Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp về biến áp xung

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Sáng nay hàng đã về, trông ngon như Maria Ozawa

    Click image for larger version

Name:	IMG058.jpg
Views:	1
Size:	36.9 KB
ID:	1350959

    Từ trái qua phải : Lõi ferrite E55 loại F , lõi EC52 loại P của Magnetics, Lõi bội từ MPP (xuyến to), lõi ferrite loại W (xuyến nhỏ)

    Mình mới thử nghiệm được cái lõi bột từ trên mạch Flyback, kết quả khả quan đến không ngờ, gần như đúng tuyệt đối so với công thức tính toán. Đang sướng âm ỷ.
    Còn các lõi khác mình sẽ thử dần dần, có gì thông báo cho các bạn.
    Click image for larger version

Name:	KoolMu.jpg
Views:	1
Size:	19.9 KB
ID:	1350962
    Click image for larger version

Name:	FBWeb.png
Views:	1
Size:	374.5 KB
ID:	1350961
    Last edited by DTTH; 19-09-2011, 22:27.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
      Sáng nay hàng đã về, trông ngon như Maria Ozawa

      [ATTACH=CONFIG]32994[/ATTACH]

      Mình mới thử nghiệm được cái lõi bột từ trên mạch Flyback, kết quả khả quan đến không ngờ, gần như đúng tuyệt đối so với công thức tính toán.
      Còn các lõi khác mình sẽ thử dần dần, có gì thông báo cho các bạn.
      [ATTACH=CONFIG]32997[/ATTACH]
      [ATTACH=CONFIG]32996[/ATTACH]
      trời jav4u à hihihi, có link nào ngon share private cho mình đi .Mà mình có cái nguồn DVD sao cái BAX nó kêu quá ko biết tại sao ??

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi newbiedt Xem bài viết
        trời jav4u à hihihi, có link nào ngon share private cho mình đi .Mà mình có cái nguồn DVD sao cái BAX nó kêu quá ko biết tại sao ??
        Không biết bạn đã gắn keo và ngâm tẩm dầu cho biến áp đó chưa?

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi goldstar09 Xem bài viết
          Công thức tính số vòng dây cuộn sơ cấp bạn đưa ra, là dựa trên định luật faraday. Mình ban đầu thực hiện cũng tham khảo và áp dụng công thức này. Trong công thức trên, tham số quan trọng và cũng không biết chính xác đó là Bmax và tần số f. Chính do không xác định được chính xác (Theo nghĩa từ nhà sản xuất), nên việc áp dụng công thức trở nên không mấy khả quan lắm. Ban đầu mình cũng đã cho một giá trị nào đó với hai tham số trên, sau khi thực hiện quấn và kết quả cũng không khả quan lắm nên rồi cũng quên luôn công thức mà áp dụng theo kiểu xác định theo giá trị nào đó và thử. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả, hiệu suất, công suất như thiết kế mạch in, kỹ thuật quấn, thiết kế mạch lái fet chưa tối ưu. Hoàn toàn không hẳn là do tại công thức.

          +Mình cũng hiểu quấn biến áp đẩy kéo là rất khó. Ở chỗ phải quấn giống nhau hai nhánh của cuộn sơ cấp.Nếu bị lệch (độ tự cảm, điện trở) sẽ dẫn đến một bên fet nóng, quá tải và cháy. Mà vấn đề đo các thông số này, ta lại không có dụng cụ để đo chính xác được (không biết được giá trị).

          +Nếu sử dụng kiểu nửa cầu hay full cầu (với thứ cấp cũng chỉ có một cuộn ra), thì việc quấn có dễ hơn. Nhưng với ứng dụng điện áp thấp (12V, 24V), thì kiểu đẩy kéo là phù hợp nhất. Cho nên hầu như ứng dụng trong thực tế đều dùng kiểu sơ đồ này.
          +Mình có quấn bằng lá đồng mỏng (rộng 3cm, chỉ có lót giấy cách điện thông thường) với một lõi E 65,(hàng chợ trời) sơ cấp 2 vòng x2, thứ cấp 100 vòng, tần số 32khz. Điện áp ra được điều chỉnh trong dải từ 200V - 600V. Công suất cao nhất là 625W tại 300V. So với việc quấn bằng các sợi dây đồng, thì cách này dễ làm hơn.Nếu dùng nhiều sợi chập lại thì dây cộm lên và quấn khá khó để cân bằng được hai nhánh dây ở sơ cấp.

