Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện

    Mình đang sữa cái AVR của hãng GL, nhưng đang bị vướng ở một vài chổ bác nào giải thích hộ mình với.
    Theo sơ đồ các chân 4,6,8 lấy từ biến áp 3 pha điện áp 60V phản giá trị điện áp thực của máy phát; 26,28,30 cũng từ biến áp 3 pha nhưng là mạch cấp nguồn +,- cho opamp và mach khuyếch đại. Chân 20 cấp cho cuộn kích từ của máy phát. Mình ko hiểu Zener n19, n20 chức năng ổn áp +/-12V cho opamp nhưng khi điều chỉnh các chiết áp R1 và R3 thì điện áp của opamp ko còn đối xứng nữa.
    Mạch thứ 2 vẽ đầy đủ tầng công suất cuối cùng gồm Q5,6,7.
    Mong các bác giúp đỡ!
    Với lại có ai biết chỗ bán Diode Zener 12V công suất 5W ở HCM thì chỉ cho mình với.
    Attached Files
    Last edited by Lee; 14-09-2007, 23:33.

  • #2
    Bạn gởi lai cái hình dạng GIF hoặc JPG lên đi. QT không có PM đọc file DSN.

    Comment


    • #3
      Cảm ơn bạn QT đã quan tâm. Mình vẽ bằng chương trình proteus.Mạch này hơi nhiều nên gởi dang gif hoặc jpg thì ko đọc được.

      Comment


      • #4
        Đã chuyển sang dạng .pdf để mọi người có thể đọc được.

        Thân,
        Attached Files
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #5
          Xin lỗi bà con, trong sơ đồ thứ hai mình đang tách phần điều khiển từ cửa ra của opamp và mô phỏng bằng cách chỉnh chiết áp RV3. RV1 điều chỉnh độ mở của bóng Q6 thay cho mạch hạn chế điện áp trên của máy phát. Ở sơ đồ gốc đó chính là bóng T8. Mình đã vẽ lại và xin gởi cho các bạn sơ đồ nguyên thủy của nó.


          Thân.
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Coi bộ chủ đề này ko phải là sở trường của các bác nên ko thấy ai post bài lên hết nhỉ.
            Nhưng mình thật sự đang rất cần các loại Zener công suất bác nào biết chổ bán thì bật mí cho mình biết với.


            HELP! HELP! HELP!
            Last edited by Lee; 18-09-2007, 01:26.

            Comment


            • #7
              Diode Zener bạn có thể thay như trong file đính kèm. Loại 1N5339 là Zener 5,6V/5W. Có bán ở Lê Trần http://www.chipletran.com
              Attached Files
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • #8
                Cảm ơn bác nhathung1101 lắm lắm. Có cơ hội sẽ đền đáp.

                Comment


                • #9
                  bạn Lee có thể gởi cho mình nguyên lý hoạt động của mạch AVR được không. mình đang làm các mạch mô phỏng AVR. Bạn có thể cho mình địa chỉ để liên lạc được không . Mình đang làm đồ án môn học phần này.Cảm ơn

                  Comment


                  • #10
                    Dựa trên 2 sơ đồ của bạn, QT thấy có gì đó không ổn. Không biết do bạn mô phỏng, hay thiết kế thật của nó? Những sơ đồ khá mờ, nên rất khó đọc, vì thế nên chưa thể có ý kiến chính xác được. Tuy nhiên có thể nhìn thấy một số bất hợp lý như sau:

                    1/. Nguồn nuôi chỉ nưôi cho 1 Op Amp, nhưng sao phải làm mạch ổn áp công suất hơi lớn? Điện trở 390 Ω 3w và Zener 12V 5W.

                    2/. Không biết máy phát của bạn công suất bao nhiêu, nhưng kéo bằng transistor như thế thì dòng có vẻ quá nhỏ. (Bạn nói chân 20 kéo trực tiếp cuộn kích từ?) Thường một cái máy phát nhỏ thì dòng cũng phải 5 đến 10A. Máy phát lớn dòng có thể lên đến hàng năm sáu trăm ampere.

                    3/. Đặt trường hợp dòng ra của bạn khá nhỏ (một vài amp) thì so với đầu ra của Opamp vẫn là quá lớn. Đầu ra ra không có darlington thì Opamp không thể kéo nổi.

                    4/. Có thể vì bạn không ráp darlington, nên khi thay đổi mức tiêu thụ dòng, Opamp phải cấp hoặc tiêu thụ một dòng khá lớn, làm gây sụt áp trên các điện trở nối tiếp của bộ ổn áp (con 390 Ω, 3w). Sụt áp này sẽ làm 1 trong 2 nguồn bị giảm áp, thấp hơn 12V, nên nguồn ± 12 sẽ không cân.

                    Đại khái vậy. Để QT vẽ lại cái sơ đồ, phân tích lại để hiểu rõ hơn rồi sẽ có ý kiến tiếp với bạn sau.

                    Comment


                    • #11
                      Bác xem lại cái sơ đồ QT vẽ lại và phân khối xem nó có sai gì không. Nếu đúng thì QT sẽ phân tích thử.


