Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp về biến áp xung

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • mình vừa phát hiện ra là nếu để sạc bình thì ta không nên hồi tiếp nhưng hãy cho chân 1 xuống mass luôn. nếu hồi tiếp thì BAX sẽ "sôi" và nóng. nhưng khi đó bạn quấn BAX phải thử nhiều lần mới cho áp ra khoảng 15v. quấn sơ cấp xong ta quấn thứ cấp tạm bằng dây đơn thôi sau đó đo thử áp ra bao nhiêu rồi suy ra bao nhiêu vòng/vôn. sau đó mới tính mật độ dòng điện chọn quấn nhiều sợi.

    không hồi tiếp biến áp chạy êm ru. em thích dùng mạch này vì chỉnh dòng bằng vulum tại chân deatime cực nhuyễn

    biến áp driver không nhất thiết phải dùng xuyến, có thể dùng lõi EE25 để quấn. nên cho chạy ở 25khz là tốt nhất, vì mình đã thử lõi mua không có cái nào đạt trên 50khz, mới cho chạy ở 45khz là nóng rồi.

    Comment


    • mạch đẩy -kéo

      Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
      mình vừa phát hiện ra là nếu để sạc bình thì ta không nên hồi tiếp nhưng hãy cho chân 1 xuống mass luôn. nếu hồi tiếp thì BAX sẽ "sôi" và nóng. nhưng khi đó bạn quấn BAX phải thử nhiều lần mới cho áp ra khoảng 15v. quấn sơ cấp xong ta quấn thứ cấp tạm bằng dây đơn thôi sau đó đo thử áp ra bao nhiêu rồi suy ra bao nhiêu vòng/vôn. sau đó mới tính mật độ dòng điện chọn quấn nhiều sợi.

      không hồi tiếp biến áp chạy êm ru. em thích dùng mạch này vì chỉnh dòng bằng vulum tại chân deatime cực nhuyễn

      biến áp driver không nhất thiết phải dùng xuyến, có thể dùng lõi EE25 để quấn. nên cho chạy ở 25khz là tốt nhất, vì mình đã thử lõi mua không có cái nào đạt trên 50khz, mới cho chạy ở 45khz là nóng rồi.
      em hỏi ở đây khí không phải nhưng tiện đây hỏi luôn.
      bác cho em hỏi mạch đẩy kéo thi xung phát từ nguồn phát xung có tần số là f. mạch dùng 2 fet kéo đẩy thì f đầu ra tại 2 đầu dây thứ cấp là f/2 ....?? công suất bằng công suất 2 fet cộng lại....??đẩy kéo khác với thay phiên nhau đóng cắt khác nhau như thế nào nhỉ...?(kích cơ em thấy2 vế còng 718 thay phiên nhau đóng cắt thì phải. công suất chỉ bằng công suất một vế...??em không có chuyên môn vế lĩnh vực này nhưng em đang tìm hiểu....em hơi post nhầm chủ đề mong các bác thông củm...
      cho em hỏi luôn là biến ap xung trong atx ở tần số bao nhiêu thì hiệu suất tốt nhất...em co mấy cái bax của nguồn atx...và tần số trong cái bax của santaktg500va là bao nhiêu khz vậy ah..em không có máy đo.
      LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

      Comment


      • Trong các topic và trong các pot phần lớn chọn lõi nào, mình thấy các bạn thường chọn theo tần số. chọn Bmax, chọn kích thước để tính ra số vòng và kích thước dây quấn. Thế còn chọn theo vị trí sử dụng thì sao ạ ???
        Em thấy lõi thì có rất nhiều loại lõi với đủ màu mè, đủ kiểu dáng như xuyến, EE, EF, ETD, ER..., ứng dụng cũng rất nhiều ứng dụng như dùng cho nguồn flyback, nửa cầu, cầu full, TI đo dòng , driver FET, cuộn chặn, lọc EMI....... nhiều vô kể là nhiều chỗ dùng, cùng vị trí như nhau nhưng có chỗ lại dùng lõi xuyến, chỗ lại dùng EI, chỗ dùng EE, chỗ dùng mãu xanh, đen, vàng... Lúc thiết kế việc gì đó em thấy cứ như đứng giữa một rừng gái mà ko biết chọn em nào vậy, chả lẽ đi thử từng em xem em nào zin
        Vậy các bác và nhất là bác [MENTION=21003]DTTH[/MENTION] chia sẻ giúp em một ít vấn đề này được không ạ ?, các thông số cần thiết để lựa chọn lõi cho ứng dụng, chọn lõi cho flyback, cho biến dòng TI, cho cuộn EMI, cho việc driver FET thì ta chọn u,B,H,f thế nào, ví dụ khi chọn lõi để làm TI thì cần những yêu cầu gì, chọn độ từ thẩm thế nào, chọn B bao nhiêu, kích thước bao nhiêu, hoặc khi làm driver FET thì chọn thế nào để độ dốc xung nhỏ nhất, tần số đạt cao nhất......

        Em biết rằng hỏi như vậy sẽ rất rộng, mang nhiều kiến thức hàn lâm về vật liệu từ, nhưng thực sự là khi xem catalog của một hãng sản xuất Ferit thì em bị ngụp vì quá nhiều chủng loại và quá nhiều thông số, cùng cái lõi đấy thấy lúc thì nó dùng làm TI, lúc dùng làmcuoojnj EMI, lúc thì làm driver

        Ví dụ như cái này Chinese Sendust core KS106090,Sendust core KS106090 Manufacturer,Sendust core KS106090 Supplier -Shen zhen kangkede magnetic electronics co.,Ltd, mã y chang vậy, mà thấy lúc thì nó dùng cho TI, lúc nó dùng trong mạch boost
        Haizzz, nếu không hiểu bản chất lý thuyết mà chỉ đi làm theo kiểu bắt trước người ta thì làm sao khá lên được đây
        Last edited by khuyenbk; 13-12-2012, 18:58.

        Comment


        • Nguyên văn bởi khuyenbk Xem bài viết
          Trong các topic và trong các pot phần lớn chọn lõi nào, mình thấy các bạn thường chọn theo tần số. chọn Bmax, chọn kích thước để tính ra số vòng và kích thước dây quấn. Thế còn chọn theo vị trí sử dụng thì sao ạ ???
          Em thấy lõi thì có rất nhiều loại lõi với đủ màu mè, đủ kiểu dáng như xuyến, EE, EF, ETD, ER..., ứng dụng cũng rất nhiều ứng dụng như dùng cho nguồn flyback, nửa cầu, cầu full, TI đo dòng , driver FET, cuộn chặn, lọc EMI....... nhiều vô kể là nhiều chỗ dùng, cùng vị trí như nhau nhưng có chỗ lại dùng lõi xuyến, chỗ lại dùng EI, chỗ dùng EE, chỗ dùng mãu xanh, đen, vàng... Lúc thiết kế việc gì đó em thấy cứ như đứng giữa một rừng gái mà ko biết chọn em nào vậy, chả lẽ đi thử từng em xem em nào zin
          Vậy các bác và nhất là bác [MENTION=21003]DTTH[/MENTION] chia sẻ giúp em một ít vấn đề này được không ạ ?, các thông số cần thiết để lựa chọn lõi cho ứng dụng, chọn lõi cho flyback, cho biến dòng TI, cho cuộn EMI, cho việc driver FET thì ta chọn u,B,H,f thế nào, ví dụ khi chọn lõi để làm TI thì cần những yêu cầu gì, chọn độ từ thẩm thế nào, chọn B bao nhiêu, kích thước bao nhiêu, hoặc khi làm driver FET thì chọn thế nào để độ dốc xung nhỏ nhất, tần số đạt cao nhất......

          Em biết rằng hỏi như vậy sẽ rất rộng, mang nhiều kiến thức hàn lâm về vật liệu từ, nhưng thực sự là khi xem catalog của một hãng sản xuất Ferit thì em bị ngụp vì quá nhiều chủng loại và quá nhiều thông số, cùng cái lõi đấy thấy lúc thì nó dùng làm TI, lúc dùng làmcuoojnj EMI, lúc thì làm driver

          Ví dụ như cái này Chinese Sendust core KS106090,Sendust core KS106090 Manufacturer,Sendust core KS106090 Supplier -Shen zhen kangkede magnetic electronics co.,Ltd, mã y chang vậy, mà thấy lúc thì nó dùng cho TI, lúc nó dùng trong mạch boost
          Haizzz, nếu không hiểu bản chất lý thuyết mà chỉ đi làm theo kiểu bắt trước người ta thì làm sao khá lên được đây
          Trả lời cụ thể những vấn đề bạn hỏi thì đủ viết cuốn sách 10 chương.

          Mình chỉ đưa ra các bước cơ bản sau :

          0. Kiên nhẫn, có định hướng dài hạn trong công việc, tôn trọng lý thuyết

          1. Tìm hiểu các khái niệm về từ học như : từ thẩm, từ thông, cảm ứng từ, lực kháng từ, quá trình từ hóa và khử từ, đường cong từ trễ ...

          2. Tìm hiểu vật liệu từ mềm, chính là ferrite , khái niệm cảm ứng từ bão hòa Bsat, cảm ứng từ cực đại Bmax và các đặc tính liên quan.

          3. Chọn đúng vật liệu từ cần dùng trong giải pháp

          - Cuộn lọc EMI do cần điện cảm lớn cỡ vài mH và số vòng dây ít nên dùng chất liệu ferrite có độ từ thẩm cao, bạn tham khảo chất liệu W của Magnetics hoặc chất liệu 3E5-3E6 của Ferroxcube (độ từ thẩm >=10000). Nên dùng xuyến vì kín mạch từ, ít phát nhiễu ra xung quanh.

          - "Biến áp flyback" (thực chất là cuộn cảm) hoạt động ở từ thông đơn cực, có từ hóa mà không có khử từ nên cần dùng vật liệu có từ thẩm nhỏ, đó là các chất liệu bột từ như MPP, Kool Mu, High Flux, ngoài ra ta còn có thể dùng ferrite thường có khe hở để làm flyback.

          - Biến áp cho các bộ biến đổi DC-DC có từ thông lưỡng cực như Push-pull, Haftbridge, FullBridge, Forward sử dụng ferrite thường, ví dụ đó là chất liệu F, P, R, V của Magnetics và 3E90 của Ferroxcube.

          - Biến dòng TI nếu đo dòng xung xoay chiều cao tần thì dùng xuyến có độ từ thẩm cao như trường hợp của EMI nhưng kích thước nhỏ hơn, nếu TI đo dòng điện DC xung như trong Buck, Boost, dòng sau chỉnh lưu thì dùng xuyến chất liệu lõi bột từ như trên.

          - Cuộn lọc đầu ra sau chỉnh lưu, cuộn của Buck, Boost dùng lõi bột từ như trên hoặc ferrite có khe hở.

          - Driver cho MOSFET có thể dùng ferrite thường hoặc loại có từ thẩm cao, tốt nhất nên hình xuyến.

          4. Kích thước và hình dạng lõi từ

          - Kích thước quyết định công suất theo mối quan hệ

          Wa*Ae = (Pt * 10^4) / (Kf*Ku*Bmax*J*freq)

          Trong đó :

          Pt = Pin +Pout = Pin*(1+n) , n là hiệu suất
          Wa : là diện tích cửa sổ quấn dây
          Ae : là tiết diện lõi từ
          Kf : là hệ số dạng sóng Kf=4.44 với sóng sine và Kf=4 với sóng vuông
          Ku : là hệ số quấn dây
          Bmax : là cảm ứng từ cực đại, xác định thông qua mức độ tổn hao lõi theo tần số
          J : là mật độ dòng điện trong dây dẫn
          freq : là tần số chuyển mạch

          Click image for larger version

Name:	WaAe.jpg
Views:	1
Size:	24.1 KB
ID:	1371610

          - Hình dạng lõi từ rất đa dạng, bạn có thể chọn hình dạng thích hợp với yêu cầu về không gian bố trí linh kiện, mỗi loại có đặc điểm riêng nhưng trình bày hết ở đây thì quá dài.

          5. Nói chung là khó, cần làm nhiều, tính toán nhiều sẽ quen

          Comment


          • Cảm ơn bác [MENTION=21003]DTTH[/MENTION] đã dày công trả lời, em rất thích các ý 0,1,5 của bác
            Em sẽ đọc kỹ pot của bác, hi hi

            Comment


            • bác dtth cho em hỏi cái
              con diode này có tác dụng gì vậy
              mà em mắc theo mạch này ,sao cầu h chỉ cho ra điện áp 1 chiều thôi là sao
              thank bác
              Click image for larger version

Name:	bmnbnvb.JPG
Views:	3
Size:	26.2 KB
ID:	1371743

              Comment


              • Trong bài " Cần giúp biến áp xung" em có thấy anh đặt một vấn đề về tính toán cuộn lọc đầu ra.

                Hiện tại em đang làm nguồn 310VDC-12VDC/25A nhưng thắc mắc chỗ lọc đầu ra.

                anh có thể cho em tham khảo công thức tính toán với lõi xuyến.

                Em đang có 2 lõi lấy từ nguồn ATX 450W.

                Em cảm ơn

                Comment


                • Nguyên văn bởi quyngu Xem bài viết
                  bác dtth cho em hỏi cái
                  con diode này có tác dụng gì vậy
                  mà em mắc theo mạch này ,sao cầu h chỉ cho ra điện áp 1 chiều thôi là sao
                  thank bác
                  [ATTACH=CONFIG]57731[/ATTACH]
                  Bạn cần cung cấp toàn bộ sơ đồ để nhìn hết mối tuơng quan giữa chúng.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi anhchangbk Xem bài viết
                    Trong bài " Cần giúp biến áp xung" em có thấy anh đặt một vấn đề về tính toán cuộn lọc đầu ra.

                    Hiện tại em đang làm nguồn 310VDC-12VDC/25A nhưng thắc mắc chỗ lọc đầu ra.

                    anh có thể cho em tham khảo công thức tính toán với lõi xuyến.

                    Em đang có 2 lõi lấy từ nguồn ATX 450W.

                    Em cảm ơn
                    Nói về tác dụng chính của cuộn cảm sau chỉnh lưu là kết hợp với tụ điện lọc điện áp xung vuông thành điện áp DC với một độ nhấp nhô định trước.

                    1. Giá trị cuộn L không phải là tuyệt đối, nó phụ thuộc vào việc bạn quyết định xem điện áp ripple bằng bao nhiêu mV thì đạt yêu cầu, cuộn cảm lớn sẽ cho ripple nhỏ và ngược lại.

                    2. Đã nói đến tính toán thì phải dùng lõi từ của một hãng nào đó, ta không thể tình cờ có được một lõi từ và hi vọng rằng nó sẽ đáp ứng đúng yêu cầu bài toán của mình, nếu bạn lấy cuộn lọc ra từ nguồn ATX, hãy dùng luôn nó cho các bộ nguồn có điện áp thứ cấp thấp trong khoảng 12V là được (không dùng để lọc thứ cấp cao áp vì sẽ bão hòa).

                    3. Gửi bạn một đoạn tính toán cuộn lọc đầu ra sau chỉnh lưu mà mình đã tính cho lọc thứ cấp cao áp.

                    Click image for larger version

Name:	L1.png
Views:	1
Size:	36.4 KB
ID:	1373209

                    Click image for larger version

Name:	L2.jpg
Views:	1
Size:	27.0 KB
ID:	1373210

                    Chú ý rằng đây chỉ là một đoạn tính toán áp dụng cho điện áp DC cao áp.

                    Comment


                    • cho em đánh dấu bài để tiện theo dõi nha các bác
                      Lý Thuyết Và Thực Hành
                      Là Hai Đường Thẳng Song Song

                      Comment


                      • Tính toán online, đúng chổ các bác cần:
                        PowerEsim - Free SMPS Switching Power Supply / Transformer Design Software
                        Cái khỏi chê:
                        ExcellentIT-En(4000).zip

                        SKYPE NICK: anhtungdx

                        Comment


                        • anh chị ơi, hiện tại e đang làm thực tập công nhân, mà cần biến áp xung áp ra 12,24,48( 6,12,24 cũng được hoặc 2 trong 3 mức ra cũng được) dòng 10A, f = 50Khz, áp vào là 310VDC. nếu anh chị nào có hàng thì có thể liên hệ với em qua email : suongkhuya0101@gmail.com . Hiện tại e đang ở đà nẵng, e đang cần gấp vì quấn không được, e xin cảm ơn à.

                          Comment


                          • chào bác DTTH, lâu rồi không thấy bác. lúc trước nhờ mấy bài về biến áp xung của bác mà em đã học được rất nhiều điều. và giờ có thể tính toán quấn biến áp xung khá ổn. mấy bài của bác rất bổ ích.

                            giờ em đang tìm hiểu về chuyển mạch mềm ZVS, ZCS. tuy nhiên do kiến thức có hạn nên em đọc mấy tài liệu nước ngoài còn mù mờ quá. vẫn chưa rõ được. tài liệu VN thì tìm không thấy kỹ thuật này. em chỉ hiểu mơ hồ ZVS, ZCS là quá trình chuyển mạch khi dòng hoặc áp trên các van =0. cho em hỏi một câu ngu một tí: đó là nó chuyển mạch khi U hoặc I =0 thì làm sao nó điều khiển biến áp xung được ạ?

                            và kỹ thuật này ta có thể dùng các linh kiện thông dụng để thiết kế driver được không hay là phải dùng các IC chuyên dụng, và có cần phải lập trình gì không?

                            anh có thể cho một mô hình thực tế ZVS dùng TL494 kéo đẩy BAX trong các bộ DC-DC inveter được không ạ. mấy bộ nghịch lưu em làm thử thì em thấy dùng biến áp driver để tạo áp ngược dập fet cưỡng bức thì thấy nó có hiệu suất cao nhất. nhưng qua tìm hiểu thì mới thấy kỹ thuật ZVS, ZCS mới là đỉnh nên cũng muốn thử nghiệm món này.

                            rất mong được sự chia sẽ của bác. em nhìn mấy cái mạch inveter của bạn tây nó gắn miếng nhôm tí xíu mà ham quá hiii

                            Comment


                            • TL494 ko khả thi
                              UCc3895 đi bạn

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi m4a1kabin Xem bài viết
                                TL494 ko khả thi
                                UCc3895 đi bạn
                                mấy con này mình cũng đã ngâm cứu rồi, mạch phức tạp quá.

                                hôm nay mình vừa test thử nghiệm driver ZVS đơn giản, kết quả ngoài sức tưởng tượng của mình. hiệu suất sau khi đo đạc chính xác là 95%.




                                trong hình là 2 miếng nhôm tí xíu bằng ngón tay út ( miếng nhôm của fet cầu H TG1000). mình thử với bóng 100W mà nó chỉ hơi ấm tí xíu, chạy cả ngày sẽ chẳng sao, kinh thật. biến áp xung lấy của Tg1000 quấn lại, air-grap 0.5mm, cuộn L 100microH. đang ngâm cứu tiếp phần hồi tiếp cho nó. giờ giải lao một thời gian, tạm hài lòng rồi

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                goldstar09 Tìm hiểu thêm về goldstar09

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X