Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Một số vấn đề mà các bạn làm Push-Pull hay gặp phải :
- Do biến áp bị lệch từ thông giữa hai nửa cuộn sơ cấp, nghĩa là một nửa dẫn mạnh, một nửa dẫn yếu, nếu nghiêm trọng có thể bão hòa ngay, nếu nhẹ thì một thời gian sau cũng chết
- Do sơ cấp bị lệch nên thứ cấp cũng lệch, công suất chủ yếu đi qua một vế nên bị quá tải
- Hai cuộn thứ cấp quấn lệch nhau cũng dẫn đến tình trạng tương tự
- Điện cảm rò của cuộn sơ cấp lớn nên MOSFET chịu thêm gai nhiễu cộng thêm 2 lần điện áp nguồn và dễ quá áp, phải thiết kế mạch snubber tốt, thêm diode triệt xung TVS
- MOSFET sơ cấp bị quá nhiệt do dòng lớn, phải mắc song song đủ số lượng
- Do chất lượng lõi biến áp không tốt
Cách khắc phục :
- Thêm một chút khe hở cho biến áp
- Cấu trúc hai nửa cuộn sơ cấp phải thật cân bằng, ngay cả layout PCB
- Sử dụng một cuộn thứ cấp và dùng chỉnh lưu cầu
- Có mạch tiêu tán năng lượng trên cuộn cảm rò bên thứ cấp, nếu không năng lượng này sẽ tiêu tán trên MOSFET
- Muốn giải quyết triệt để phải dùng Current Mode, để tích số Volt.Sec của hai nửa cuộn sơ cấp bằng nhau.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế dùng lõi tàu (kinh nghiệm của mình)
To bác DTTH : Con điện trở 2,2R/1W và tụ 105 nối tiếp với sơ cấp biến áp driver như vậy là có ý gì ạ. Em hỏi câu này nếu ngu ngơ quá mong bác lượng thứ cho
To bác DTTH : Con điện trở 2,2R/1W và tụ 105 nối tiếp với sơ cấp biến áp driver như vậy là có ý gì ạ. Em hỏi câu này nếu ngu ngơ quá mong bác lượng thứ cho
[ATTACH=CONFIG]46135[/ATTACH]
Con trở 2.2R dùng để hạn dòng tránh ngắn mạch, bảo vệ các Transitor.
Con tụ 105 để chống lệch từ thông của biến áp do lệch dòng điện hai bán chu kỳ (do các trans dẫn không cân nhau hoàn toàn)
Con trở 2.2R dùng để hạn dòng tránh ngắn mạch, bảo vệ các Transitor.
Con tụ 105 để chống lệch từ thông của biến áp do lệch dòng điện hai bán chu kỳ (do các trans dẫn không cân nhau hoàn toàn)
Ồ vậy mà em cứ hiểu là để tăng tổng trở đầu vào cho biến áp.
Em đang có ý định thử nghiệm driver cầu 4 IGBT bằng biến áp như kiểu của bác, nhưng dùng hai cặp fet đẩy kéo sơ cấp là irf640 và irf9640 và Ferit là EE25(để dễ đặt trên mạch), tần số khoảng hơn 50k. Em đang lăn tăn tại bác bảo nên dùng lõi xuyến, bác xem có góp ý gì giúp em không ạ,
Ồ vậy mà em cứ hiểu là để tăng tổng trở đầu vào cho biến áp.
Em đang có ý định thử nghiệm driver cầu 4 IGBT bằng biến áp như kiểu của bác, nhưng dùng hai cặp fet đẩy kéo sơ cấp là irf640 và irf9640 và Ferit là EE25(để dễ đặt trên mạch), tần số khoảng hơn 50k. Em đang lăn tăn tại bác bảo nên dùng lõi xuyến, bác xem có góp ý gì giúp em không ạ,
Thanks !
Cũng còn tùy thuộc vào cầu H của bạn định làm gì?
Nếu dùng cầu H để băm sine inverter thì phải dùng IC driver và chế độ phát xung phải là chế độ bù nhau (xung trên dưới ngược pha nhau), nếu driver bằng biến áp sẽ kém an toàn tại thời điểm sườn xung lên xuống.
Nếu dùng cầu H để nâng hạ áp bằng biến áp xung thì phát xung cho 4 khóa phải ở chế độ push-pull (xung trên dưới lệch nhau 90 độ), lúc này mới dùng driver bằng biến áp được.
