Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy hàn xung tự chế tại sao không ?

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
    đọc bài của bác em vẫn còn chỗ chưa hiểu, đó là làm cách nào để máy hàn khống chế dòng tối đa (100A). biến dòng của em quấn 54 vòng dây 0.4.
    Bắt đầu từ cái điện trở Rd=1.6ohm-0.5W nhé. Biến dòng cho ra dòng tải chạy qua điên trở này tạo nên ở đây điện áp Ud=IdxRd=1.6xId
    Nếu Ud <1v thì UC3845 không đếm xỉa gì, không phản ứng. Nếu lên Ud >=1v là IC sẽ thu hẹp xung lại. làm giảm dòng.
    Như vậy Id=1v/1.6ohm=0.625a thì sẽ tác đông đến IC3845. Dòng này (Id) cũng là dòng chạy trong cuộn thứ cấp 0.4mm của biến dòng. Theo công thức của biến áp thì I1/I2=w2/w1 (dòng điện tỷ lệ nghịch với số vòng) Vậy trong cuộn sơ cấp của biến dòng lúc này có I=Idx54/1=0.625x54=33.75 A-đây là dòng qua 2 igbt cần được bảo vệ/ suy ra dòng trong hồ quang hàn là (16/6)x33.75=89A. (biến áp của bạn quấn tỷ lệ 16/6 vòng phải không?) Như vậy để tăng giới hạn dòng ra lên 100a thì có 2 cách đơn giản nhất là quấn thêm dây cho biến dòng lên đến 62 vòng. hoặc giảm điện trở Rd xuống còn 1.4Om !

    Comment


    • lincon electric model v250
      UPLOAD FREE - Host Your Files For Free
      thấy hay hay nên post chơi cho mọi người tham khảo.

      Comment


      • hôm nay em chính thức ra mắt máy hàn, kết quả đã thành công mỹ mãn. sau đây là các thành phần em nó.
        1/ bộ tụ 2480mF/400v, cầu diode 50A/1000v và khởi động từ.

        2/ board nguồn và board điều khiển

        3/ mạch diode ra

        4/ mạch IGBT

        5/ biến áp xung và cuộn kháng

        Comment


        • tiếp tục là kết quả sau cùng.
          1/ chụp tổng thể

          2/ từ trên xuống tổng thể

          3/ trên xuống phía sau

          4/ trên xuống phía trước

          5/ mặt bên phía sau

          6/ mặt bên phía trước

          7/ mặt bên tổng thể

          8/ mặt vỏ trước

          9/ mặt vỏ sau

          Comment


          • để hoàn thành máy hàn này quả thật không dễ chút nào. tuy nhiên với sự hướng dẫn nhiệt tình của bác Bảo nên em đã thành công. cảm ơn bác Bảo rất nhiều. em vẫn chưa thử với tải giả là dây may so vì chưa tìm có. tuy nhiên em lấy thử sợi dây đồng 0.8mm quẹt vào 2 cọc ra thì nó cháy rụi không kịp ngáp, và hồ quang xoẹt rất dữ. khi dây to hơn cháy không nổi thì nó dính 2 cọc ra lại mạch vẫn không cháy và biến dòng đã hoạt động. chứng mạch bảo vệ quá dòng và khống chế dòng hoạt động tốt. em có thể khẳng định đã thành công 100%. áp ra khi không tải em đo là 75v

            Comment


            • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
              để hoàn thành máy hàn này quả thật không dễ chút nào. tuy nhiên với sự hướng dẫn nhiệt tình của bác Bảo nên em đã thành công. cảm ơn bác Bảo rất nhiều. em vẫn chưa thử với tải giả là dây may so vì chưa tìm có. tuy nhiên em lấy thử sợi dây đồng 0.8mm quẹt vào 2 cọc ra thì nó cháy rụi không kịp ngáp, và hồ quang xoẹt rất dữ. khi dây to hơn cháy không nổi thì nó dính 2 cọc ra lại mạch vẫn không cháy và biến dòng đã hoạt động. chứng mạch bảo vệ quá dòng và khống chế dòng hoạt động tốt. em có thể khẳng định đã thành công 100%. áp ra khi không tải em đo là 75v
              Chúc mừng bạn đã thành công bước đầu , nếu dây đồng mà cháy dính 2 cọc mà không sao thì bạn có thể hàn thử được rồi.
              Bạn có thể cho biết tần số mạch chân số 6 là bao nhiêu? Điện trở trong mạch biến dòng là bao nhiêu? bạn tính dòng bảo vệ là bao nhiêu? bạn thay IRFD123 trong mạch driver bằng con gì? Mạch bạn làm rất cẩn thận và rất đẹp. chúc mừng.

              Comment


              • Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viết
                Chúc mừng bạn đã thành công bước đầu , nếu dây đồng mà cháy dính 2 cọc mà không sao thì bạn có thể hàn thử được rồi.
                Bạn có thể cho biết tần số mạch chân số 6 là bao nhiêu? Điện trở trong mạch biến dòng là bao nhiêu? bạn tính dòng bảo vệ là bao nhiêu? bạn thay IRFD123 trong mạch driver bằng con gì? Mạch bạn làm rất cẩn thận và rất đẹp. chúc mừng.
                đồng hồ đo f của em hư rồi nên em cũng không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng em đoán khoảng 42khz vì em dùng cặp Rt/Ct là 6k2/332. trở trong mạch biến dòng là 1.5 ôm. em tính dòng bảo vệ là 36A, suy ra dòng hàn max là 96A. IRFD123 em thay bằng IRF640N. biến áp động lực êm ru không kêu không rít gì hết

                Comment


                • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                  đồng hồ đo f của em hư rồi nên em cũng không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng em đoán khoảng 42khz vì em dùng cặp Rt/Ct là 6k2/332. trở trong mạch biến dòng là 1.5 ôm. em tính dòng bảo vệ là 36A, suy ra dòng hàn max là 96A. IRFD123 em thay bằng IRF640N. biến áp động lực êm ru không kêu không rít gì hết
                  Bạn nên hàn thử và tính giới hạn dòng lên cỡ 110A xem. diod và IGBT+biến áp còn dư sức!

                  Comment


                  • mấy hôm nay nôn nao quá nên sáng dậy sớm tranh thủ mua que về hàn thử. và quả rất tuyệt vời Bác Bảo ạ. em thử que 2.5mm, vulum em chỉnh khoảng 2/3. nó đốt que hàn rất ngọt không hề dính. em không biết máy của bác như thế nào chứ máy của em chỉ cần chích que vào và kéo nó ra khoảng trên 5mm thì hồ quang rất mạnh, que hàn cháy ngon lành, em nghĩ có lẽ do cuộn kháng tốt nên hồ quang mới mạnh thế. với kết quả này em nghĩ cũng chẳng cần nâng dòng lên vì nếu em vặn vulum max sẽ thừa sức hàn que lớn hơn. đây là hình em hàn thử, trong lem nhem bác đừng cười.

                    Last edited by tda1415; 06-09-2011, 10:56.

                    Comment


                    • như vậy là công trình đã thành công mỹ mãn. với kết quả của bác Bảo và em thì em bác có thể yên tâm tiến hành làm. cũng xin nói thêm khi làm máy hàn này công cụ hộ trợ cho em chỉ là cái VOM kim thôi, điều này khẳng định ta chẳng cần thiết bị đo đạc phức tạp vẫn có thể hoàn thành tốt máy hàn. theo kinh nghiệm của em thì khi làm các bác nên quấn cuộn kháng và biến áp động lực trước. sau đó các bác tìm một cái vỏ thích hợp và bố trí đo đạc các bộ phận trước khi tiến hành làm board, tản nhiệt....vì nếu các bác làm hết rồi mới tìm vỏ thì sẽ rất khó khăn để tìm một cái vỏ vừa vặn và gọn. chỉ trong một tuần em đã hoàn thành hết tất cả nhưng sau đó bố trí nó vào vỏ thì hơn một tháng hix... do các bộ phận làm rồi phải cưa cắt bố trí lại cho phù hợp với vỏ.

                      đây là kinh nghiệm của em, còn danh sánh linh kiện em sẽ post sau, các bác yên tâm vì tất cả ta có thể mua ngoài nhật tảo.

                      Comment


                      • sau đây là danh sách linh kiện chính của mạch:
                        1/ mạch nguồn
                        - TOP224y x1
                        - HFA15TB60 x2
                        - lõi EER28 x1
                        - TL431 x1
                        - PC817 x1
                        2/ mạch điều khiển
                        - lõi EE25 x1
                        - 555 x2
                        - uc3845 x1
                        - IRF540 x1
                        - IRF640 x2
                        - HFA15TB60 x2
                        - 102/2kv x2 (tụ hộp lớn xanh lam)
                        - 8n2/1.6k x2 ( tụ hộp lớn màu cam)
                        lưu ý: 2 loại tụ trên chỉ duy nhất một chỗ ngoài nhật tảo bán, sạp đối diện anh Cẩm bên hong phải.
                        - trở 5ôm 5w x2
                        3/ mạch động lực
                        - tụ 330mF/400v x3 ( theo sơ đồ gốc nhưng có điều kiện thì cho nó càng lớn càng tốt)
                        - trở 5 ôm/5w x1
                        - relay 12v/40A x1
                        - cầu 5010 x1
                        - tụ dầu 2mF/400v
                        - diode STTH4030 x8
                        - IGBT IRG4PC50W x2
                        - HFA15TB60 x2
                        - lõi flyback TV x9 ( 3 bộ cho cuộn kháng, 6 bộ cho biến áp động lực)
                        - nhôm, quạt, 2 cọc ra....