                      Comment


                      • #12
                        bạn Lee có thể cho mình biết nguyên lý hoạt động của mạch được không?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi cuongli123 Xem bài viết
                          bạn Lee có thể cho mình biết nguyên lý hoạt động của mạch được không?
                          Xin lỗi dạo này mình hơi bận nên ko lên diễn đàn được. http://phamlinh.4vn.in/ Đây là blog của bạn mình ở đó bạn sẽ thấy cái bạn cần. Nếu có gì cần trao đổi bạn hãy viết bài lên diễn đàn để mọi người cùng thảo luận. Thân!

                          Comment


                          • #14
                            Chào bác QT, sơ đồ bác vẽ lại rõ và đẹp lắm. Mình có chụp lại sơ đồ của nó, hơi mờ tí nhưng ổn hơn hai hình mình vẽ lại, xin gởi bác để đối chiếu.

                            Cái máy phát này công suất khoảng 500KVA là loại kích từ không chổi than khối tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên lý kết hợp, kích từ của MF kích từ có 2 cuộn, cuộn ở kênh phức hợp (K1) có nhiệm vụ tạo điện áp ra của MF > 18% Uđm, cuộn ở kênh độ lệch (K2) sẽ kéo về Uđm và duy trì ở chế độ động. Từ thông của hai cuộn này sẽ điều khiển điện áp ra của máy phát kích từ.

                            Sơ đồ mạch trên điều khiển cuộn K2 điện áp là +/-20V, dòng 2A sơ đồ nó có chú thích lại đấy.

                            Máy phát này thuộc hệ trạm phát tàu thủy nên lý do nguồn nuôi chỉ cho 1 opamp mà linh kiện lại công suất lớn vì thường đa số các thiết bị ở tàu thủy có hệ số dự trữ đều khá lớn. Theo mình biết thì bộ AVR này có tuổi thọ hơn 30năm rồi đấy, của Đông Đức lắp ráp.

                            Project này mình cũng vừa hoàn tất xong, phương án cuối cùng đưa ra là làm mới lại dựa theo sơ đồ nguyên lý của nó. Hiện nó đang sử dụng bộ mới do mình làm. Nhưng mình muốn cùng các bác phân tích kỹ lại mạch này để nắm rõ hơn nguyên lý của nó.

                            Thực tế khi hoạt động, điện áp ra của máy phát ổn định khi tải <200KW, khi tải >200KW điện áp ra bắt đầu suy giảm. Khoảng 60% tải định mức điện áp suy giảm khoảng 5V. Mình nghĩ vấn đề ở đây chính là phần điện áp hổ cảm dội về từ phần ứng của máy phát kích từ không biết bác nghĩ sao.
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Về việc máy phát điện bị suy giảm điện áp khi tăng tải, bạn thử xem có thể là một trong các nguyên nhân sau:

                              1/. Thông thường nếu có 2 kênh, bạn xem lại cực tính của kênh thứ nhất. Nếu cực tính của kênh này ngược với cực tính của kênh điều khiển, thì chúng sẽ bù trừ lẫn nhau, và không thể tăng tải cao được. Tuy nhiên điều này hơi hiếm xảy ra, vì nếu có sai về cực tính sẽ rất khó tăng điện áp lúc khởi động, thậm chí không tự tăng điện áp được.

                              2/. Đa số các kênh phức hợp thường kết hợp với dòng tải để tự động tăng cường thêm kích thích khi tăng dòng tải. Nếu mạch dòng này bị ngắn mạch, hoặc các bộ biến dòng bị hỏng thì sẽ mất đặc tính tự tăng cường, mạch điều áp sẽ phải làm việc nặng tải hơn, và không đủ đáp ứng khi tăng tải.

                              3/. Động cơ kéo nó (Chắc trong trường hợp của bạn là động cơ Diesel) không ổn định tốt tốc độ. Khi tăng tải, tần số bị sụt giảm. Bản thân các phần cảm ứng điện từ sẽ làm việc kém hơn, và không đáp ứng được. Thêm vào đó, có thể bạn đang đặt bộ điều tốc ở chế độ Droop. Ở chế độ này quan hệ giữa tần số và công suất là một đường có độ dốc khác 0. Vì thế bạn nên chuyển bộ điều tốc về vị trí Isolate (chạy độc lập, tần số cố định, không phụ thuộc công suất).

                              4/. Tương tự với công suất và tần số, bộ điều áp cũng có thiết bị chỉnh định độ dốc. Bộ này sẽ điều chỉnh U của máy phát sao cho quan hệ giữa U và Q theo một đường thẳng có độ dốc ≠ 0. Như thế Khi tăng tải, điện áp của máy phát sẽ bị sụt xuống. Thường thiết bị này nằm bên ngoài bộ điều thế, dễ gặp nhất là một bộ biến dòng cho dòng chạy vào 1 tải trở trong mạch điện 3 pha đưa vào bộ điều áp. Bạn thử chình điện trở đó xuống thấp hơn, hoặc nối tắt hẳn nó lại. Còn nếu bạn muốn tăng điện áp khi tăng tải để bù trừ cho sụt áp trên đường dây, thì hãy thử đổi lại cực tính của biến dòng trên.
                              Last edited by namqn; 07-11-2007, 22:40. Lý do: vài lỗi đánh máy

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Lee Tìm hiểu thêm về Lee

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X