          +Hiện tại mình muốn được thử nghiệm với một lõi xịn, có thông số rõ ràng, kích thước E55 như bạn nói là vừa đủ. Mức công suất lớn hay bé cũng chưa quan trọng, vấn đề là phải làm chủ được khâu biến áp. Mình thấy mảng này việt nam mình còn đi sau so với các nước bạn quá.
          Nói chung áp dụng công thức này cho lõi chợ trời thì phải có duyên lắm hoặc kiếp trước tu hành đắc đạo mới gặp được lõi tốt.
          Hồi trước tính không được mình mới mang đi xem bói, thầy sờ lõi một lúc và phán số vòng sơ cấp , thứ cấp, phục quá.

          Còn về kiến trúc của các bộ biến đổi, ta thống nhất như sau:

          - Dưới 150W dùng Flyback
          - Từ 150-200W dùng Forward một khóa bán dẫn
          - Từ 200-400W dùng Forward hai khóa
          - Dưới 600W dùng nửa cầu
          - Dưới 1000W dùng đẩy kéo
          - Trên 1000W dùng cầu H
          - Trên 2000W dùng cầu H cộng hưởng hoặc nhiều cầu H mắc song song có cân bằng tải

          Vì lõi xịn đã về và như đã hứa, mình sẽ share free cho bạn goldstar09 một lõi để thử nghiệm, tuy nhiên đến phút cuối có kèm theo một điều kiện là :

          - Sau khi làm xong, bạn phải public cách tính toán và report lại kết quả cho mọi người trên thread này, để những người đang gặp khó khăn đỡ vất vả sau này, suy cho cùng cái này cũng chả có gì bí mật, thế giới đã public từ lâu.

          - Nếu bạn ok mình sẽ nhắn thông tin liên lạc cá nhân vào hộp tin của bạn, mình ở HN.
          Last edited by DTTH; 20-09-2011, 00:02.

          Comment


          • #20
            Trước hết xin cảm ơn tinh thần chia sẻ của bạn DTTH. Mình cũng rất muốn để thực hiện được một sản phẩm hoàn chỉnh một chút. Có cơ hội để học hỏi thêm, kiểm tra được lý thuyết. Đúng là nếu làm sản phẩm thương mại thì mọi thứ từ những linh kiện nhỏ, đặc biệt là BAX phải chuẩn. Nếu không cũng chỉ làm mò thôi.
            +Sản phẩm của mình đang muốn thiết kế lại(nâng cấp cho sản phẩm cũ đã làm), và cũng để được trải nghiệm với lõi xịn của bạn DTTH, có các thông số cơ bản như sau:
            - Chức năng: DC-DC converter only (mình chỉ xin dừng lại ở khâu này)
            - Điện áp sử dụng: 12Vdc
            - Điện áp ra: 300Vdc
            - Công suất ra max: 600W (tất nhiên cao hơn càng tốt)
            - Sơ đồ kiểu push-pull thông thường (có cơ hội sẽ thử với cấu trúc push-pull mới hơn, hoạt động theo chế độ current control mode thay vì là voltage control mode như hiện nay hay dùng trong UPS).
            - Tần số f: Theo tần số đáp ứng có thể của "lõi xịn"

            Vấn đề mình cũng hơi e ngại đó là vấn đề mạch in tại Việt Nam mình làm kém quá, nhất là với mạch in cho mạch công suất cao. Bên cạnh đó trang bị của mình cũng không được chuyên nghiệp lắm. Cũng còn may là còn có con oscillo chỗ Cty mình đang làm.

            Bạn DTTH có lẽ đã và đang thực hiện nhiều về các ứng dụng DC-DC thì phải. Cái hình bo mạch của bạn đủ cho thấy mức độ chuyên nghiệp rồi. Chắc là mình phải xin theo bạn để học hỏi rồi. Mình đồng ý với điều kiện mà bạn đưa ra. Mình cũng sẽ cố gắng hết sức, dù là đạt được kết quả như thế nào mình cũng mong muốn được chia sẻ với mọi người.

            Thân,

            Comment


            • #21
              Mình đã nhắn cho bạn địa chỉ LH vào hộp tin,
              Trong quá trình làm bạn nên trao đổi thường xuyên với anh em trên này để có vđ gì cùng bàn bạc.
              Nếu bạn đã biết cách tính toán, và như trong bài viết trước bạn có nói là vướng ở Bmax thì mình xin gợi ý là ta bắt đầu việc chọn Bmax ở khâu quy định công suất tổn hao.
              Mình chọn mức công suất tổn hao với chất liệu ferrite kiểu P của Magnetics là 100mW/cm3 ở nhiệt độ dưới 40 độ C.
              Tần số nên dùng 100KHz vì nếu nhỏ hơn thì ... phí lõi lắm
              Còn các phần khác như driver MOSFET hay chỉnh lưu cũng quan trọng, không phải tất cả quyết định bởi lõi biến áp

