Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chức năng của cổng AND trong mạch này ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chức năng của cổng AND trong mạch này ?

    CHo em biết chức năng chính của cổng AND này với :
    Attached Files
    ------------------
    Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua

  • #2
    Nguyên văn bởi Tanco Xem bài viết
    CHo em biết chức năng chính của cổng AND này với :
    Mạch của bạn có thể mô tả như sau, tớ nói phần trên, phân dưới tương tự.
    Từ trái sang phải, con OPAM thứ nhất làm nhiệm vụ tạo xung răng cưa, con OPAM thứ 2 làm nhiệm vụ so sánh điện áp răng cưa này với điện áp đặt, chỉnh được bởi biến trở, do điện áp là xung răng cưa nên khi bạn vặn biến trở thì đầu ra con OPAM thứ 2 sẽ được sẽ được một xung vuông mà độ rộng của thể thay đổi được. Con OPAM3 làm nhiệm vụ tạo xung vuông bình thường.
    Kết hợp 3 phần này lại bằng con AND, bạn có thể nhận đựoc một chuối xung, phần cao cũng là chuối xung tạo bởi con OPAM thứ 3, có thể điều chỉnh được độ rộng của phần cao này.
    Kết quả sau con AND như thế này

    _____|||||||______||||||||______|||||||______||||| |||______

    Xung như vậy đựoc đưa vào Trans để tăng khả năng kéo dòng rồi nối với biến áp xung, kích mở Thyristor.
    Tạo xung điều khiển Thy như vậy, giúp Thy mở chắc chắn, vì đây là chuối xung. Đồng thời giảm bớt công suất phần mạch điều khiển.

    Comment


    • #3
      Con Opam2 tạo ra xung vuông có độ rộng có thể thay đổi được (độ rông tx chẳng hạn).
      Con 3 tạo ra một chuỗi xung vuông.
      con AND ở đây mục đích là để tạo ra một chuỗi xung, độ rộng của chuỗi xung này là tx thế thôi.

      Comment


      • #4
        Nhóc không cho là mạch op 01 tạo sóng răng cưa. Anh xem thử thời hằng của 10 +4.7 kOhm và 470 pF thì chả là gì cả.

        Coi như mạch OP 01 chỉ là khuếch đại đảo, và vì hệ số KĐ khá lớn, nên cho ra sóng hình thang. Mạch thứ 2 chuyển từ hình thang thành hình vuông. Có thể có nhầm lẫn gì đây khi thiết kế OP 01. Có khả năng là op 01 là mạch tích phân chuyển hàm sin thành hàm - cos. Tụ sẽ là 470 nF chứ không phải 470 pF.

        Tuy nhiên lấy 1 đầu chân đảo của OP 01 vào mạch And không phải là biện pháp hay, vì sẽ không chính xác. Sẽ bị thay đổi theo nguồn. Nhóc sẽ vẽ dạng sóng của từng điểm và gởi lên sau.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          Nhóc không cho là mạch op 01 tạo sóng răng cưa. Anh xem thử thời hằng của 10 +4.7 kOhm và 470 pF thì chả là gì cả.

          Coi như mạch OP 01 chỉ là khuếch đại đảo, và vì hệ số KĐ khá lớn, nên cho ra sóng hình thang. Mạch thứ 2 chuyển từ hình thang thành hình vuông. Có thể có nhầm lẫn gì đây khi thiết kế OP 01. Có khả năng là op 01 là mạch tích phân chuyển hàm sin thành hàm - cos. Tụ sẽ là 470 nF chứ không phải 470 pF.

          Tuy nhiên lấy 1 đầu chân đảo của OP 01 vào mạch And không phải là biện pháp hay, vì sẽ không chính xác. Sẽ bị thay đổi theo nguồn. Nhóc sẽ vẽ dạng sóng của từng điểm và gởi lên sau.

          Mình nghĩ là cô nhóc nói đúng , Op 1 không tạo sóng răng cưa vì vào đảo của nó là sóng hình sin , qua khuyếch đại đảo thì chắc nó tạo ra hàm cos
          Còn 2 khâu OP 2 và OP3 thì tạo ra các xung chữ nhật . Độ rộng của xung do OP2 tạo ra có thể thay đổi dược nhờ thay đổi điện áp điều khiển Uc .

          Nhưng mình không biết là lấy 1 đầu chân đảo của OP1 vào cổng AND thì nó sẽ ra như thế nào nữa .

          Mong mọi người giúp đỡ tiếp nha !
          ------------------
          Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua

          Comment


          • #6
            Cô Nhóc nói đúng đó. Con OP 1 để tạo hàm Cos. Tuy nhiên muốn điều chỉnh cho toàn dải, thì điện áp so sánh ở chân 12 sẽ là từ - 12 đến +12 chứ không phải từ 0 đến +12. (các con số +12 và - 12 chỉ có tính tương đối)

            Giả sử OP 01 tạo hàm Cos hoàn hảo, thì khi điều chỉnh điện áp so sánh của OP 02 thì đầu ra của OP 02 có thể thay đổi trong phạm vi:

            từ 0+delta (sườn trước) ..360 độ-delta độ (sườn sau) khi áp so sánh = -12
            từ 90 độ đến 270 độ khi áp so sánh = 0.
            từ 180 độ -delta đến 180 độ + delta khi áp so sánh bằng +12

            Đầu vào chân đảo của Opamp thường sẽ bằng 0 nên không có ý nghĩa lắm khi đưa vào mạch AND.
            Tốt nhất là nên đưa luôn nguồn AC trước khi qua biến trở vào OP 1 để đưa vào And mà so sánh. Như vậy mạch này sẽ giới hạn ở từ 0 đến 180 (tương đối).
            Như vậy phối hợp giữa 2 đầu này sẽ chỉnh được độ rộng xung có sườn trước từ 0 đến 180 độ và sườn sau ở 180 độ.
            Phối hợp thêm với một bộ phát xung OP3, bạn sẽ có một chùm xung trong khoảng thời gian ấy.

            Comment


            • #7
              Cảm ơn anh Thái , cảm ơn mọi người đã giải đáp !
              ------------------
              Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              Tanco Tìm hiểu thêm về Tanco

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X