Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Cho mình hỏi có bạn nào đã từng làm mạch nguồn dòng AC có khả năng điều chỉnh từ 0-5A . Làm ơn giúp mình với mình muốn làm mạch này để thử đồng hồ A ,kw ,..... có CT đưa về là 5A.Cám ơn các bạn nhiều cuongaz80@yahoo.com
mình xin lỗi có thể từ ngữ của mình làm các bạn bị sock . Ai biết mạch này xin giúp cho, mình có đặt làm nhưng người ta không nhận(chợ Nhật Tảo).Thành thật cám ơn các bạn.
mình xin lỗi có thể từ ngữ của mình làm các bạn bị sock . Ai biết mạch này xin giúp cho, mình có đặt làm nhưng người ta không nhận(chợ Nhật Tảo).Thành thật cám ơn các bạn.
Cái nguồn dòng AC 0-5A này không cần phải mạch đâu. làm đơn giản thôi: mua 1 cái biến áp tự ngẫu vào 220V ra 0-> 125V ( hoặc cao hơn) - 6A->10A, mua 1 cái biến dòng -hình thức giống biến áp nhưng đầu ra ít vòng và lõi dây to, tạo được đến 6A.
Lấy đầu ra của biến áp tự ngẫu cho đầu vào của biến dòng, ra của biến dòng thì ngắn mạch--> thế là xong.
chúc thành công!
Bạn mua một cái biến áp 220v/3v-5A. Mang về bạn tháo bỏ phần thứ cấp. Dùng dây lớn(chịu được 15A) quấn lại chỉ còn 1V(Nếu áp càng nhỏ thì cho dòng càng lớn). Đầu ra thứ cấp của biến áp bạn đấu vào đồng hồ(A,Kw...). Đầu vào biến áp nối tiếp với một bộ điều chỉnh điện áp từ 0-220VAC( volume điều khiển quạt trần ).Bảo đảm bạn có 1 nguồn dòng từ 0-(5*3)A. Nhớ điều chỉnh volume về 0v trước khi đấu vào đồng hồ nhé rồi chỉnh lên từ từ.Coi chừng nóng!
mình có lảm mạch tương tự như Alt_shift nhưng không thể chỉnh mịn từ 0- 5A. Nó nhảy vọt từ 0 lên 2.2 , mình muốn khắt phục điểm này. Từ 2.2 -4.9 A có thể chỉnh mịn được, mình dùng triac BT138 , kích dẫn diac DB3 ,biến trở 100K , tụ 224j .Mình đã tăng tụ ,biến trở nhưng không được. Nếu bạn biết cách khác xin chỉ giáo
Mạch của bạn Alt_shift thực chất vẫn là nguồn áp.
Dòng ra phụ thuộc rất lớn vào điện trở của mạch thứ cấp.
Chỉ cần siết ốc dây dẫn chặt hay lỏng một chút thì dòng ra đã thay đổi rồi.
Thêm nữa là nên xài variac (biến áp tự ngẫu có con chạy), không nên dùng mạch cắt góc vì tính cảm lớn của mạch.
Bạn toymaker nói rất đúng đó bạn. Nên dùng variac để điều chỉnh áp ngỏ vào bạn mới có độ tinh chỉnh mong muốn. Tôi không rành nhiều về điện tử nhưng trường hợp của bạn tôi cũng đã mắc phải. Khi đó tôi giải quyết bằng cách thay đổi tải đầu ra(giảm trở tải đồng nghỉa với tăng dòng giới hạn)và mắc nối tiếp thêm một biến trở 50k, sau đó điều chỉnh như monh muốn. Vì trong range muốn tinh chỉnh sẽ có một điểm bị nhảy giống như bạn nói( lúc đó tôi chỉnh từ 0-35A, bị nhảy ở khoảng 22A, mà tôi muốn tinh chỉnh từ 18-25A mới ác). Vì vậy tôi suy luận là nên đưa điểm này ra ngoài range mình muốn tinh chỉnh.Cách của tôi là như vậy! Còn nếu mạch của bạn không cần dòng quá lớn thì nhờ các bạn rành về điện tử chỉ cho cách làm mạch băm điện áp bằng SCR.Tôi thấy mạch này rất ổn định,nhưng dòng ra là dòng DC đó!
Dùng variac cấp áp cho biến thế cách ly 220V/1.5/ 3V... càng nhỏ Volt càng tốt ( loại 5A hay 8A) đầu ra sử dụng để cấp dòng hiệu chỉnh đồng hồ (bảo đảm mịn).
Cái máy mà anh hỏi giống như một phần trong máy thử rơ le, sử dụng trong thí nghiệm điện.
Các máy thử rơ le đời cũ đều thực hiện như các anh nói. Dùng một bộ biến áp xoay, đầu ra cấp cho một bộ biến áp hạ áp xuống từ 0,5V đến 10V (anh nên làm vài nấc. Áp nhỏ để thử các mạch dòng lớn, áp lớn thử các mạch dòng nhỏ). Máy này thực chất là nguồn áp chứ không phải nguồn dòng, nhưng có khả năng cấp dòng lớn ở điện áp khá nhỏ.
Các máy đời mới hơn một chút dùng mạch dao động và khuếch đại có hồi tiếp. Anh có thể dùng một ampli công suất cấp cho một biến áp như trên. Mạch hồi tiếp có thể dùng hồi tiếp áp như các ampli bình thường. Khi đó nó sẽ là nguồn áp như máy đời cũ. Hoặc anh có thể dùng hồi tiếp dòng ra thông qua một biến dòng phụ (có thể tự quấn). Khi đó nó sẽ thực sự là nguồn dòng. Nếu anh không đòi hỏi tần số và góc pha chính xác, thì anh có thể dùng ngay điện lướn làm tín hiệu vào, không cần dùng đến mạch dao động.
Các máy mới hơn nữa cũng thực hiện như vậy, nhưng sử dụng thêm nhiều kỹ thuật mới hơn: như kết nối với máy tính để có thể điều chỉnh bằng máy tính, sự dụng nguồn switching và ADC, DAC với độ phân giải cao (từ 24 bit đến 32 bit).
Hiện nay cơ quan Nhóc có một cái máy đang bị hư chưa sửa được. Có lẽ phải nhờ đến nhà sản xuất. Chắc tốn bộn tiền.
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment