Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng thảo luận về điều chế áp 3 fa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    vui long send cho minh voi
    cam on rat nhieu.
    vietien061@yahoo.com

    Comment


    • #17
      Students chỉ giúp mình có thể mua TCA785 và IRAMX16UP60A ở cửa hàng nào trong chợ Nhật Tảo

      Comment


      • #18
        Mạch bị cắt đôi, chịu khó in ra rồi vẽ lại vậy. Hy vọng là có ích.
        Attached Files
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #19
          Rât cam ơn ban nhathung1101, minh đa băt tay vao thiêt kê mach nay. Thơi gian đưa ra la 10 ngay, đa hêt ngay thư 5 ma mơi lam xong mach, đăt đươc cac thông sô cho 3 fa giông nhau như đuc. Con phai thư vơi điên ap 3 fa va đông cơ 2kw. Cung không lơn lăm. Minh kha tin la mach nay se chay tôt.
          Minh se phai lam 2 cai đê thay thê cho 2 cai biên tân điêu khiên đông cơ. Giá sẽ rẻ hơn nhiều so với mua hai cái biến tần.
          Nhưng nói cho cùng thì nó cũng không bằng biến tần, bạn nghĩ vậy không? Mình se hoàn thiện nó bằng vi điều khiển. Nhưng hiện tại vẫn dùng TCA785.

          Ah, mình ở Hà nội, nên không biết chỗ nào bán TCA785 ở Nhật Tảo đâu.

          Comment


          • #20
            Hix! Bạn làm mạch này dù có hoang đến mấy cũng chỉ bằng 1 phần... quá nhiều so với biến tần. Hơn nữa không có nhiều chức năng như biến tần, vậy thì so làm sao được?
            Mình đã áp dụng mạch này cho động cơ (máy đá), đèn (sân khấu). Dùng Triac BTA 41 chạy rất tốt. Nhưng nếu dùng cho động cơ, bạn nên dùng thêm 2 CT để bảo vệ (mất pha, lệch pha, quá dòng...). Mình vẫn còn 1 số mạch nữa nhưng chưa qua thử nghiệm nên không dám gửi (và file cũng lớn quá). Nếu có thời gian mình sẽ thanh lọc và gửi cho bạn.
            Chúc thành công!
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #21
              Mình nghĩ tất cả đều đi từ lý thuyết mà ra, nên những mạch mà bạn mới đưa ra ở dạng nguyên lý thì cũng nên đưa ra cho mình tham khảo để học hỏi thêm.
              Ah, mình chưa có các chế độ bảo vệ dòng, mất fa, lệch fa, nếu có thể bạn có thể nói rõ hơn về việc bảo vệ này được không? Hay gửi sơ đồ cho mình nghiên cứu luôn càng tốt.
              Bộ điều khiển bạn thiết kế chạy thế nào? Có ổn không? Chạy được bao lâu rồi?

              Comment


              • #22
                Students thân mến!
                Tinh thần hiếu học của bạn thực sự làm tôi cảm động. Tuy đây không phải luồng tâm tình của dân kỹ thuật, nhưng tôi cũng muốn nói với bạn đôi lời. Bởi vì trong thời đại này, những người hiếu học thật sự thật là hiếm! Tôi mở nick này cũng muốn học hỏi thêm, bởi như bạn ký:"Trời biết, đất biết, mình chưa biết". Nhưng trong suốt thời gian qua, tôi còn không biết mình phải hỏi gì? Hỏi ai?
                Student! Bạn đã đúng khi nói rằng "Tất cả đều đi từ lý thuyết mà ra". Tuy có chút thay đổi về thực tiễn, điều này được chứng minh bằng kinh nghiệm của mỗi người (học thuyết+tư duy+thời gian+học phí+...+tự ái). Nhưng quả thật, nếu không có lý thuyết vững chắc, không có tư duy linh động, không miệt mài nghiên cứu, không biết tự ái nghề nghiệp... Thì thử hỏi hô hào "Vì nền điện tử Việt Nam" có nghĩa lý gì?
                Thật buồn khi ba tôi mắng sau 1 tuần duyệt net: "Chúng mày chỉ muốn leo lên ngọn, không biết đi từ gốc!"
                Quả thật khi đăng ký nick, tôi muốn hòa đồng, chia sẻ, và tôi cũng muốn gặp những người có cùng ý chí... Quả thật tôi không muốn online để dồn stress cho người khác, cũng không muốn nhận những thứ vô bổ về mình. Nhưng tôi không thể ngủ ngon khi thấy những câu hỏi (và trả lời) còn chưa đạt đến cái gọi là "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt"!
                Xin lỗi bạn vì hơi rườm rà, nhưng tôi mong muốn bạn là 1 student, student theo đúng nghĩa của nó, mong tất cả đều như vậy! Và các bạn khác như Co_processcer, MHz, Cô Nhóc, Võ Duy Châu... Những người năng nổ hoạt bát, hãy cố gắng làm tấm gương thay vì "nền" hay "thế hệ", bởi điều đó chỉ có thể chứng minh được khi các bạn đã làm tròn trách nhiệm với chính bản thân mình.
                Xin lỗi, thành thật xin lỗi student, và tôi xin gửi đến bạn một mạch khác thay cho mạch hôm trước. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn. (Đừng cười tôi nhé, ngày xưa tôi vẽ bằng paint brush mà).
                Chào thân ái!
                Attached Files
                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                Comment


                • #23
                  To nhathung1101
                  Cám ơn bạn rất nhiều, mạch này khá đơn giản nhỉ. Hôm nay thử mạch cả ngày trên phòng thí nghiệm của trường, chạy chưa tốt lắm, chắc phải căn chỉnh thêm một số chi tiết nữa, hình như vẫn bị lệch fa thì phải, nhưng muộn rồi nên không thể ở lại trường được. Mong rằng nó sẽ chạy tốt vào ngày mai. Nhưng vẫn thấy vui vì đã thấy có một chút kết quả để còn tiếp tục phấn đấu. May mà có thầy chỉ cho vài đường cơ bản không thì mất thời gian nhiều hơn.
                  Một lần nữa cảm ơn sự nhiệt tình share kiến thức của bạn " nhathung1101".
                  Khi nào chạy được như biến tần ( hi hi hi... ) mình sẽ tiếp tục chia vui cùng bạn.

                  Comment


                  • #24
                    Nếu vẫn quan tâm tâm về biến tần, bạn thử tham khảo thêm sơ đồ mạch inverter đơn giản mà tôi đã post, nó chính là cái gốc của biến tần đấy! Nếu gặp vướng mắc về mạch lái, chúng ta sẽ thảo luận thêm. Có gì cứ mail cho tôi:
                    nhathung1101@yahoo.com
                    Mong được trao đổi kiến thức. Chúc thành công!
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #25
                      Hôm nay lại mất một ngày nữa. Nghi mãi cuối cùng cũng biết nguyên nhân tại sao động cơ điện 3 fa không đồng bộ chạy không tải thì không điều khiển được ở tốc độ thấp.
                      Cứ chạy ở tốc độ thấp một lúc thì nó lại vù vù chạy hết tốc độ. Bực không chịu được. Về nghĩ mãi cộng với sự trợ giúp của thầy mới biết. Tốc độ của động cơ có quan hệ: n=(1-s)*60f/p.
                      Các bạn chắc đều biết công thức này. P là số đôi cực từ của động cơ không đồng bộ roto lống sóc., f =50Hz.
                      S là hệ số trượt của động cơ
                      Khi không tải thì cho dù điện áp cấp cho động cơ có thấp thì nó cũng cố gắng bám kỳ được tốc độ tối đa vì nó không bị tổn hao năng lượng.
                      Tức là bây giờ phải thử khi nó có tải để hệ số trượt S tăng lên.
                      Không biết bạn "nhathung" xử lý vấn đề này thế nào, giúp mình với.
                      Bạn nào có cao kiến gì về vấn đề này thì cho ý kiến nhé.
                      Cám ơn các bạn quan tâm.

