bác quanghien cho em hỏi công thức trên có thể áp dụng trong các bộ nguồn xung được không.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Máy hàn xung tự chế tại sao không ?
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viếthôm nay nhức đầu quá xin nghỉ ở nhà. ngứa ngáy tay chân mang cái bax ra quấn. cuối cùng cũng thành công, giờ đợi keo khô bác Bảo ạ
Comment
-
Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viếtbác quanghien cho em hỏi công thức trên có thể áp dụng trong các bộ nguồn xung được không.
Comment
-
Bài 5 : Phương pháp quấn biến áp xung
Muốn quấn biến áp xung thì phải chuẩn bị một số dụng cụ đồ nghề và vật tư cần thiết cho nó. Bàn quấn dây là dụng cụ đầu tiên cần đến bởi vì ta không thể cầm tay mà quấn được. Ngoài ra cần có những dụng cụ hỗ trợ khác như dao rọc giấy, kép cắt giấy, kềm mỏ nhọn, búa nhỏ, vồ cao su, dao phíp để sửa dây, cưa lọng mica, dũa, thước dẹp, ê ke… …
Vật tư dùng cho việc chế tạo ngoài dây điện từ còn có các vật tư phụ khác như giấy cách điện, giấy đề cal, băng keo giấy, ống gen,verni cách điện hoặc dầu bóng, keo AB, mi ca làm khuôn…
Việc chuẩn bị các vật tư và dụng cụ đồ nghề đầy đủ làm cho việc quấn dây được tiến hành nhanh chóng, đở mất thời gian tìm kiếm dụng cụ đồ nghề trong lúc làm việc.
Nếu tìm được lỏi sắt thích hợp có sẳn nòng quấn dây thì thật đơn giản, bằng không thì phải chế tạo nòng để quấn dây. Theo kinh nghiệm của mình thì sử dụng mica dạng tấm dùng làm bảng quảng cáo để làm nòng thì tốt nhất bởi vì nó phẵng và trơn nên dễ lấy nòng ra sau khi quấn dây xong. Cách thức ghép tấm mica lại thành nòng được minh họa ở hình 05, Ngoài ra cần làm thêm 2 tấm mica có kích thước lớn hơn tiết diện lỏi để chặn ở hai đầu. Tấm này có thể xẻ thêm 1 rảnh ở giữa để đưa dây ra. Nên nhớ rằng tiết diện nòng phải lớn hơn tiết diện lỏi ít nhất 1mm và chiều cao nòng phải nhỏ hơn chiều cao của sổ ít nhất 2mm.
Hình 5a : Cách thức ghép khuôn và miếng chặn ở hai đầu bằng mica.
Để cách điện cuộn dây với lỏi, sau khi lắp nòng vào trong bàn quấn phải bọc lại nòng bằng giấy cách điện 0,2-0,3mm ít nhất 2 lớp rồi mới tiến hành quấn dây lên nòng. Bạn có thể dùng nhiều sợi dây điện từ bện lại để có tiết diện dây quấn theo tính toán hoặc là dùng dây bện sẳn của cuộn yoke TV hay monitor chập lại như đã phân tích ở trên. Điều quan trọng là phải rải dây quấn đều trên 3 lớp. Các đầu dây ra phải được bọc bằng ống gen cẩn thận, chỉ chừa khoảng đầu dây hàn vào bo mạch. Mỗi lớp dây quấn đều phải được quét lên trên một lớp verni hay dầu bóng. Mục đính của việc này là để cách điện và ngăn ngừa các bọt khí mang hơi ẩm làm cho các cuộn dây phóng điện khi làm việc. Các lớp của cuộn dây sơ cấp có thể được cách điện bằng giấy đề can còn giữa cuộn sơ và thứ phải được cách điện bằng 2 lớp giấy cách điện 0,2-0,3mm. Dây quấn phải cách bìa nòng khoảng 3-5mm để ngăn ngừa sự phóng điện giữa cuộn dây và lỏi.
Cách quấn của cuộn thứ cũng tương tự như cuộn sơ và rãi dây đều trên 1 lớp. Hai đầu dây ra cũng phải được bọc ống gen cẩn thận để tránh phóng điện ra lỏi. Sau cùng thì bọc lại bằng 1 lớp băng keo giấy và hai lớp giấy cách điện để khỏi bị bung dây.
Thật ra thì chúng ta có thể dùng dây điện từ loại đơn để quấn thay vì dùng dây điện nhiều sợi bện lại nếu tần số hoạt động từ 80KHZ trở xuống với điều kiện phải tính tiết diện dây lớn hơn để bù trừ vào hiệu ứng da ( skin effect). Hình 04 đã cho ta thấy rằng cuộn dây máy hàn inverter XZ7 180 này sử dụng dây đơn đường kính 1,6mm ở phần sơ cấp và dây đơn đường kính 3mm ở phần thứ cấp. Còn cuộn cảm ở đầu ra là 40 vòng dây đường kính 4mm.
Sau khi quấn xong thì tiến hành gở nòng ra khỏi cuộn dây. Do nòng làm bằng mi ca nên từ từ gỏ nhẹ là ra ngay. Nhẹ nhàng đưa dây quấn vào lỏi. Nếu thấy nòng lớn hơn lỏi thì dùng bàn ép nhẹ nhàng ép vào để cuộn dây vừa lọt vào cửa sổ. Sau khi lắp lỏi vào xong dùng băng keo giấy bao quanh lỏi lại để giữ lỏi không bị sút ra rồi mới tiến hành sấy khô trước khi tẩm lần 2. Việc tẩm lần 2 này có thể bằng verni nay là keo AB. Để keo AB lỏng và dễ dàng thấm sâu vào trong cuộn dây nên pha một ít xăng thơm vào trong keo AB khi trộn. Dùng máy sấy hay bóng đèn sấy khô và để nguội trong vài giờ là có thể sử dụng được. Tốt hơn hết là nên để khô sau 24 giờ cho keo ổn định . Không nên tẩm keo AB và sấy khô trước khi lắp vào lỏi bởi vì cuộn dây sẽ bị cứng khó định hình khi lắp vào lỏi. Đây là một kinh nghiệm xương máu khi quấn biến áp xung.
Comment
-
Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viếtBạn phải thử xem nó có chạm chập các vòng dây sơ cấp , thứ cấp hoặc với lõi ferit hay ko, nếu đo được cách điện thì quá tốt? Nhân tiện bạn có đồng hồ đo điện cảm, điện dung, tần số ko? Nếu có hoặc mượn ai đó đo thử điện cảm của cuộn sơ và cuộn thứ là bao nhiêu? Điện cảm tản của cuộn sơ là bao nhiêu (nối ngắn mạch thứ cấp đo điện cảm cuộn sơ) nếu điện cảm tản cuộn sơ nằm khoảng dưới 3mH là tốt. Thêm nữa bạn cần đánh dấu chiều quấn của từng cuộn dây để đấu vào mạch khỏi nhầm lẫn sau này
Comment
-
[QUOTE=tda1415;381822]em quấn rất kỹ nên chập chạm là khỏi lo rồi, về cảm kháng thì không có thiết bị nên em không kiểm tra được. tuy nhiên lần này em quấn số vòng có khác. vì cục vừa rồi bác chê nhỏ nên lần này em quấn sơ là 16 vòng dây 0.5x20 sợi. thứ là 6 vòng dây 0.5x60 sợi. may mắn là tra lõi vào nó vừa khít.mỗi lớp em đều tẩm keo AB nên nó cứng như sắt và hoàn toàn không có khe hở cho không khí.
TDA ơi là TDA! Cậu có biết là thà nhỏ dây đi 1 chút còn hơn là tùy tiện bớt vòng như thế, Mỗi vòng của bạn chịu 300dc/20=15V bớt đi 4 vòng thì điện áp chỉ còn là 240Vdc , Nay đấu vào mạch 300V biến áp mà rơi vào vùng bão hòa thì cuộn dây nó chỉ còn điện trở thuần 0.0..Om mà thôi, như vậy là dòng tăng ngay tức thì lên hàng tram ampe thì nổ nguội ngay IGBT mà chưa kịp nóng, còn dây nhỏ tí thì cũng còn lâu mới nóng máy vẫn dùng được. Bây giờ thì phải nghĩ cách chữa cháy...Mình thấy bạn đã cho khe hở biến áp rồi, như vậy là còn cách tăng tần số, tăng khe hở nhiều quá thì cũng làm hiệu suất giảm, Khi tính mình lấy tần số 35KHZ bạn giảm đi 20/16 lần số vòng thì phải tang tần số lên chừng đó lần 35*20/16 =43khz. bạn giảm tụ và trở như bài trước mình nói để đạt tần số mức trên 40--45khz. Hi vọng là lõi ferit tivi hiện nay có chất lượng cao nên có thể ổn. Hình thức bạn quấn là đẹp, tiết diện các dây sơ cấp là 3.92mm2, thứ cấp là 11.77mm2
hệ số điền đầy dây đồng vào cửa sổ là kd=(s1*n1+s2*n2)/Sc =(3.92*16+11.77*6)/13*40=0.26 không tồi chút nào trong điều kiện quấn tay.Last edited by thucbao; 16-07-2011, 21:48.
Comment
-
Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viếtBài 4 : Chọn lỏi ferite thích hợp và tính số vòng dây quấn theo tần số đã chọn.
Việc tính toán số vòng dây quấn ứng với điện áp và dạng sóng vuông được tính theo công thức kinh nghiệm :
N = 4.44.104.U/ k.S.f
Với : - U : điện áp của nguồn điện sơ cấp .( Volt).
- S : là tiết diện của lỏi ferit (cm2).
- f : tần số hoạt động của biến áp.
- k : hệ số chất lượng của lỏi ferit ( 0.8 -1.0 )
Thí dụ : biến áp có kích thước a =2 cm, L =2,5cm. hoạt động ở tần số 80KHZ hệ số chất lượng 0,9 thì số vòng dây nơi cuộn sơ cấp ( điện áp 300VDC) là :
N1 = 4.44x10000x300/0.9x2x2.5.80.000 = 37 vòng.
Đối với tần số cao thì hệ số truyền đạt chỉ còn khoảng 0.9 chứ không bằng 1. Vì vậy hệ số k của công thức trên chỉ còn là 0.8
Số vòng dây nơi cuộn thứ cấp là :
N2 = 4.44x10000.65/0.8x2x2.5x80000 = 9 vòng.
Ghi chú : Công thức này chỉ mang tính tương đối vì nó tùy thuộc vào dạng sóng, chất lượng lỏi ferite và khe hở giữa cuộn dây và lỏi. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào cách quấn. Cuộn thứ cấp phải nằm chồng hoàn toàn lên cuộn sơ cấp để hệ số truyền đạt là tối đa.
Mật độ dòng điện cũng được tính bằng thực nghiệm.
- Dây hợp kim bạc : 7,5 đến 10 (A / mm2).
- Dây đồng điện từ tiêu chuẩn : 4 đến 5 (A / mm2).
- Dây đồng điện từ thông dụng : 3 đến 4 (A / mm2).
- Dây nhôm điện từ tiêu chuẩn : 3 đến 3,5 (A / mm2).
- Dây nhôm điện từ thông dụng : 2 đến 3 (A / mm2).
Comment
-
[QUOTE=thucbao;381920]Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viếtem quấn rất kỹ nên chập chạm là khỏi lo rồi, về cảm kháng thì không có thiết bị nên em không kiểm tra được. tuy nhiên lần này em quấn số vòng có khác. vì cục vừa rồi bác chê nhỏ nên lần này em quấn sơ là 16 vòng dây 0.5x20 sợi. thứ là 6 vòng dây 0.5x60 sợi. may mắn là tra lõi vào nó vừa khít.mỗi lớp em đều tẩm keo AB nên nó cứng như sắt và hoàn toàn không có khe hở cho không khí.
TDA ơi là TDA! Cậu có biết là thà nhỏ dây đi 1 chút còn hơn là tùy tiện bớt vòng như thế, Mỗi vòng của bạn chịu 300dc/20=15V bớt đi 4 vòng thì điện áp chỉ còn là 240Vdc , Nay đấu vào mạch 300V biến áp mà rơi vào vùng bão hòa thì cuộn dây nó chỉ còn điện trở thuần 0.0..Om mà thôi, như vậy là dòng tăng ngay tức thì lên hàng tram ampe thì nổ nguội ngay IGBT mà chưa kịp nóng, còn dây nhỏ tí thì cũng còn lâu mới nóng máy vẫn dùng được. Bây giờ thì phải nghĩ cách chữa cháy...Mình thấy bạn đã cho khe hở biến áp rồi, như vậy là còn cách tăng tần số, tăng khe hở nhiều quá thì cũng làm hiệu suất giảm, Khi tính mình lấy tần số 35KHZ bạn giảm đi 20/16 lần số vòng thì phải tang tần số lên chừng đó lần 35*20/16 =43khz. bạn giảm tụ và trở như bài trước mình nói để đạt tần số mức trên 40--45khz. Hi vọng là lõi ferit tivi hiện nay có chất lượng cao nên có thể ổn. Hình thức bạn quấn là đẹp, tiết diện các dây sơ cấp là 3.92mm2, thứ cấp là 11.77mm2
hệ số điền đầy dây đồng vào cửa sổ là kd=(s1*n1+s2*n2)/Sc =(3.92*16+11.77*6)/13*40=0.26 không tồi chút nào trong điều kiện quấn tay.
ah em thấy ngoài nhật tảo có lõi EER49 rất nhìu mình có thể ghép nó được không bác bảo?.
