Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tham khảo ý kiến các bác về sản xuất module cho inverter !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    [QUOTE=pk178;341887]Chào các bác !

    Em thấy giờ tình hình điện đóm thiếu thốn + mùa hè nóng bức, nên bà con ta đổ xô đi ngâm cứu inverter khá nhiều, vậy nên em mới có ý tưởng chế tạo ra 1 module có khả năng thay thế các IC mà các bác nhập về, tích hợp nhiều tính năng, và quan trọng nhất là giá thành rẻ. Điều này nhằm giảm thời gian + tiền bạc nghiên cứu cho các bác, vì động đến mấy cái vụ công suất này thì nhiều khi xót xa lắm, vì tiền bạc cứ đội nón ra đi

    Em định chế tạo module với các tính năng sau :

    - Điều xung cho mạch DC-DC : Thay đổi được tần số, dead time, duty, với 2 phương pháp điều xung chủ yếu hiện nay (theo em biết) là push-pull và phase-shift.

    - Điều xung cho mạch DC-AC : Tạo pure sine với tần số và biên độ thay đổi được.

    - Tích hợp ngắt cứng để bảo vệ mạch.

    - Có 8 chân PWM, 4 chân cho phần DC-DC (đủ cho Full-Bridge) và 4 chân cho phần DC-AC.

    - Duty, tần số, dead-time được thay đổi dựa trên biến trở hoặc điện áp đưa vào.

    Em đang băn khoăn giữa việc có tích hợp driver vào đó luôn, để các bác chỉ cần lắp FET vào là chạy, hay là chỉ cần làm module điều xung, còn các cái khác như FET, snubber, driver thì các bác tự lắp.

    Em dự tính nếu tính cả driver thì module kia sẽ có giá khoảng 200k nếu sản xuất với số lượng lớn, còn nếu ko tính cả driver thì giá sẽ rẻ hơn, khoảng 150k
    hơi đắt một tý bạn ah.tui nhạp modul chỉ với 120k của malaisya nhưng có một số nhược điểm là nó có con ic cứt gà dán ở mặt dưới nếu hỏng thì chắc bạn biết phải làm gì rồi đấy.tôi ủng hộ bạn làm cái này nhưng ngiên cứu sao cho giá phù hợp và dễ dàng sủa chữa là ok.
    luôn luôn lắng nghe.nghe lâu mới hiểu !

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
      cái phần tạo ra sóng sin kiểu PWM đối với mình thì là dễ nhất .Chất lượng tổng thể bộ nghịch lưu thế nào mới là khó .
      Nếu xét về điều khiển (chưa tính công suất ) thì có một số yếu tố quyết định đến chất lượng có thể là.
      - Khả năng ghép nối linh hoạt với modul công suất .
      - hoạt động ổn định,tin cậy.
      - tự động điều chỉnh điện áp,nhanh và chính xác
      - tần số chuẩn
      - tổn hao công suất thấp
      Chỉ có cái tạo ra sóng PWM thì có khó gì đâu .Lập trình VDK hoặc dùng IC tích hợp sẵn công việc này .Bạn phải chú ý còn phần ghép nối với modul công suất,nguồn ,có thể có một só giao tiếp đơn giản với người sử dụng....tùy vào chất lượng và ý tưởng của người thiết kế.
      Cám ơn các bác đã góp ý, đặc biệt cám ơn bác qkhanh đã góp ý nhiệt tình !

      1. Xét về tính linh hoạt, thì dùng vdk là ok.

      2. Xét về tính ổn định, tin cậy : Xét về công lực làm cháy FET thì em ko bằng bác HIEPNT79 , chỉ khoảng vài chục con thôi, theo em đánh giá là khá ổn định, phần DC-DC được các bác cho là khó nhất thì sai số không quá 5%, khả năng bám tốt với giá trị đặt, em cũng không giấu giếm, nếu tính làm phản hồi mà không tính luật điều khiển cho nó thì không thể ổn định được, ở đây em dùng luật đk đơn giản nhất là PID, nhưng cũng đủ để đảm bảo đặc tính khá tốt.

      3. Về tổn hao công suất, cái này phụ thuộc vào phần mạch lực, chứ không phụ thuộc vào module, vd như Rdon của FET, chất lượng biến áp xung..., tất nhiên cách điều khiển cũng là 1 nguyên nhân, như bài đầu tiên em đã nói, cách điều khiển được cấu hình linh hoạt, cho phép lựa chọn các cách đk khác nhau như phase shift, push-pull.

      4. Đúng là chỉ có tạo PWM thì không có gì khó, em phải thừa nhận với bác là rất nhiều người làm được điều này, nhưng cái yêu cầu là ổn định thì lại ít người làm được.