              Comment


              • #22
                Cảm ơn bạn DTTH nhiều. Mình đã đọc tin nhắn của bạn trong hộp thư rồi. Sẽ sớm liên hệ để nhận quà của bạn.
                Đúng là trước mình cũng có chọn thông số tổn hao với chất liệu như bạn nói đó. Chạy tần số cao trên 100khz chắc là cũng có nhiều cái khó rồi đây. Đó là vấn đề về hiệu ứng bề mặt (Dùng lá đồng quấn được chứ bạn), về mạch kích fet sao cho đạt được tốc độ cao mà tổn hao ít nhất. Phải mua được fet xịn nữa (trước mình có dùng con IRFB3306PBF, 160A, 60Vdss, mượn Rmt nhập hộ).

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi goldstar09 Xem bài viết
                  Cảm ơn bạn DTTH nhiều. Mình đã đọc tin nhắn của bạn trong hộp thư rồi. Sẽ sớm liên hệ để nhận quà của bạn.
                  Đúng là trước mình cũng có chọn thông số tổn hao với chất liệu như bạn nói đó. Chạy tần số cao trên 100khz chắc là cũng có nhiều cái khó rồi đây. Đó là vấn đề về hiệu ứng bề mặt (Dùng lá đồng quấn được chứ bạn), về mạch kích fet sao cho đạt được tốc độ cao mà tổn hao ít nhất. Phải mua được fet xịn nữa (trước mình có dùng con IRFB3306PBF, 160A, 60Vdss, mượn Rmt nhập hộ).
                  Bạn có thể nói rõ là bạn đang drive cho con MOSFET này bằng cách nào không?

                  Comment


                  • #24
                    Hi,
                    Mình chỉ đưa xung trực tiếp từ sg3525 tới các mosfet này thôi. Chưa dùng đến mạch khuếch đại xung. Mạch của mình có 4 fet, mỗi nhánh 2 con mắc song song. Có lẽ sắp tới mình sẽ phải dùng đến mạch kích riêng, mà không phải là kích trực tiếp. Chạy ở tần số cao thì thiết kế mạch lái fet không dễ dàng, nó ảnh hưởng nhiều đến công suất, hiệu suất.

                    Comment


                    • #25
                      đúng vậy kích fet tần số cao không dễ dàng chút nào, xung trực tiếp đi ra từ con sg hay tl494 tương đối đẹp, nhưng khi qua bộ tran thì nó bắt đầu xuất hiện gai điện áp, do vậy mình nghĩ nếu bạn kích trực tiếp được thì tốt. mình dùng trực tiếp vẫn kích được cho 4 con. để kích Fet qua mạch lái có lẽ thêm mạch lọc RC, hay subner thì tốt hơn.
                      |

                      Comment


                      • #26
                        Thanks bác DTTH, khi nào bác có lõi bán cùng với thửu nghiệm của bác thì share luôn cho mọi người nhé. Thanks bác nhiều

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi goldstar09 Xem bài viết
                          Hi,
                          Mình chỉ đưa xung trực tiếp từ sg3525 tới các mosfet này thôi. Chưa dùng đến mạch khuếch đại xung. Mạch của mình có 4 fet, mỗi nhánh 2 con mắc song song. Có lẽ sắp tới mình sẽ phải dùng đến mạch kích riêng, mà không phải là kích trực tiếp. Chạy ở tần số cao thì thiết kế mạch lái fet không dễ dàng, nó ảnh hưởng nhiều đến công suất, hiệu suất.
                          Sở trường của mình hay dùng con điều khiển số DSC như họ dsPIC30F2023 hoặc là họ C2000 của TI làm bộ điều khiển chính sau đó dùng một bộ driver ngoài cho MOSFET.

                          Ưu điểm của DSC là linh động trong việc thay đổi thông số hệ thống và có tính năng DSP, dùng để thực thi peak current mode thì tuyệt, ngoài ra nó còn có khả năng bù độ dốc tốt khi duty>50%, bù độ dốc vốn là nỗi khổ sở khi thực thi bằng giải pháp analog.

                          Bạn meocon_87 thân mến, chúng ta đang bàn về việc nâng cao tốc độ cho mạch driver nên giải pháp dùng snubber RC sẽ chỉ làm tăng điện dung đầu vào của MOSFET và làm khó thêm cho bộ kích ở trạng thái chuyển mạch, bản thân SG2535 đã có bộ kích trong nên có thể nối trực tiếp đến G thông qua một điện trở nhỏ, nếu e ngại về gai nhiễu ta có thể dùng diode triệt xung TVS như con SA15CA, không nên dùng diode zener.