Comment
-
Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viếthix...tại nghe bác chê nhỏ nên em sợ không đủ công suất nên cho thêm dây cho nó hoành tráng ai ngờ...lại bị chê. giờ chỉ còn cách đốt nhang cầu cho nó chạy tốt. nhưng em nghĩ f 45khz chắc lõi chịu được . lúc này công việc cũng lu bu. rãnh em tiếp tục quấn cuộn kháng và biến dòng. em có thể dùng cảm biến dòng của biến tần được không bác. nó đúc nguyên khối hình vuông có lỗ để dây động lực xuyên qua, và có 4 chân ra.
ah em thấy ngoài nhật tảo có lõi EER49 rất nhìu mình có thể ghép nó được không bác bảo?.
Comment
-
Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viếtXin hỏi bác quanghien54 theo như tính toán này thì bác quấn dây sơ cấp là 37vòng và thứ cấp 9 vòng nếu là đầu ra cần 150A thì tiết diện dây thứ cấp phải là 15MM2 sơ cấp 3.65mm2. Cửa sổ lõi EE65-nó chỉ là 12x40mm=480mm2. Vậy thì hệ số điền dây đồng vào cửa sổ là (9*15+37*3.65)/ 480=0.56 như vậy là rất cao, trong điều kiện quấn tay và dây bình thường em chỉ quấn đạt 0.3 là khó rồi, không biết bác có bí quyết gì hoặc dây quấn hình dạng gì ko để được như vậy?
Comment
-
Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viếtNếu là quấn tay thì có thể không đạt yêu cầu vừa lọt vào cửa sổ chứ nếu quấn bằng bàn quấn dây thì sẽ đạt yêu cầu. Vần đề là tay nghề của người thợ và những thiết bị hỗ trợ. Vì vậy trong bài viết trên mình có nói đến là người thợ cần phải có tay nghề về điện phần quấn dây. Nếu không đạt tay nghề thì phải giảm tiết diện dây quấn hoặc tăng tần số hoạt động để giảm bớt số vòng. Tất cả đều tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của mình chứ không nên cứng nhắc về lý thuyết .Last edited by thucbao; 17-07-2011, 15:51.
Comment
-
qua việc quấn 2 cục bax em muốn chia sẽ kinh nghiêm cho bạn nào định quấn. về làm khuôn, chọn dây...chắc chúng ta đều biết hết rồi. mình chỉ tập trung và việc quấn sao cho khít, chắc. mình quấn 1/2 sơ rối dùng dây rút một chiều rút cố định nó lại, rồi lấy 2 miếng gỗ vừa với lõi, lấy vải bọc lại rồi áp vào 2 mặt của cuộn dây và...đứng lên nhúng. theo mình thì không nên dùng búa đập vì lực của búa tức thời sẽ làm các dây ma sát mạnh sẽ tróc keo emay. sau khi nhúng xong thì cho keo AB lên đều và chịu khó đợi 30p cho keo cứng thì lót cách điện rồi tới quấn thứ, cũng làm tương tự cho 1/2 sơ còn lại. với cách quấn này đảm bảo quấn xong cuộn dây là một khối cứng như sắt và hoàn toàn không có chỗ cho không khí dù nhỏ nhất. các bác quăng nó hay nhảy lên nhúng cũng chẳng thua gì. tuy nhiên việc tính toán tiết diện dây và cửa sổ quấn dây phải thật chính xác vì nếu không vừa là bó tay.
cách quấn xong mới tẩm keo có ưu điểm còn vớt vát được nhưng khi tẩm keo thì keo không thể dính đều hết vào các vòng dây được. nhất là keo AB nó dạng gel chứ không phải dạng lỏng.