      @ bác HIEPNT79 : Yêu cầu của bác em đã rõ, em sẽ tính toán lại kĩ lưỡng và liên hệ với bác sớm. Cám ơn bác !

      Comment


      • #18
        Em cũng đang gặp khó khăn phần phản hồi ạ
        Anh cho em hỏi là muốn ổn định đầu ra thì phải điều khiển sao ?
        Nếu chỉ đo được giá trị hiệu dụng thì từ đó có thay đổi được cả bảng sine không hay phải phải làm thể nào ạ ?
        Chào bạn !

        Để ổn định đầu ra, thì khâu đo bạn phải giải quyết ok đã, sau đó sẽ tính đến luật đk thế nào, hầu hết các bác làm không ổn định đầu ra được là do luật điều khiển thiết kế chưa tốt, khâu đo điện áp thì giờ đã có quá nhiều phương pháp để đo rồi.

        Mình vẫn làm với luật đk PID, thấy đáp ứng khá tốt, theo mình thì không nên thử các luật đk khác như mờ, trượt... làm gì cả, vì mình nghĩ cái nào càng đơn giản thì càng ổn định, các luật đk kia chủ yếu dùng trong nghiên cứu ở mấy trường đại học, còn trong công nghiệp, PID là chủ yếu !

        Có 1 số bác còn tự mày mò luật đk, vd như thêm cái này, bớt cái kia cho nó ổn định. Cái đó thì em chưa thử bao giờ

        Comment


        • #19
          [QUOTE Về tổn hao công suất, cái này phụ thuộc vào phần mạch lực, chứ không phụ thuộc vào module, vd như Rdon của FET, chất lượng biến áp xung..., tất nhiên cách điều khiển cũng là 1 nguyên nhân, như bài đầu tiên em đã nói, cách điều khiển được cấu hình linh hoạt, cho phép lựa chọn các cách đk khác nhau như phase shift, push-pull.
          [/QUOTE]
          vì thế này nên mới hay nướng sò .
          mạch lực điện tử công suất có thể nhìn bất cứ sơ đồ nào .Nó rất đơn giản (về cấu trúc ) thêm một số thành phần bảo vệ van vào thhif cũng vẫn đơn giản so với các mạch điện tử khác.Nhưng mà lại rất nhiều người rất ngán ngẩm khi động vào nó.Người thiết kế chuyên nghiệp thì thông thường tính toán van công suất ko quá lớn nhưng chạy vấn mát lạnh .Còn người ko có kinh nghiệm thì công suất van gần như chọn gấp đôi nhưng kết quả thường xuyên là cắm điện phát nóng ran ,có thể nà nổ .Trong đó một phần lớn là do kỹ thuật điều khiển và sử dụng các ic lái .

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi hc1088 Xem bài viết
            bạn nhầm rùi đấy tôi sản xuất rất nhiều inverter trong đó có loại inverter cơ(dùng bat)kể cả các hãng đt họ cũng làm thế
            KHông biết bạn sản suất nhiều thế nào nhưng tôi ko nhầm đâu .Còn cái inverter cơ kia thì miển bàn luận ở đây nó sine thật đấy nhưng là một vấn đề khác rồi .Cái ACC bé tí chạy cái inverter này thì được bao lâu

            Comment


            • #21
              Chào bạn !

              Để ổn định đầu ra, thì khâu đo bạn phải giải quyết ok đã, sau đó sẽ tính đến luật đk thế nào, hầu hết các bác làm không ổn định đầu ra được là do luật điều khiển thiết kế chưa tốt, khâu đo điện áp thì giờ đã có quá nhiều phương pháp để đo rồi.

              Mình vẫn làm với luật đk PID, thấy đáp ứng khá tốt, theo mình thì không nên thử các luật đk khác như mờ, trượt... làm gì cả, vì mình nghĩ cái nào càng đơn giản thì càng ổn định, các luật đk kia chủ yếu dùng trong nghiên cứu ở mấy trường đại học, còn trong công nghiệp, PID là chủ yếu !

              Có 1 số bác còn tự mày mò luật đk, vd như thêm cái này, bớt cái kia cho nó ổn định. Cái đó thì em chưa thử bao giờ
              Hic. Em cũng có mờ hay trượt gì đâu ?
              Hiện tại em mới chỉ dùng khâu P trong phương pháp thực nghiệm để thử nhưng không được theo ý đồ
              Cụ thể là như sau :
              Đầu vào của em là giá trị ADC(Volt_Pre), có 1 giá trị Volt_Set làm chuẩn
              Đầu ra là độ rộng xung (PWM)
              Khi nhận giá trị đầu vào ta sẽ có sai số : Delta = Volt_Pre - Volt_Set
              Từ đây sẽ điều giá trị điều xung mới : PWM = PWM + Kp*Delta

              Hj, đấy là em làm theo cách hiểu nông dân của em khi đọc về PID. Mong bác nói cụ thể hơn về phương pháp của bác
              Bác đo về thế nào ? Sau khi nhân giá trị thì sẽ điều khiển đầu ra ra sao
              Xin cảm ơn !
              Le Tri Trong

              Comment


              • #22
                có vẻ như lại bắt đầu lan man rồi.

                Comment


                • #23
                  SG3525
                  pic18f1230, 18f1330; ir2184, ir2184_4.
                  Chúc sức khỏe cả nhà.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi HYknight Xem bài viết
                    Hic. Em cũng có mờ hay trượt gì đâu ?
                    Hiện tại em mới chỉ dùng khâu P trong phương pháp thực nghiệm để thử nhưng không được theo ý đồ
                    Cụ thể là như sau :
                    Đầu vào của em là giá trị ADC(Volt_Pre), có 1 giá trị Volt_Set làm chuẩn
                    Đầu ra là độ rộng xung (PWM)
                    Khi nhận giá trị đầu vào ta sẽ có sai số : Delta = Volt_Pre - Volt_Set
                    Từ đây sẽ điều giá trị điều xung mới : PWM = PWM + Kp*Delta

                    Hj, đấy là em làm theo cách hiểu nông dân của em khi đọc về PID. Mong bác nói cụ thể hơn về phương pháp của bác
                    Bác đo về thế nào ? Sau khi nhân giá trị thì sẽ điều khiển đầu ra ra sao
                    Xin cảm ơn !
                    Nguyên văn bởi qkhanh Xem bài viết
                    có vẻ như lại bắt đầu lan man rồi.
                    Chào bạn HYknight !

                    Nếu bạn cần giúp đỡ về cái này thì mình đề nghị bạn mở 1 luồng mới, như vậy sẽ đỡ loãng các luồng và tập trung vào chủ đề chính hơn. Mong Mod chuyển dùm, xin cám ơn !

                    Comment


                    • #25
                      Xin lỗi anh em!
                      Tại mình search thấy có nói đến vấn đề này nên xông vào hỏi mà không để ý rằng đang làm loãng luồng
                      Mình đã lập thớt mới mong anh em băm chặt , đóng góp ý kiến giúp mình vấn đề này

                      http://www.dientuvietnam.net/forums/...a-cho-INVERTER
                      Le Tri Trong

                      Comment


                      • #26
                        Hi,
                        Làm được cái module như bác mô tả thì coi như xong u cái inverter rồi, bác nào làm được chạy ngon lành bán 300k-400K tui cũng mua.
                        Tui cũng đang làm inverter dùng MCU đây nhưng mới làm 1 chiều đi thôi (chưa có phản hồi) mà cũng đang bầm dập.
                        Thân ái.
                        Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                        Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi MoHanDien Xem bài viết
                          Mình nghĩ nếu làm sine mô phỏng, PWM khoản 20Khz để tạo ra sine 50Hz, thì mạch này giá chưa hết 40 ngàn/1module nếu chưa tính gắn công suất.
                          Để đạt sine chuẩn chẳng qua là PWM khoản 50khz.
                          Nói chung, giá cho 1 moudle như vậy dù là PWM 20khz, hay PWM 50Kh để tạo ra Sine 50hz thì giá <50 ngàn. 50 ngàn là đã có lời >30% trong đó rồi
                          Nói thì dễ lắm chứ đụng vào thực tế thì sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Thí dụ như :
                          - Chọn tần số nào để có thể biến 12VDC thành 300VAC. Tính toán biến áp xung như thế nào để có số vòng dây tương ứng với tần số đó.
                          - Thiết kế mạch phản hồi nhự thế nào để điện áp đầu ra không đổi khi điện áp bình accu giảm xuống dưới 10% và tải thay đổi từ 30% đến 80% định mức.
                          - Chọn tần số PWM là bao nhiêu và số cấp ADC để cho dạng sóng ra có dạng gần như sin..
                          - Ảnh hưởng của họa tần bậc cao đối với các thiết bị dùng trong nhà như đèn, quạt, tủ lạnh.....
                          Nếu chỉ nhìn đến một vài khía cạnh mà bỏ qua những cái kia thì chẳng khác nào thằng mù sờ voi.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          pk178 Tìm hiểu thêm về pk178

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X