Thông báo

Collapse
No announcement yet.

dùng triac dieu khien động cơ 3pha bị tự kích làm thế nào?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • dùng triac dieu khien động cơ 3pha bị tự kích làm thế nào?

    các bác giúp e với a. Em đang làm mạch điều khiển động cơ 3 pha, 380v 2,2kw. trước đây e điều khiển bằng rơle và MC nhưng do đóng cắt không hợp lý với yêu cầu làm việc, nên e có tham khảo và để chuyển sang mạch dùng triac. nhưng với mạch dùng triac thì hoạt động bình thường thì ok nhưng khi dừng lại không có tín hiệu điều khiển, hoặc có máy khác bên canh chạy thì triac có lúc tự mở làm động cơ quay. và như thế nguy hiểm quá, các bác giúp e với ạ. do e cũng dùng mạch load từ trên mạng để làm và phat triển nó thành 3 pha,( e bo bớt con điện trở vào chân G của triac vi khi làm việc bị nóng và cháy điện trở) các bác xem giúp e nên thêm linh kiện trị số bao nhiêu là ổn,các bác cho e ý kiến với a.e đang cần gấp lắm.giứ e với a.e có gửi theo các bác tham khảo. Click image for larger version

Name:	electronique_triac_001e.gif
Views:	2
Size:	7.0 KB
ID:	1409881
    Attached Files

  • #2
    Tại A1 và A2 của Triac,em còn thiếu mạch lọc chống tự kích.Dùng điện trở 100 ohm nối tiếp với tụ 0,1 mf. Hàn tụ+trở này vào A1 và A2 của Triac là hết.

    Ngoài ra khi không điều khiển động cơ bắt buộc chân kích transistor phải ở múc thấp,nếu không có tuín hiệu là mức lửng,rất dễ bị nhiễu.

    Comment


    • #3
      a ơi cho e trị số với ạ. điện trở 100omh bao nhiêu wat ạ? va tụ thì điện áp là bao nhiêu ạ? điieenj 3 pha 380v anh ạ.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi spviet336 Xem bài viết
        a ơi cho e trị số với ạ. điện trở 100omh bao nhiêu wat ạ? va tụ thì điện áp là bao nhiêu ạ? điieenj 3 pha 380v anh ạ.
        Điện trở 1w/100ohm tụ 600volt là an toàn.Động cơ tự kích vì biến thiên I/t lớn.Em nên xem lại chương này trong cách sử dụng triac.Ngoài ra chân B transistor tải opto em cần hàn điện trở 1 k xuống masse để ổn định,chỉ hoạt động khi có nguồn xung kích.

        Em kích triac bằng điện trở là không ổn,nó rất nóng ,cháy điện trở,hư optp .Em nên kích bằng diac.Nếu không biết diac là cái gì thì mua bộ điều chỉnh tốc độ quạt trần tháo ra xem mà áp dụng.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi spviet336 Xem bài viết
          các bác giúp e với a. Em đang làm mạch điều khiển động cơ 3 pha, 380v 2,2kw. trước đây e điều khiển bằng rơle và MC nhưng do đóng cắt không hợp lý với yêu cầu làm việc, nên e có tham khảo và để chuyển sang mạch dùng triac. nhưng với mạch dùng triac thì hoạt động bình thường thì ok nhưng khi dừng lại không có tín hiệu điều khiển, hoặc có máy khác bên canh chạy thì triac có lúc tự mở làm động cơ quay. và như thế nguy hiểm quá, các bác giúp e với ạ. do e cũng dùng mạch load từ trên mạng để làm và phat triển nó thành 3 pha,( e bo bớt con điện trở vào chân G của triac vi khi làm việc bị nóng và cháy điện trở) các bác xem giúp e nên thêm linh kiện trị số bao nhiêu là ổn,các bác cho e ý kiến với a.e đang cần gấp lắm.giứ e với a.e có gửi theo các bác tham khảo. [ATTACH=CONFIG]30101[/ATTACH]
          Lời khuyên thì như bác vi văn phạm đã khuyên rồi. Mình quote lại để hỏi bạn vẽ mạch bằng phần mềm gì mà trông sáng sủa vậy?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

            Em kích triac bằng điện trở là không ổn,nó rất nóng ,cháy điện trở,hư optp .Em nên kích bằng diac.Nếu không biết diac là cái gì thì mua bộ điều chỉnh tốc độ quạt trần tháo ra xem mà áp dụng.
            Bác Phạm à, Con 3021 là Optotriac rồi thì có cần thêm Diac vào không? Hay ta có thể bỏ qua điện trở kích thẳng luôn?