                      Comment


                      • #26
                        Chào Student!
                        Nếu nói sản phẩm là một bát canh, thì sơ đồ chỉ mớ rau thôi... Còn phải thêm nếm mắm muối gia vị chứ? Mạch đầu tiên tôi gửi là của Tây, mạch thứ hai là của Tàu (Taiwan). Muốn Annam hóa nó còn phải thay đổi nhiều lắm! Không biết bạn nghĩ thế nào, nhưng tôi cho rằng mạch càng đơn giản càng dễ cân chỉnh, càng ít linh kiện càng chính xác...
                        Bạn cứ xem lại cả 2 mạch, chúng đều cùng nguyên lý: Lấy tín hiệu đồng bộ từ biến áp, đưa vào mạch visai trong Opamp (đầu còn lại dùng để điều khiển), tín hiệu tại đầu ra của Opamp dùng để kích led trong Opto --> mở Triac. Vì vậy, tôi đã cải tiến bằng cách chỉ dùng 1 biến áp để lấy DC nuôi mạch. Tín hiệu đồng bộ lấy bằng 3 Optocoupler thông thường, Sau đó khuếch đại 3 tín hiệu này bằng Opamp có hệ số khuếch bằng nhau (đạt khoảng 3Vpp). 3 tín hiệu này đưa vào 3 chân đảo của LM324, 3 chân không đảo được nối chung với control. Làm vậy là tiết kiệm được 3 b/a, không gian... Hơn nữa, dùng Opto sẽ chính xác hơn, tránh lệch pha, dễ cân chỉnh. Các sai số chủ yếu là do điện trở, nên dùng loại sai số 1%.
                        Và cuối cùng, bạn nên dùng CT khi áp dụng mạch với động cơ. Cái CT này ngoài mục đích bảo vệ (lệch pha, mất pha, quá dòng...) nó còn có thể giúp bạn quản lý được tốc độ của động cơ nếu dùng mạch hợp lý. CT về tên gọi chỉ là Current Transfomer, nhưng hiện giờ người ta đã tích hợp cả mạch khuếch ở bên trong (ảnh gửi kèm). Với loại này cần có nguồn nuôi và điện áp ra thay đổi dạng tuyến tính. Bạn có thể sử dụng điện áp này cho nhiều mục đích... Và có thể coi đây là đường hồi tiếp (feedback) để điều khiển tốc độ động cơ (tác động vào đường control). Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về CT loại này, bạn mua 1 cặp dòng (loại hiện số) của Tàu, về tháo ra nghiên cứu. Muốn mua CT, ra đường Nguyễn Công Trứ (HN), đi hết điểm trông xe ô tô thì rẽ trái. Ở đó có vô thiên lủng thiết bị CN với giá trên trời dưới biển.
                        Rất tiếc, tôi không thể tính cụ thể cho bạn được. Bởi vì các giá trị còn phụ thuộc vào thông số đ/cơ, chất lượng và chủng loại linh kiện bạn đang dùng.v.v… Hơn nữa đồ ăn sẵn đâu có ngon, phải không? Mong rằng bạn sẽ chế biến được sản phẩm “Made by Student”.
                        Chúc thành công!
                        Attached Files
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #27
                          Mạch có chạy, xong kô đặt được tốc độ. Làm sao bây giờ?

                          Comment


                          • #28
                            Chiết áp control là để chỉnh áp ra, bạn đã chỉnh chưa? Thay đổi điện áp DC ở đường này, AC out sẽ thay đổi.
                            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                            Comment


                            • #29
                              mình thiết kế thì phải biết điều đó chứ. Cái quan trọng ở đây là băm áp 3 fa để cung cấp cho đ.cơ không đồng bộ, bạn chạy thử là biết liền. Nó không đặt được ở tốc độ thấp. Và dải điều khiển ổn định rất nhỏ, khoảng 30 độ. Đang bó tay đây.

                              Comment


                              • #30
                                Dieu che ap 3 pha

                                Nguyên văn bởi vaiduakhu Xem bài viết
                                Điều chế áp 3 pha thì nên dùng FET hoặc IGBT (nghịch lưu áp), không nên dùng thyristor (nghịch lưu dòng). Trừ phi bạn làm việc với các lò thì mới dùng đến nghịch lưu cộng hưởng dùng thyristor, nhưng lúc đó giá thành của nó có 8 số 0 rồi cơ.
                                Và đã dùng nghịch lưu áp thì nên kết hợp sin PWM hoặc SVM với động cơ xoay chiều 3 pha. Đấy là những công nghệ hiện nay VN có thể dùng, còn thực tế thì khác.
                                goi ban " vaiduakhu" minh dong y voi ban ve van de tren, vi hien nay minh dang lam ve de tai nay. Minh dang dung igbt nhung minh van chua nghien cuu ra phan phat xung de dieu khien no
                                Ban co tai lieu ve no khong thi cho minh xin! Cm on nhe! ban co cach nao khong giup minh voi
                                Ai co tai lieu ve mach phat xung de dieu khien IGBT o mach nghich luu nay cho minh voi! mInh cam on truoc nha!
                                Neu co Vui long goi wa! "caothang2007@gmail.com" Thank you!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                students Tìm hiểu thêm về students

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X