Nguyên văn bởi lckinhen
Xem bài viết
Mình hiểu ý cậu muốn sử dụng mạch Boost bằng cuộn để tránh việc nâng áp bằng biến áp xung thông thường, tránh luôn việc thiết kế driver rắc rối và phần chỉnh lưu bên thứ cấp.
Mình có một số ý kiến sau, từ đó bạn tham khảo và quyết định có nên làm theo giải pháp này nữa không :
1. Cùng một mức công suất và tần số thì khi sử dụng các mạch từ thông đơn cực như Flyback, Boost, Buck-Boost sẽ yêu cầu kích thước lõi lớn hơn khoảng 4 lần so với các kiến trúc dạng forward khác.
2. Độ chênh áp của bạn lớn hơn rất nhiều so với các bộ UPS tiêu chuẩn vốn sử dụng nhiều ắc quy nhỏ mắc nối tiếp để cho điện áp DC cao (có khi đến 220VDC), chênh áp lớn dẫn tới các linh kiện công suất phải chịu dòng xung lớn.
3. Về bản chất thì không được gọi là "Boost Transformer" cho trường hợp này vì nó là cuộn cảm DC, khi tính toán cũng dùng công thức cho cuộn cảm chứ không dùng cho biến áp.
4. Trong bộ nguồn viễn thông có cuộn Boost PFC đầu vào, công suất gần 3kW, tần số 100kHz dùng lỗi Ferite cỡ E65, trụ giữa hở 5mm, nhưng xin nhắc lại là áp chênh lệnh không lớn, tần số cao, chất lượng lõi tốt.
Công suất 500W mà điện áp 48VDC thì cũng chưa có gì đáng sợ, bạn có thể dùng mạch nửa cầu để tránh phải dùng lõi kích thước lớn.
Nếu vẫn "ngoan cố" muốn sử dụng cuộn Boost thì :
- Phải dùng lõi hình xuyến, chất liệu bột từ như Koolmu, không dùng ferrite thường
- Thiết kế kiến trúc chuyển mạch luân phiên (Interleaved) sử dụng 2 cuộn cảm trở lên quấn chung trên 1 lõi để mỗi cuộn "chia lửa" cho toàn khối công suất.
- Phát xung lệch pha nhau cho mỗi cuộn sao cho tổng góc lệch pha bằng 360 độ (3 cuộn lệch nhau 120 độ, 4 cuộn lệch nhau 90 độ)
Giải pháp của mình đòi hỏi phải dùng chip lập trình kiểu DSC như dsPIC, C2000, DSC56F ...
Comment