                          Mình thấy nhiều bạn khi driver cho MOSFET cứ hay dùng cặp transistor đẩy kéo như cặp 2SC2383 và A1013, trong datasheet của hãng Toshiba đã ghi rõ "Color TV Class-B Sound Output Applications" và "Recommended for vertical deflection output & sound output applications for line-operated TVs."
                          Các bạn thấy sao khi dùng một cặp transistor khuyếch đại âm thanh vào làm chuyển mạch? mà lại còn muốn tốc độ cao, không phải vô cớ mà các hãng đua nhau đưa ra các vi mạch riêng để driver MOSFET với dòng ngày càng lớn, như của Fairchild có vi mạch dòng ra 6-9A.

                          Chúng ta hãy cùng nhau chỉnh sửa và bổ xung kiến thức để hướng tới việc chế tạo các sản phẩm ĐTCS chuyên nghiệp ở trong nước không cứ như hiện nay thì đến bộ nguồn xung, inverter, bộ sạc , UPS ... đều phải nhập tuốt từ nước ngoài.
                          Last edited by DTTH; 21-09-2011, 00:52.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi kkkk Xem bài viết
                            Thanks bác DTTH, khi nào bác có lõi bán cùng với thửu nghiệm của bác thì share luôn cho mọi người nhé. Thanks bác nhiều
                            Nói về chuyện bán chác thì hiện nay chúng ta vấp phải vấn đề về sự chuyên nghiệp trong chế tạo sản phẩm, các cty chế tạo lõi từ ở nước ngoài họ hỗ trợ đối tác theo dự án, gồm giai đoạn sample, nghiên cứu, rồi đến triển khai.

                            Như đợt hàng vừa rồi mình mua mấy trăm bộ mà nó cũng chỉ tính là sample, còn hỏi rõ ràng về thông tin dự án, sản phẩm là gì, định bán cho ai, có dùng vào máy bay không người lái hay tên lửa không? có bán lại cho Miến Điện, Cuba, Triều Tiên, Iran hay không? rõ là trăm thứ rách việc.

                            Tuy nhiên nói một cách nghiêm túc là mình quá bức xúc về tình trạng vật tư linh kiện công suất ở trong nước, mất tiền mua về mà có dùng được đâu, để mình thăm dò thị trường, nếu ok sẽ lấy về bán rẻ cho anh em phục vụ nghiên cứu trước, nếu sau sx lớn sẽ tính tiếp.
                            Last edited by DTTH; 21-09-2011, 00:57.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                              Chúng ta hãy cùng nhau chỉnh sửa và bổ xung kiến thức để hướng tới việc chế tạo các sản phẩm ĐTCS chuyên nghiệp ở trong nước không cứ như hiện nay thì đến bộ nguồn xung, inverter, bộ sạc , UPS ... đều phải nhập tuốt từ nước ngoài.
                              Hoan hô tinh thần tự lập tự cường, và chúc cho anh em nghiên cứu thành công nhiều sản phẩm Made in Vietnam

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                                ..Tuy nhiên nói một cách nghiêm túc là mình quá bức xúc về tình trạng vật tư linh kiện công suất ở trong nước, mất tiền mua về mà có dùng được đâu, để mình thăm dò thị trường, nếu ok sẽ lấy về bán rẻ cho anh em phục vụ nghiên cứu trước, nếu sau sx lớn sẽ tính tiếp.
                                Vấn đề là một lõi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì giá của nó là bao nhiêu? nó có gấp 2--3 lần lõi trôi nổi trên thị trường ko nhỉ? Nếu mà đắt quá thì đại đa số "nhân dân lao động" khó mà tiếp cận. Như vậy thì lõi trôi nổi vẫn là một nhu cầu không thể thiếu. Vậy thì làm sao mà xác định một cái lõi chạy theo sơ đồ này, hay sơ đồ kia cần quấn bao nhiêu vòng cho nó là đủ? tất nhiên ta ko thể bói.. Có ai có giải pháp cho vấn đề này ko nhỉ? Vì đây là vấn đề quan trọng nhất, vì khi ta cho mạch chạy thì nếu tốt còn đỡ, còn nếu ko được thì sẽ ko biết vì sao? vì biến áp hay vì driver, hay vì snubber, hay vì cái gì đó? Nếu có dụng cụ gì mà loại trừ biến áp thì đã thành công một nửa rồi.!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                goldstar09 Tìm hiểu thêm về goldstar09

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X