Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trao đổi về mạch nguồn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trao đổi về mạch nguồn

    Chào các bạn,

    Mạch nguồn là một phần quan trọng trong tất cả các hệ thống đặc biệt trong các máy cần độ chính xác cao như các hệ thống đo đến nanomet thì chất lượng của bộ nguồn đóng một vai trò quan trọng.

    Hiện nay có hai loại nguồn dùng phổ biến là nguồn Switching và nguồn Linear. Trong quá trình sử dụng mình có kinh nghiệm rằng: khi dùng nguồn Switching thì nếu hệ thống đo cần độ chính xác micromet thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên khi cần độ chính xác cao hơn cỡ nano thì hệ thống không đảm bảo do nguồn Switching phát sinh ra nhiễu.
    Nếu dùng nguồn Linear thì hệ thống hoạt động tốt khi yêu cầu độ chính xác cỡ nano. Tuy nhiên tuổi thọ nguồn này khi dùng lại không cao.

    Đây là mạch nguồn sử dụng rộng rãi trong các thiết bị đo chính xác tại Hàn Quốc. Các bạn chuyên nghành điện tử giúp mình xem hoạt động thế nào nhé. Dưới đây là những phân tích của mình về lý thuyết, và sau khi mô phỏng dùng Proteus.







  • #2
    Trao đổ về bộ nguồn


    Khi mình dùng Proteus mô phỏng thì mình thay AD797 bằng LM324 (vì không dùng được AD797).
    Nhận xét: giá trị của biến trở có ý nghĩ rất lớn đến điện áp đầu ra
    Các bạn cho mình comment,
    Thanks
    ThaiSNU.
    Attached Files


    Comment


    • #3
      Thái muốn tìm hiểu để sửa chửa hay lằp ráp vậy ? Muốn biết
      -công dụng của từng linh kiện
      -tính toán
      hay sao....

      Comment


      • #4
        Mình muốn tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của mạch trên>>>


        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ThaiSNU Xem bài viết
          nguyên tắc hoạt động của mạch trên>>>
          Mạch ồn áp gốm có :
          -nguồn dòng Q2
          -3 transistor darlington Q5,Q7,Q1
          -bảo vệ quá tải Q9
          -Điện áp chuẩn Vref (D9)
          -Error amp U2

          Nguồn dòng:
          LED D5 hoạt động như một zener 2V -->điện áp cực E của Q2=2,6V ổn định
          -->nguồn dòng Ie=khoãng 10mA

          Điện áp chuẩn Vref
          LM329 -->Vref=6,9V đưa vào ngỏ + của opamp AD797

          Error amp
          -R3,R5 và R8 đưa diện thế ra (Vra) vào ngỏ - của AD797
          -opamp AD797 hoạt động ở open-loop -->hệ số khuyếch đại điện áp rất lớn

          -Khi Vra giãm-->diện thế ngỏ - nhỏ hơn Vref ,làm cho U2 bảo hỏa dương (chân 6 của U2=gần 20V)-->D6 dẫn điện như một diode (Vanod > Vcathode)
          -->cấp thêm dỏng cho Q5-->tăng Vra

          -Khi Vra tăng-->diện thế ngỏ - lớn hơn Vref ,làm cho U2 bảo hỏa âm (chân 6 của U2=gần 0V)-->D6 dẫn điện như một zener (Vanod < Vcathode)
          -->lấy bớt dong của Q5-->giảm Vra

          Bảo vệ quá tải
          Q1 và Q7 mỗi con cung cấp 1/2 dòng tải .
          Khi 1/2 dòng tải do Q7 cung cấp lớn tới mức -->sụt áp trên R19-->Q9 dẫn ,lấy bớt dòng của Q5
          -->1/2 dòng tải do Q7 cung cấp không tăng lớn hơn được
          -->Q7 không bị quá tải dòng điện

          với R19=0,47 ohm thì 1/2 dòng tải do Q7 cung cấp tối đa là 0,6V/0,47ohm=1,3A
          do đó dòng tải tối đa của nguồn là 2,6A

          khi ngắn mạch,Q9 dẫn điện bảo hòa làm Q5,Q1,Q7 ngưng dẫn
          Attached Files
          Last edited by nguyenmau; 04-09-2007, 04:17.

          Comment


          • #6
            Thanks nguyenmau. Phân tích của bạn gần giống với phân tích của mình ở trên, có điền bạn viết dễ đọc va dể hiểu hơn .
            Hôm trước mình tính nhầm dòng tải lớn nhất của mạch.