                        trên đây là em liệt kê các linh kiện then chốt, còn linh tinh thì trên mạch có sẵn. mạch em làm theo chính xác sơ đồ gốc, tuy nhiên có một số linh kiện thay đổi: IRFD123 thay bằng IRF640, mạch sơ cấp bên phần nguồn thay bằng 68k/1w//103/2kv, diode ra dùng HFA15 và quấn thêm 24 vòng cho quạt.

                        Comment


                        • đag trên đà thành công em định ráp mạch nửa, nhưng lần này em định thu gọn mạch lại, về mạch trễ và bảo vệ quá nhiệt em đã có hướng thu gọn, ta có thể bỏ hẳn 2 thằng 555 đi, thay bằng mạch này

                          thay đổi R/C sẽ thay đổi thời gian trễ, biến nhiệt gắn vào B của D468. quá nhiệt tiếp điểm hở nên RELAY sẽ ngắt. mạch này rất gọn và có ưu điểm là ta đỡ phải ráp mạch chuyển phụ khi mua cảm biến nhiệt thường đóng. còn phần driver không biết bác Bảo đã có hướng dùng 1 IGBT chưa nhỉ?

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                            mấy hôm nay nôn nao quá nên sáng dậy sớm tranh thủ mua que về hàn thử. và quả rất tuyệt vời Bác Bảo ạ. em thử que 2.5mm, vulum em chỉnh khoảng 2/3. nó đốt que hàn rất ngọt không hề dính. em không biết máy của bác như thế nào chứ máy của em chỉ cần chích que vào và kéo nó ra khoảng trên 5mm thì hồ quang rất mạnh, que hàn cháy ngon lành, em nghĩ có lẽ do cuộn kháng tốt nên hồ quang mới mạnh thế. với kết quả này em nghĩ cũng chẳng cần nâng dòng lên vì nếu em vặn vulum max sẽ thừa sức hàn que lớn hơn. đây là hình em hàn thử, trong lem nhem bác đừng cười.
                            Bạn nên nhờ 1 thợ hàn chính hiệu hàn thử và điều chỉnh đặt volum ở mức độ nào cho phù hợp. Rồi họ cho nhận xét luôn về máy hàn. Kiếm luôn ít que 3.2ly mà thử.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                              đag trên đà thành công em định ráp mạch nửa, nhưng lần này em định thu gọn mạch lại, về mạch trễ và bảo vệ quá nhiệt em đã có hướng thu gọn, ta có thể bỏ hẳn 2 thằng 555 đi, thay bằng mạch này

                              thay đổi R/C sẽ thay đổi thời gian trễ, biến nhiệt gắn vào B của D468. quá nhiệt tiếp điểm hở nên RELAY sẽ ngắt. mạch này rất gọn và có ưu điểm là ta đỡ phải ráp mạch chuyển phụ khi mua cảm biến nhiệt thường đóng. còn phần driver không biết bác Bảo đã có hướng dùng 1 IGBT chưa nhỉ?
                              Ô ô không được đâu, bạn định cho rơ le mạch trễ này vừa để nạp tụ vừa để ngắt bảo vệ quá nhiệt thì không được đâu vì khi dòng hàn đang lớn mà ngắt rơ le thì tiếp điểm rơ le chẳng mấy chốc mà đi

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viết
                                Ô ô không được đâu, bạn định cho rơ le mạch trễ này vừa để nạp tụ vừa để ngắt bảo vệ quá nhiệt thì không được đâu vì khi dòng hàn đang lớn mà ngắt rơ le thì tiếp điểm rơ le chẳng mấy chốc mà đi
                                nhưng sơ đồ gốc khi quá nhiệt thì relay vẫn ngắt bình thường mà bác Bảo. ở đây cái tiếp điểm của của cảm biến nhiệt em mắc vào B của D468 như trong hình. khi mới cấp điện thì tụ C được nạp qua đến khoảng 0.6v thì D468 thông, relay mạch động lực đống nạp cho tụ. khi quá nhiệt thì tiếp điểm cảm biến nhiệt hở ngắt B của D468 ra Relay mạch động lực ngắt. em thấy nguyên lý thì vẫn như mạch gốc mà bác Bảo.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thucbao Tìm hiểu thêm về thucbao

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X