Comment
-
Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viếtMình đã đo được bằng thực nghiệm trên máy hàn Jasic 200A lúc dòng điện hàn là 130A với điện áp hàn 25V thì công suất đầu ra là P2=130x25= 3250W trong khi đó dòng điện đầu vào là 16A với điện áp 220VAC. Như vậy công suất đầu vào là P1 = 16x220= 3520VA. Do đó tỉ số P2/P1 là 3250/3520 = 92,3%. Do đó mình mới nói rằng hiệu suất của máy hàn inverter rất cao và cosfi gần bằng 1 mặc dầu về nguyên lý tải của máy hàn mang tính chất cảm kháng. Tuy nhiên phép đo này vẫn có sai số bởi vì dòng điện hàn không ổn định và thay đổi liên tục trong phạm vi nhỏ và sai số của dụng cụ đo lường mặc dầu mình dùng đồng hồ đo chỉ thị số và Amper kềm đo được dòng điện DC. Ngoài ra vẫn chưa tính đến công suất của mạch điều khiển và công suất của quạt giải nhiệt.
http://powerlab.vn/2009/10/how-we-test-psu-2/
http://powerlab.vn/2009/08/bo-nguon-...u-va-xu-huong/
Comment
-
Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viếtXin hỏi thêm bác, đầu vào bác cho chạy dạng cầu H, đầu ra dùng dạng diod nắn toàn kỳ phải không (có ít nhất là 4 diod-mỗi diod 150ampe !!)?
Các máy hàn khác như Legi, ZX7 thì lại sử dụng 1 biến áp xung, inverter dùng IGBT dạng bán kỳ, còn đầu ra chỉ có 1 cuộn dây nắn bán kỳ có diode freewhelling và cuộn cảm nối tiếp. IGBT sử dụng là 4 con G30N60 chia làm hai cặp song song nhau. Đầu ra sử dụng cũng hai cặp diode đôi DSE60-04A (60A/400V). Một cặp làm nhiệm vụ nắn điện còn một cặp giữ vai trò freewhelling. Mình chọn phương án sau vì nó gon nhẹ và dễ lắp đặt hơn. Mình sẽ phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương án ở loạt bài sau.
Comment
-
Nguyên văn bởi m4a1kabin Xem bài viếtnếu vậy thì quá khủng vì cháu nghĩ hs của nó chỉ không quá 80% và cosfi ko quá 0,85.
http://powerlab.vn/2009/10/how-we-test-psu-2/
http://powerlab.vn/2009/08/bo-nguon-...u-va-xu-huong/
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Trình điều khiển bước rời rạcbởi mèomướpDạ nếu chú đã viết được chương trình cho vđk thì thêm 1 chương trình con chạy động cơ bước chỉ đơn giản là copy phát. Về phần cứng thì vài con cách ly quang, vài con mosfet thôi ạ. thực sự là dễ dàng như bài tập bình thường của sinh viên thôi ạ...
-
Channel: Máy công cụ
hôm nay, 12:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95vâng mình cảm ơn mn đã góp ý
-
Channel: Điện tử công suất
hôm nay, 11:30 -
-
bởi tom22Xin chào
Tôi có một dự án trong đó một động cơ bước tích hợp được điều khiển bởi một bộ vi điều khiển.
Nhưng tôi thực sự không thích trả tiền cho trình điều khiển bước, khi tôi có một bộ vi điều khiển có khả năng thực...-
Channel: Máy công cụ
hôm nay, 10:54 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú chủ thớt có thời gian và đam mê thì cứ từ từ ngâm cứu đi ạ đừng nghe chú Chú bq... dọa mà sợ ạ. Cái nguồn nhìn cũng lởm có khi hông bằng cái máy hàn tàu của chị hàng xóm hôm nọ tháo ra sửa với chú thợ thông ống nước suốt đêm mới xong. Chú ý an toàn xíu là được ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 15:40 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi bqvietBộ nguồn xung ở tầm công suất 2700W này, gần 3 ký, không bao giờ đơn giản để mà sửa ngay cả đối với người có kinh nghiệm chứ đừng nói người không chuyên. Đám linh kiện công suất không tự nhiên cháy mà phải xuất phát từ nguyên nhân...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 22:09 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú kiểm tra đi ốt đầu vào, ra nữa ạ. Về phần kiểm tra dao động chú hỏi chị google ấy ạ, có nhìu cô chú đã hướng dẫn rồi ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 16:53 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95mình đã kiểm tra phần công suất thấy hỏng cả 4 con IGBT mà mình muốn kiểm tra phần dao động và hồi tiếp khi chưa cấp điện cho mạch thì có cách nào không b, mình không phải dân trong nghề lên chưa có kinh nghiệm sửa. Cảm ơn b
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 14:27 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú nhắm phần công suất dễ kiểm tra và hay hư hỏng nhất trước ạ. Rồi đến phần dao động nguồn, hồi tiếp...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:42 -
-
bởi Minhdai95mọi người đã ai sửa bộ nguồn này chưa ạ, cho e xin ít kinh nghiệm để sửa bộ nguồn. Em cảm ơn...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:22 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi nhathung1101
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
31-12-2024, 17:39 -
Comment