            PT.
            Núi cao bởi có đất bồi
            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
            Muôn dòng sông đổ biển sâu
            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
              Bác Phạm à, Con 3021 là Optotriac rồi thì có cần thêm Diac vào không? Hay ta có thể bỏ qua điện trở kích thẳng luôn?

              PT.
              Kích bằng biến áp xung theo mình nghĩ là phương pháp hữu hiệu nhất. Nếu không đủ dòng kích đối với triac loại lớn thì dùng thêm mạch kích phụ bằng triac nhỏ hơn.
              Thân chào.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                Kích bằng biến áp xung theo mình nghĩ là phương pháp hữu hiệu nhất. Nếu không đủ dòng kích đối với triac loại lớn thì dùng thêm mạch kích phụ bằng triac nhỏ hơn.
                Thân chào.
                Dùng biến áp xung chưa phải là hay,phải tính tổng trở biến áp,tính số vòng dây sơ cấp, thứ cấp rồi làm mạch mất thời gian nhiều lắm.

                Nếu dùng biến thế thì lấy biến áp 220vac/3vac làm biến áp kích triac,vừa đơn giản,vừa bền,lại dễ ráp.

                Comment


                • #9
                  cảm ơn bác Van Phan nha! em đã thử rùi và thấy rất ổn, con điên trở vào chân kích e không dùng vì nó lại phụ thuộc vào tải, nên rất bất tiện vì thế e đã bỏ hẳn không dùng bác ạ. khôgn biết có ổn không. bác có tài liệu về loại này cho em xin với được không ạ. vì tài liệu của e chỉ nói chung chung thui ạ. có đặc tính v/a và cách hoạt động chứ không nói về mấy vấn đề bác đề cập. cảm ơn bác nhiều!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi spviet336 Xem bài viết
                    cảm ơn bác Van Phan nha! em đã thử rùi và thấy rất ổn, con điên trở vào chân kích e không dùng vì nó lại phụ thuộc vào tải, nên rất bất tiện vì thế e đã bỏ hẳn không dùng bác ạ. khôgn biết có ổn không. bác có tài liệu về loại này cho em xin với được không ạ. vì tài liệu của e chỉ nói chung chung thui ạ. có đặc tính v/a và cách hoạt động chứ không nói về mấy vấn đề bác đề cập. cảm ơn bác nhiều!
                    Em ráp ngược tải rồi,tải phải ở A2.Chính vì ráp sai nên dòng kích triac mới lệ thuộc vào tải------->dòng kích lớn sẽ làm hư opto.Em ráp lại và cho thêm điện trở vào để bảo vệ opto, sẽ không còn cháy điện trở đâu.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Em ráp ngược tải rồi,tải phải ở A2.Chính vì ráp sai nên dòng kích triac mới lệ thuộc vào tải------->dòng kích lớn sẽ làm hư opto.Em ráp lại và cho thêm điện trở vào để bảo vệ opto, sẽ không còn cháy điện trở đâu.
                      Chú ơi,ráp như thế giống như không ráp tải chân C mà ráp tải ở chân E transistor phải không ạ?

                      Comment


                      • #12
                        dạ e cũng nghĩ là như thế, nhưng anh ơi! động cơ 3 pha nên 3 pha cho qua triac rồi xuống động cơ, động cơ chụm sao ở 3 đầu còng lại nên không lắp được như đèn hay động cơ 1 pha anh a.

                        Comment


                        • #13
                          em cũng nghĩ là như thế, nhưng anh ơi, do là động cơ 3 pha nên 3 pha đi vào 3 đầu của động cơ còn 3 đầu còn lại của động cơ thi nối sao, vậy không thể nối như đèn hay là động cơ 1 pha được anh ạ.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi spviet336 Xem bài viết
                            em cũng nghĩ là như thế, nhưng anh ơi, do là động cơ 3 pha nên 3 pha đi vào 3 đầu của động cơ còn 3 đầu còn lại của động cơ thi nối sao, vậy không thể nối như đèn hay là động cơ 1 pha được anh ạ.
                            Tại sao không được?đã ráp ngược được thì ráp thuận phải được.

                            Comment


                            • #15
                              có nghĩa là mình cứ cho điện vào là chân A1 còn tải ra là chân A2 hả anh, hay là chuyển tải lên phía trên chân A2 ạ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              spviet336 Tìm hiểu thêm về spviet336

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X