            Comment


            • #7
              ThaiSNU có thể cho mình biết nguồn nầy sử dụng cho máy gì ,
              mà nó đặc biệt chú ý tới chống nhiễu vậy .

              Comment


              • #8
                Hiện tại theo mình biết thì nguôn này từ một công ty nó làm về lĩnh vực loa, am li. Co the la dung cho cac thiet bi do.


                Comment


                • #9
                  bài viết của các bạn quá hay, có bạn nào biết cách tính trị số tụ và trở trong cách hạ áp 220V bằng tụ+trở (không dùng biến thế) thì chỉ cho mình với.cảm ơn.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cubi2007 Xem bài viết
                    bài viết của các bạn quá hay, có bạn nào biết cách tính trị số tụ và trở trong cách hạ áp 220V bằng tụ+trở (không dùng biến thế) thì chỉ cho mình với.cảm ơn.
                    Nếu bạn đã biết mạch hạ áp trực tiếp dùng tụ+trở... thì tôi không vẽ mạch ra ở đây nữa chỉ mách bạn chút ít cách tính giá trị của tụ.
                    Nếu mạch hạ áp này cung cấp một dòng điện là I, bạn có nhận thấy một điều là tụ mắc nối tiếp nên dòng qua tụ cũng gần bằng I (thực chất thì không bằng I do ta thường dùng cầu 4 đi-ốt) nhưng thực tế ta chọn bằng I để mạch cấp nguồn ít bị biến động do sự biến động của tải. Từ đó ta tìm Zc=U/I, có Zc biết được tần số dòng điện (ở việt nam thì f=50Hz) ta tính ra C. Chú ý là ta sử dụng các giá trị hiệu dụng.
                    Ví dụ :
                    Ta cần một nguồn hạ áp trực tiếp dùng tụ có khả năng cung cấp dòng 50ma
                    Ta áp dụng tính toán như sau :
                    Zc=220/0.05=4400
                    Với f=50Hz
                    C=1/4400.314=0.7uF
                    Ta chọn tụ có trị số 0.68uF có bán trên thị trường là OK
                    Một điều đáng lưu ý là mắc R=1M song song với tụ đấy nhé, không có nó thì khi ngắt nguồn AC ta vẫn bị "giật tưng tưng" nha!
                    Hy vọng chúc mẹo nhỏ này có ít cho bạn.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
                      Nếu bạn đã biết mạch hạ áp trực tiếp dùng tụ+trở... thì tôi không vẽ mạch ra ở đây nữa chỉ mách bạn chút ít cách tính giá trị của tụ.
                      Nếu mạch hạ áp này cung cấp một dòng điện là I, bạn có nhận thấy một điều là tụ mắc nối tiếp nên dòng qua tụ cũng gần bằng I (thực chất thì không bằng I do ta thường dùng cầu 4 đi-ốt) nhưng thực tế ta chọn bằng I để mạch cấp nguồn ít bị biến động do sự biến động của tải. Từ đó ta tìm Zc=U/I, có Zc biết được tần số dòng điện (ở việt nam thì f=50Hz) ta tính ra C. Chú ý là ta sử dụng các giá trị hiệu dụng.
                      Ví dụ :
                      Ta cần một nguồn hạ áp trực tiếp dùng tụ có khả năng cung cấp dòng 50ma
                      Ta áp dụng tính toán như sau :
                      Zc=220/0.05=4400
                      Với f=50Hz
                      C=1/4400.314=0.7uF
                      Ta chọn tụ có trị số 0.68uF có bán trên thị trường là OK
                      Một điều đáng lưu ý là mắc R=1M song song với tụ đấy nhé, không có nó thì khi ngắt nguồn AC ta vẫn bị "giật tưng tưng" nha!
                      Hy vọng chúc mẹo nhỏ này có ít cho bạn.
                      rất cám ơn bạn, tôi muốn sửa cái quạt nước bị cháy cái điện trở (trong mạch nguồn tụ+trở) nhưng nó cháy đen thui, không biết trị số để thay thế, mà đoán mò thì tôi không thích nên cố gắng tìm hiểu. rất rất cám ơn.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ThaiSNU Xem bài viết
                        Hiện tại theo mình biết thì nguôn này từ một công ty nó làm về lĩnh vực loa, am li. Co the la dung cho cac thiet bi do.
                        Mạch nguồn này y chang mạch super regulator của Walt Jung, có điều không có LM317 ở đằng trước. Nguồn này nhiễu rất thấp, trở kháng ra rất nhỏ, độ ổn định cao.

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        ThaiSNU Tìm hiểu thêm về ThaiSNU

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X