Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp về biến áp xung

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi taduc Xem bài viết
    bác @ DTTH cho em hỏi nếu mình ghép nối tiếp 2 TVS thì áp bảo vệ của nó có bằng 2 áp cộng lại ko ạ.ví dụ ghép nối tiếp 2 con 2SA15CA thì áp của nó có lên 30V ko ạ
    Tất nhiên là khi ghép nối tiếp thì điện áp sẽ cộng tổng lại, nhưng đối với MOSFET thì 18V là thích hợp để bảo vệ, lên đến 30V thì hỏng cực G mất rồi.

    Comment


    • Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
      Tất nhiên là khi ghép nối tiếp thì điện áp sẽ cộng tổng lại, nhưng đối với MOSFET thì 18V là thích hợp để bảo vệ, lên đến 30V thì hỏng cực G mất rồi.
      tại đang có mấy con nên em muốn ghép luôn để bảo vệ DS của mosfet.Em thấy một số mạch nó có con bảo vệ DS như thế.cá nhân bác thấy nó có cần thiết và có ảnh hưởng gì tới mạch ko ạ
      Last edited by taduc; 26-02-2014, 16:37.

      Comment


      • Nguyên văn bởi taduc Xem bài viết
        tại đang có mấy con nên em muốn ghép luôn để bảo vệ DS của mosfet.Em thấy một số mạch nó có con bảo vệ DS như thế.cá nhân bác thấy nó có cần thiết và có ảnh hưởng gì tới mạch ko ạ
        Mấy con này chỉ dùng bảo vệ cực G thôi bạn ah, vì nó công suất nhỏ, nếu muốn bảo vệ cực DS trong mạch Push-Pull thì phải dùng loại lớn hơn 500W, có thể ghép song song vì nó khá nóng khi triệt xung cao áp.

        Comment


        • DS thì dùng 1.5KE cho chắc

          Comment


          • em có cái lõi này không biết nó thuộc dạng lõi gì và có làm hệ đẩy kéo được không.em dự định làm hệ 12VDC to 350VDC.các bác đánh giá và ư vấn hộ em xem liệu đạt được bap nhiêu W với cái lõi này.

            bắt đầu từ con số 0 đích đến là con số 10.biết còn nhiều gian nan nhưng càng gian nan thì lại càng tiến gần đến thành công.

            Comment


            • Mấy ngày qua em vẫn mong có câu trả lời để mấy con FET không phải nổ banh xác.
              bắt đầu từ con số 0 đích đến là con số 10.biết còn nhiều gian nan nhưng càng gian nan thì lại càng tiến gần đến thành công.

              Comment


              • PQ core thì phải.

                Vào meisongbei lôi catalog về coi sao

                Comment


                • em lại nhờ các bác đánh giá hộ em ạ, của em là một trong 2 cái mã dưới cùng là PQ5050
                  em nhìn cứ như bức vách ạ.nó có làm BAX đẩy kéo được không và thông số thế nào ạ(vòng dây,công suất)
                  em cám ơn các bác nhiều ạ.
                  bắt đầu từ con số 0 đích đến là con số 10.biết còn nhiều gian nan nhưng càng gian nan thì lại càng tiến gần đến thành công.

                  Comment


                  • Lõi có khe hở thì cố tìm cái nữa rồi tính tiếp


                    Còn ko thì Ae là 328sq.mm kìa

                    Xem lại formula từ đầu nguồn

                    Comment


                    • ISSUU - Magnetics 2013 Ferrite Cores Catalog by Magnetics

                      Comment


                      • em không hiểu lắm về lĩnh vực đọc và tính toán thông số ạ.mong các bác giúp cho chót ạ.em có 2 cái lõi như thế này ạ.
                        Em cám ơn rất nhiều ạ.
                        bắt đầu từ con số 0 đích đến là con số 10.biết còn nhiều gian nan nhưng càng gian nan thì lại càng tiến gần đến thành công.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                          Trong khi chờ đợi mình kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết trên lõi từ chính hãng (có thể mất 2 tuần đến 1 tháng) bạn thử áp dụng cách tính với điều kiện amatuer như sau:

                          Mình giả sử rằng bài toán bạn cần:

                          - Thiết kế phần nâng áp DC-DC có công suất thực 600W (cho Inverter )
                          - Phần nâng áp từ 12VDC lên 400VDC dùng đẩy kéo
                          - Hiệu suất n=75%
                          - Điện áp accu vào thấp nhất là 10.8V (vẫn cung cấp đủ 600W đầu ra)
                          - Tần số phần nâng áp DC-DC là 25KHz (lõi chưa rõ chất lượng nên không dám dùng 50-100KHz)

                          Do bạn đang vướng phần biến áp xung nên mình chỉ nêu phần này.

                          - Công suất cần cung cấp đầu vào : Pin=Pout/n = 600/0.75=800W

                          - Dòng trung bình vào lớn nhất : Iav = Pin/Vinmin = 800/10.8 = 74A

                          - Dòng điện đỉnh trên một nhánh khóa bán dẫn : Ipk=k*Pout/Vmin = 1.4*600/10.8=78A (đối với kiến trúc đẩy kéo thì k=1.4)

                          - Điện áp lớn nhất mà khóa bán dẫn phải chịu bằng VDSS > 2*Vin =24V + dự phòng.

                          - Chọn chất liệu Ferrite : đúng ra là phải chọn kỹ càng qua một số tài liệu của hãng sx ferrite, nhưng do ở VN nên hãy liên hệ với các chuyên gia ở phố Thịnh Yên hoặc Nhật Tảo, xin hãy gọi số 113.

                          - Chọn kích thước lõi : phần này cũng rất quan trọng, chủ yếu liên quan đến chất liệu ferrite ở trên, kích thước to xác nhiều khi cũng chả ích gì, chọn loại "trông cũng to to" là E55 có bán phổ biến, kích thước bạn tham khảo trong hình dưới.

                          [ATTACH=CONFIG]32943[/ATTACH]

                          - Tính số vòng dây một cuộn sơ cấp theo công thức

                          [ATTACH=CONFIG]32944[/ATTACH]

                          Ở đây Ac là tiết diện lõi và Ac=3.5 cm2
                          Vpri là điện áp đặt vào sơ cấp bằng 12V
                          F=25KHz như ở trên.
                          Bmax là mật độ từ thông cực đại (cảm ứng từ cực đại) , đơn vị là Gauss , thông thường lõi ferrite tốt sẽ có cảm ứng từ bão hòa khoảng 4000-5000G, chúng ta sẽ chỉ lấy Bmax=1200G (đừng nên lấy hơn).

                          Bắt đầu tính thôi : Npri=(12*10^8)/(4*25000*1200*3.5)=2.85 vòng, làm tròn thành 3 vòng

                          - Ước lượng số vòng dây thứ cấp : Nsec=Vout * Npri / Vpri = 400*3/12=100 vòng , có thể dùng một cuộn thứ cấp sau đó chỉnh lưu cầu hay dùng 2 cuộn thứ cấp và chỉnh lưu tia.

                          Tổng kết :

                          - Lõi E55/28/21 Sơ cấp quấn 3 vòng x 2 , chịu dòng 74A , thứ cấp quấn ~100 vòng dây chịu dòng 2A , trong việc tính toán cỡ dây dùng mật độ dòng điện J=5A/mm2.

                          - Kiểu biến áp đẩy kéo sợ nhất là mất cân bằng từ thông giữa hai cuộn sơ cấp do quấn không thực sự đồng đều và làm cho lõi bão hòa, gây quá dòng cho MOSFET. Nếu có điều kiện nên chuyển sang Half Bridge hoặc Full Bridge.

                          - Còn rất nhiều điều để nói nếu các bạn có ý định cho ra một sp tốt thực sự
                          Bài đó đây
                          Xem lại nhé

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                            Chuyện xác định ngưỡng thô sơ thì cũng không khó lắm, chỉ cần kiên trì và cẩn thận.
                            Chúc thành công.
                            Chân thành cám ơn bác DDTH đã chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề này. Em đang có nhu cầu cần làm một bộ biến đổi DC DC input 48v, output 200vdc đáp ứng cho tải 5000w. Do công suất ra khá lớn nên em có đưa ra hai cách để thực hiện :
                            Cách 1 là ghép nhiều BAX nhỏ song song cụ thể là dùng 5 lõi E44 của apc hf1000, em chọn lõi này cho nó đồng bộ và em có sẵn
                            Cách thứ 2 là em dùng một lõi E90 tháo từ một bộ nguồn của thiết bị viễn thông ra
                            Với kiến thức còn yếu và thiếu kinh nghiệm mong bác giúp em vấn đề này:
                            1,Trong hai phương án trên thì phương án nào tối ưu và dễ làm dễ thành công hơn
                            2, Mạch công suất sơ cấp BAX nên dùng đẩy kéo hay dùng cầu H có lợi thế hơn ạ
                            3, Hiện tại em đang test thử trên lõi E90 , quấn kiểu push pull, dùng SG3535 kích fét trực tiếp, với 2 cặp fét FS30SM 150v30A, với tải là 2 bóng đèn 200w//, dòng ko tải là 0.32a, dòng có tải sơ cấp là 8,8A, nhưng fét thấy khá nóng tầm 50 độ rồi, bác có thể chỉ giúp em những nguyên nhân khiến fet nóng vậy
                            Rất mong bác tư vấn giúp đỡ cùng các bác trong diễn dàn.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi Echchum Xem bài viết
                              Chân thành cám ơn bác DDTH đã chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề này. Em đang có nhu cầu cần làm một bộ biến đổi DC DC input 48v, output 200vdc đáp ứng cho tải 5000w. Do công suất ra khá lớn nên em có đưa ra hai cách để thực hiện :
                              Cách 1 là ghép nhiều BAX nhỏ song song cụ thể là dùng 5 lõi E44 của apc hf1000, em chọn lõi này cho nó đồng bộ và em có sẵn
                              Cách thứ 2 là em dùng một lõi E90 tháo từ một bộ nguồn của thiết bị viễn thông ra
                              Với kiến thức còn yếu và thiếu kinh nghiệm mong bác giúp em vấn đề này:
                              1,Trong hai phương án trên thì phương án nào tối ưu và dễ làm dễ thành công hơn
                              2, Mạch công suất sơ cấp BAX nên dùng đẩy kéo hay dùng cầu H có lợi thế hơn ạ
                              3, Hiện tại em đang test thử trên lõi E90 , quấn kiểu push pull, dùng SG3535 kích fét trực tiếp, với 2 cặp fét FS30SM 150v30A, với tải là 2 bóng đèn 200w//, dòng ko tải là 0.32a, dòng có tải sơ cấp là 8,8A, nhưng fét thấy khá nóng tầm 50 độ rồi, bác có thể chỉ giúp em những nguyên nhân khiến fet nóng vậy
                              Rất mong bác tư vấn giúp đỡ cùng các bác trong diễn dàn.
                              - Bạn nên dùng một lõi to hơn là ghép lại từ các lõi nhỏ, nếu công suất lớn quá thì bắt buộc phải ghép.

                              - Ở mức công suất này chúng ta sẽ dùng điện áp vào từ 96VDC trở lên vì 48VDC dòng sơ cấp hơn 100A sẽ tổn hao lớn.

                              - Công suất 5000W thì dùng cầu H sẽ thích hợp

                              - Phần driver cho MOSFET cần khỏe nếu yếu sẽ gây nóng FET

                              Các bài tính toán mình đã đưa lên khá nhiều, bạn nên tìm lại nhé.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                                - Bạn nên dùng một lõi to hơn là ghép lại từ các lõi nhỏ, nếu công suất lớn quá thì bắt buộc phải ghép...
                                Các bài tính toán mình đã đưa lên khá nhiều, bạn nên tìm lại nhé.
                                Cám ơn bác DTTH rất nhiều, em cũng nghĩ như bác Ở mức công suất này chúng ta sẽ dùng điện áp vào từ 96VDC trở lên thay vì 48VDC sẽ tốt hơn.
                                Xong nguồn DC vào đã được cố định ở hệ 48v rồi không thay đổi được. Do vậy chỉ còn cách là giảm thấp tổn hao xuống bằng cách là chọn lựa linh kiện tốt và mạch tốt.
                                Lúc tối nay em đã thay đổi ráp lại mạch băm xung sg3525 khác do nghi ngờ mạch cũ bị nhiễu, phần bax sơ cấp em quấn 3x3 vòng, thứ cấp quấn 17 vòng, khi để hở chân hồi tiếp thì áp ra là 283V , em cho tải 700w thì áp tụt xuống còn 256vdc, 2 cặp fet lúc này mát và gần như ko nóng, để lâu cũng chỉ hơi âm ấm
                                Xong nếu hàn chân hồi tiếp vào và chỉnh để áp ra đuợc 230Vdc, và cho tải 500w vào thì fét nóng rất nhanh, em cũng chưa rõ là tại sao nữa
                                Hiện tại em đã tháo bớt 2 vòng dây thứ cấp ra còn lại là 15vòng thì áp đo đầu ra max xung là 235vdc, acqui ở 49,2V, khi cho tải 500w thì tụt xuống còn 215V, test với acqui 5ah nên acqui bị sụt áp xuống còn 45,1v. Vấn đề sụt áp này mai em sẽ ráp lại mạch công xuất đủ fet và thử tải lớn trên hệ acqui 48v150ah

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                goldstar09 Tìm hiểu thêm về goldstar09

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X