Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Cái đó còn tùy loại động cơ .
Loại động cơ trong máy giặt thì đảo chiều vô tư . Cả hai chiều đều chạy như nhau . Vì máy giặt phải quay kiểu lắc hai chiều hay quay tít một chiều tùy theo chế độ của bộ điều khiển .
Động cơ máy giặt có 3 dây . Hai dây vàng và một dây đen . Đổi đầu tụ với 1 trong hai dây vàng với dây đen thì động cơ sẽ quay đảo chiều
Nhưng ở cái quạt trần hay quạt bàn thì các cuộn dây và lõi Stato quấn khác nhau nên khi đẩo chiều quay thì không tốt lắm . Có thể làm cháy quạt . Hoặc quạt quay rất yếu
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Động cơ 1 pha có 2 cuộn dây, một cuộn dây tạo từ trường chính gọi là cuộn dây chạy. Một cuộn dây tạo từ trường phụ gọi là cuộn dây đề. Hai cuộn này được đặt lệch nhau 90 độ trong không gian. Mạch dùng tụ điện sẽ tạo ra lệch pha về từ trường của 2 cuộn là 90 độ theo thời gian. Kết hợp 2 điều kiện đó, sẽ tạo ra từ trường quay theo một chiều nhất định.
Với các động cơ hơi lớn lớn một tý, thì người ta chỉ lắp tụ vào hệ thống trong thời gian khởi động. Khi đã quay được rồi thì mạch tụ điện và cuộn đề sẽ tách ra. Đối với các động cơ nhỏ hơn thì tụ điện sẽ nối vào mạch trong suốt thời gian hoạt động.
Với đa số các động cơ, để nâng cao hiệu suất và công suất, cuộn dây đề thường được quấn nhiều vòng hơn, dây nhỏ hơn so với quộn dây chạy.
Thông thường, với các động cơ thông dụng, các cuộn dây đã được nối với nhau để tạo chiều quay đã định trước. Vì thế khi anh muốn đổi chiều quay của động cơ, bắt buộc phải tháo ra, thay đổi lại cực tính của 1 trong 2 cuộn dây, mà thường là thay đổi cực tính của cuộn đề.
Đối với một số động cơ cần đảo chiều liên tục như động cơ máy giặt, người ta chấp nhận giảm bớt hiệu suất của động cơ, quấn hai cuộn đề và chạy giống hệt nhau. Vì thế có thể hoán chuyển qua lại giữa cuộn đề và cuộn chạy. như vậy khi cho điện vào bên này tụ điện, thì đầu dây nới vào đó sẽ là dây chạy, dây kia là dây đề. Khi cho điện vào đầu kia thì ngược lại. Do đó có thể đổi chiều quay dễ dàng hơn.
Đối với các động cơ nhỏ hơn nữa trong các hệ thống điều khiển tự động, người ta cấp điện tho cuộn đề thường trực ( 90 độ). Cuộn chạy sẽ được cấp điện từ mạch khuếch đại, có thể thay đổi góc pha 0 độ hay 180 độ. Như vậy cũng có thể thay đổi chiều quay dễ dàng.
Cô nhóc post rất cụ thể, cám ơn nhiều.
Ở hình dưới, mình chưa phân biệt được đâu là cuộn chính, đâu là cuộn đề, và sự khác biệt về công suất, cũng như hiệu suất của mỗi cuộn.
Cô nhóc có thể nói rõ hơn về cuộn chính và cuộn đề ko.
Đối với một số động cơ cần đảo chiều liên tục như động cơ máy giặt, người ta chấp nhận giảm bớt hiệu suất của động cơ, quấn hai cuộn đề và chạy giống hệt nhau. Vì thế có thể hoán chuyển qua lại giữa cuộn đề và cuộn chạy. như vậy khi cho điện vào bên này tụ điện, thì đầu dây nới vào đó sẽ là dây chạy, dây kia là dây đề. Khi cho điện vào đầu kia thì ngược lại. Do đó có thể đổi chiều quay dễ dàng hơn.
Khi switch bên trái ON, switch bên phải OFF : cuộn đỏ là Chạy, cuộn tím là Đề
Khi switch bên trái OFF, switch bên phải ON : cuộn đỏ là Đề, cuộn tím là Chạy
Bạn có thể phân tích rõ hơn về dòng, áp trên mỗi cuộn dây vào các giai đoạn khởi động và chạy ổn định để thấy rõ sự khác biệt về công suất và hiệu suất của mỗi cuộn dây được ko. Cám ơn bạn nhiều.
Số là tôi có 1 cái quạt hút, muốn đổi chiều cho nó. Nhưng nó lại được đấu sẵn dây bên trong, chỉ cho ra 3 đầu dây. Do vậy mà khong đảo được chiều. mà tháo cuộn day ra thì là cả một ván đề lớn, vì kín như bưng.
PT.
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Chào các anh . Em có động cơ một pha , công suất nhỏ thôi ,nó cho ra 4 đầu dây . Làm sao mà mình có thể biết đâu là cuộn đề và đâu là cuộn chạy để mình đấu tụ vào cuộn đề cho động cơ chạy.Cám ơn các anh trước ạ
Chào các anh . Em có động cơ một pha , công suất nhỏ thôi ,nó cho ra 4 đầu dây . Làm sao mà mình có thể biết đâu là cuộn đề và đâu là cuộn chạy để mình đấu tụ vào cuộn đề cho động cơ chạy.Cám ơn các anh trước ạ
1/. Phần "đề" là dùng một phần năng lượng động lực tạo góc lệch pha để động cơ khởi động quay được, không đồng bộ với pha của nguồn điện xoay chiều. Vì vậy mà gọi là động cơ không đồng bộ hay "dị hợm bộ" gì gì đó.
2/. Do chỉ là "một phần" nên năng lượng trên cuộn dây "đề" phải bé hơn năng lượng trên cuộn dây "chạy". Vì vậy mà trở kháng cuộn dây đề lớn hơn, trong các động cơ cỡ nhỏ thì điện trở DC của "cuộn đề" cũng lớn hơn "cuộn chạy".
Động cơ công suất nhỏ của bạn có 4 đầu dây, để thang R x1 của đồng hồ nội trở thấp, đo hai cuộn, cuộn nào điện trở DC cao hơn (kim đồng hồ lên ít hơn) thì đó là cuộn "đề".
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment