Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về tụ bù CS

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về tụ bù CS

    số là nhà em ở nông thôn, nằm ở cuối đường dây. kéo điện từ chỗ bình hạ áp về đến nhà khá xa, hôm nay về quê tự nhiên sao cắm mỏ hàn cả tiếng đồng hồ mà chít vào chì không chảy nữa! Lấy VOM đo thì kim lên có 160V lúc cao điểm, hỏi lại mới biết, mấy người hàng xóm chung đường dây có 4 nhà xài máy xe chỉ (máy này xày mô tơ 1 pha nửa ngựa thôi, toàn tải cảm) Tháng nào cũng phải đóng tiền điện chia xớt phần hao phí gấp 3 lần tiền điện mà gia đình em sử dụng

    Xin các cao thủ hướng dẫn giúp em cách tính toán & cách mắc tụ bù, đi mua tụ nó như thế nào? hình dạng nó ra sao? Dùng ổn áp thì không giải quyết được hao phí. Xin các bác giúp em với! hiu..hiu...

  • #2
    Tức là 4 hộ gia đình chung 1 đồng hồ điện à mà phải chả tiền chung? Nếu đồng hồ khác nhau thì thằng nào dùng thằng đấy trả tiền, chả liên quan gì tới ai dùng cái loại tải gì. Còn về tụ bù CS thì thường phải mắc luôn tại cái nơi tiêu thụ thì tốt nhất hoặc tại trạm cấp nguồn. Như vậy có nghĩa là tụ này phải mắc bên nhà thằng hàng xóm là đẹp nhất_Hihi_bạn cũng có thể mắc tụ bù chung cho 4 nhà nếu 4 nhà chung 1 đường cấp nguồn. Tụ bù thì nhiều loại, nhiều mức bù CS khác nhau. Bạn nên hoạch định lại tổng CS lại rồi đi mua tụ tương ứng. Mải mê nói về tụ CS ko để ý tới cái điện áp 160V, điện áp này thấp có thể là do đường kéo dây tới tải quá xa, dây có thể kém chất lượng( Tổn hao nhiều).


    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

    Comment


    • #3
      Mình chưa làm tụ bù bao giờ nhưng dựa vào vật lý phổ thông có thể giải bài toán như sau:

      Dòng tiêu thụ của động cơ: P=U.I.cos(Phi) => I=P/UCos(Phi)=370W/220.0,8=2,1 A (Cos(Phi)=0,8 chỉ là giá trị phỏng định, thực tế có thể khác nhiều phụ thuộc vào động cơ)

      Dòng cảm kháng = 2,1.Sin(phi) với Sin^2+Cos^2=1 => Sin(Phi)=0,6

      Dòng cảm kháng = 2,1.0,6=1,26A.
      Để triệt tiêu dòng cảm kháng bạn phải mắc song song với môtơ một tụ điện có dòng điện dung kháng = 1,26A

      Tụ điện 1uF cho dòng điện 0,07A (ở 220V, 50Hz)
      Tụ điện X uF cho dòng điện 1,26A
      => X=1uF.1,26/0,07= 18 uF

      Vậy mỗi động cơ phải gắn song song với 1 tụ 18uF (nếu cos Phi=0,8). Tụ bù có thể dùng các loại tụ đề của của máy bơm nước...(loại tụ ngậm chứ không phải tụ khởi động). Có thể ghép song song nhiều tụ nhỏ với nhau để ra trị số cần thiết.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
        số là nhà em ở nông thôn, nằm ở cuối đường dây. kéo điện từ chỗ bình hạ áp về đến nhà khá xa, hôm nay về quê tự nhiên sao cắm mỏ hàn cả tiếng đồng hồ mà chít vào chì không chảy nữa! Lấy VOM đo thì kim lên có 160V lúc cao điểm, hỏi lại mới biết, mấy người hàng xóm chung đường dây có 4 nhà xài máy xe chỉ (máy này xày mô tơ 1 pha nửa ngựa thôi, toàn tải cảm) Tháng nào cũng phải đóng tiền điện chia xớt phần hao phí gấp 3 lần tiền điện mà gia đình em sử dụng

        Xin các cao thủ hướng dẫn giúp em cách tính toán & cách mắc tụ bù, đi mua tụ nó như thế nào? hình dạng nó ra sao? Dùng ổn áp thì không giải quyết được hao phí. Xin các bác giúp em với! hiu..hiu...
        Tụ bù chẳng giúp gì bạn đựoc đâu. Nếu bạn mắc vào thì tốn thêm tiền đấy, vì thêm dòng của tụ, nếu mà đơn giản là mắc thêm tụ là bớt tiền phải trả thì có lẽ tụ thành hàng hiếm vì nhà nào cũng mua và treo vài cái Vấn đề ở đây là chênh lệch (hao phí trên đường dây) giữa công tơ tổng nơi trạm nguồn với tổng số điện năng tiêu thụ các hộ theo đồng hồ cộng lại. Cái chênh lệch đó ko được chia đều mà phải chia theo tỷ lệ sử dụng điện mới công bằng. Ví dụ nhà bạn sử dụng điện bằng 1/2 hàng xóm thì phần trả thêm cũng chỉ bằng 1/2 của họ thôi. Còn bạn muốn giảm số điện tiêu thụ thì chỉ có cách đánh lừa công tơ mà thôi-Vấn đề này hình như tôi đã thấy người ta bàn xôn xao trên diễn đàn lâu lâu rồi...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
          số là nhà em ở nông thôn, nằm ở cuối đường dây. kéo điện từ chỗ bình hạ áp về đến nhà khá xa, hôm nay về quê tự nhiên sao cắm mỏ hàn cả tiếng đồng hồ mà chít vào chì không chảy nữa! Lấy VOM đo thì kim lên có 160V lúc cao điểm, hỏi lại mới biết, mấy người hàng xóm chung đường dây có 4 nhà xài máy xe chỉ (máy này xày mô tơ 1 pha nửa ngựa thôi, toàn tải cảm) Tháng nào cũng phải đóng tiền điện chia xớt phần hao phí gấp 3 lần tiền điện mà gia đình em sử dụng

          Xin các cao thủ hướng dẫn giúp em cách tính toán & cách mắc tụ bù, đi mua tụ nó như thế nào? hình dạng nó ra sao? Dùng ổn áp thì không giải quyết được hao phí. Xin các bác giúp em với! hiu..hiu...
          công tơ đặt trước cổng nhà bạn thì chả sao.mấy nhà kia họ dùng cái gì cũng ko ảnh hưởng, nhà bạn ko thể bị tăng tiền điện đc.còn phần sụt áp thì vẫn chỉ giải quyết bằng lioa thôi.phần tụ bù mình ko dành lắm.hình như tụ bù thường hay mắc ở đầu máy biến thế hạ áp,và song song ngay trước động cơ công suất lớn thôi.có mắc tụ bù thì đúng là phải mắc ở đầu nguồn .hoặc trước các đọng cơ của mấy nhà kia.
          Sửa biến tần, Servo, Máy hàn , Máy tính công nghiệp, Nguồn xung 0978666571
          Web :

          Comment


          • #6
            Ở thành phố thì không cần gắn tụ bù làm gì (trừ các nhà máy lớn) vì nhà nào cũng gần trạm điện. Còn ở vùng sâu vùng xa thì nên gắn vì đường dây kéo dài, lại hay sử dụng dây nhôm thay dây đồng (cho rẻ). Có thể tiền điện phải trả không khác biệt (do phần lớn tổn hao ở dây dẫn bên ngoài đồng hồ) nhưng chất lượng điện sẽ tăng lên do dòng điện giảm, sụt áp ít hơn.

            Thí dụ ở trên nếu không gắn tụ bù thì dòng điện là 2,1A. Sau khi gắn tụ bù dòng điện còn 1,68A. Nếu điện áp ban đầu là 160V thì sau khi gắn tụ điện áp sẽ tăng lên 172V.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            lvhn Tìm hiểu thêm về lvhn

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X