Còn driver bằng xuyến có nhiều ưu điểm do mạch từ kín, chất lượng xung sẽ sạch hơn. Tất nhiên dùng E-E-I vẫn được.
Nếu dùng cầu H để băm sine inverter thì phải dùng IC driver và chế độ phát xung phải là chế độ bù nhau (xung trên dưới ngược pha nhau), nếu driver bằng biến áp sẽ kém an toàn tại thời điểm sườn xung lên xuống.
Nếu dùng cầu H để nâng hạ áp bằng biến áp xung thì phát xung cho 4 khóa phải ở chế độ push-pull (xung trên dưới lệch nhau 90 độ), lúc này mới dùng driver bằng biến áp được.
Còn driver bằng xuyến có nhiều ưu điểm do mạch từ kín, chất lượng xung sẽ sạch hơn. Tất nhiên dùng E-E-I vẫn được.
Vâng cũng là để nâng hạ áp bằng biến áp xung, nhưng dùng cầu H full chứ không phải là push - pull. Ý em là cầu H kích mở chéo nhau, driver như hình của bác nhưng thứ cấp quấn 4 cuộn, hai cuộn thuận kích chéo cầu bên này và hai cuộn ngược kích chéo cầu bên kia.
Vâng cũng là để nâng hạ áp bằng biến áp xung, nhưng dùng cầu H full chứ không phải là push - pull. Ý em là cầu H kích mở chéo nhau, driver như hình của bác nhưng thứ cấp quấn 4 cuộn, hai cuộn thuận kích chéo cầu bên này và hai cuộn ngược kích chéo cầu bên kia.
Trong biến đổi DC-DC có rất nhiều kiến trúc khác nhau dùng chung chế độ xung push-pull, đó là nửa cầu, đẩy kéo, cầu H.
Ý mình nói ở đây là chế độ phát xung chứ không phải cấu trúc mạch.
chào bác DTTH!, lúc trước bác có cho em mạch phần driver cho nguồn xung, là mạch này
lâu quá không làm, hôm nay mang ra xem đi xem lại, suy nghĩ nát óc nhưng vẫn không ra, hai trans mắc như thế thì sao mà dẫn được. cho dùng có xung kích hay không thì không có con nào dẫn hết. hay là do em nhầm, bác xem lại giúp em có đúng không.
Mắc như bác DTTH là đúng rồi còn gì, còn mắc như likes lại ra ngược xung(đảo mức logic) à
với mạch bác DTTH, ví dụ chân E1 có xung thì hai con trans thuận nghịch đâu có con nào dẫn đâu bác???
còn với mạch có em khi có xung thì con nghịch dẫn, khi không có xung thì con thuận dẫn, kết họp hai cụm lại ta mới có dòng xoay chiều qua biến áp chứ bác
với mạch bác DTTH, ví dụ chân E1 có xung thì hai con trans thuận nghịch đâu có con nào dẫn đâu bác???
còn với mạch có em khi có xung thì con nghịch dẫn, khi không có xung thì con thuận dẫn, kết họp hai cụm lại ta mới có dòng xoay chiều qua biến áp chứ bác
E1 có xung ON thì con ngược trên dẫn, đồng thời lúc đó E2 có xung OFF thì con thuận bên dưới dẫn, biến áp được cấp điện theo chiều E1 -->E2
E1 có xung OFF thì con thuận trên dẫn, đồng thời lúc đó E2 có xung ON thì con ngược bên dưới dẫn, biến áp được cấp điện theo chiều E2 -->E1
E1; E2 ON biến áp ko có điện
E1; E2 OFF biến áp cũng ko có điện nốt
E1 có xung ON thì con ngược trên dẫn, đồng thời lúc đó E2 có xung OFF thì con thuận bên dưới dẫn, biến áp được cấp điện theo chiều E1 -->E2
E1 có xung OFF thì con thuận trên dẫn, đồng thời lúc đó E2 có xung ON thì con ngược bên dưới dẫn, biến áp được cấp điện theo chiều E2 -->E1
E1; E2 ON biến áp ko có điện
E1; E2 OFF biến áp cũng ko có điện nốt
bác làm em tức quá, khi E1 ON thì làm sao con thuận trên dẫn được?? nó có dòng BE đâu mà dẫn. và con nghịch cũng không dẫn luôn vì đâu có dòng BE.
mạch của bác DTTH đây bác xem cho dễ khỏi mất công kéo lên kéo xuống
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment