thể chỉ thị trực tiếp dòng điện AC hoặc DC trên thang chia độ, hay kéo cơ cấu chấp hành tác động ngắt mạch điện
4: Dùng điện trở nối tiếp với tải để đo kiểm dòng, cái này thường để đo dòng một chiều do tính chất ít biến thiên hay biến thiên chậm của dòng DC. có thể chỉ thị trực tiếp hoặc thông qua khuếch đại, phần chỉ thị có thể là cơ cấu khung dây,VU meter, hay hiện số cái này chỉ dùng để đo kiểm và chỉ thị dòng.
5: Dùng máy biến dòng (cái này chỉ đo được dòng AC hoặc dòng một chiều nhấp nhô gợn sóng). đầu ra của máy biến dòng sẽ nối với cơ cấu chỉ thị cơ khí hoặc VU met, chỉ thị số, cũng như mạch tác động bảo vệ quá tải...
.....
Em biết có bấy nhiêu thôi, rất mong các bác đóng góp các vấn đề sâu hơn. ví dụ trong trường hợp nào dùng mạch đo kiểm chỉ thị, tác động bảo vệ nào. cách tính toán cụ thể các tham số ra sao? vv... Để tránh tình trạng thi thoảng lại thấy anh em vào kêu vừa de 5~10 con FET, với cả đi tong cái UPS![Big Grin](http://dientuvietnam.net/forums/images/smilies/biggrin.gif)
![Big Grin](http://dientuvietnam.net/forums/images/smilies/biggrin.gif)
Thank các bác trước
Số là thế này: Khi chúng ta làm việc với các mạch công suất, thì việc sự cố quấtir là điều khó tránh khỏi. Để an toàn cho linh kiện, nguồn cung cấp, và quan trọng hơn cả là cho người sử dụng thiết bị, ta cần phải có biện pháp kiểm soát trạng thái làm việc của thiết bị và ngát kịp thời trước khi sự cố xảy ra. Sau đây em xin liệt kê các phương án mà em biết ( sơ sơ về nguyên lý thôi) theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp:
1: Sử dụng cầu chì (FUSE) , dựa trên nguyên lý nóng chảy vì nhiệt của kim loại dưới tác dụng của dòng điện.
2: Dùng rơ le nhiệt , dựa trên nguyên lý giãn nở vì nhiệt khác nhau của 2 kim loại , ghép với nhau (gọi là thanh lưỡng kim)
Hai phưng pháp trên chỉ bảo vệ mà không có chỉ thị
3: Dùng cuộn dây trực tiếp tác động lên cơ cấu cơ khí (có thể là nam châm hoặc lõi sắt từ). Cái này có thể chỉ thị trực tiếp dòng điện AC hoặc DC trên thang chia độ, hay kéo cơ cấu chấp hành tác động ngắt mạch điện
4: Dùng điện trở nối tiếp với tải để đo kiểm dòng, cái này thường để đo dòng một chiều do tính chất ít biến thiên hay biến thiên chậm của dòng DC. có thể chỉ thị trực tiếp hoặc thông qua khuếch đại, phần chỉ thị có thể là cơ cấu khung dây,VU meter, hay hiện số cái này chỉ dùng để đo kiểm và chỉ thị dòng.
5: Dùng máy biến dòng (cái này chỉ đo được dòng AC hoặc dòng một chiều nhấp nhô gợn sóng). đầu ra của máy biến dòng sẽ nối với cơ cấu chỉ thị cơ khí hoặc VU met, chỉ thị số, cũng như mạch tác động bảo vệ quá tải...
.....
Em biết có bấy nhiêu thôi, rất mong các bác đóng góp các vấn đề sâu hơn. ví dụ trong trường hợp nào dùng mạch đo kiểm chỉ thị, tác động bảo vệ nào. cách tính toán cụ thể các tham số ra sao? vv... Để tránh tình trạng thi thoảng lại thấy anh em vào kêu vừa de 5~10 con FET, với cả đi tong cái UPS
![Big Grin](http://dientuvietnam.net/forums/images/smilies/biggrin.gif)
![Big Grin](http://dientuvietnam.net/forums/images/smilies/biggrin.gif)
Thank các bác trước
Comment