Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách mắc điện trở phụ trong wattmet

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách mắc điện trở phụ trong wattmet

    Thảo luận về cách mắc điện trở phụ (Rp) trong wattmet một pha. Em tranh luận với thầy giáo hồi lâu nhưng không có kết quả.
    Thầy giáo nói rằng mắc bắt buộc phải mắc điện trở phụ tại vị trí 1. Mắc tại vị trí 2 (trong sơ đồ bên dưới) sẽ sai số lớn. Theo ý thầy, cuộn áp đóng vai trò volmet đo áp ở A, nếu đặt Rp tại 2, điện trở phụ lớn sẽ gây sụt áp lớn và khi ấy nó không còn đo áp ở A nữa mà đo áp ở đầu dưới điện trở phụ. Và A phải mắc vào pha lửa, B phải mắc vào pha trung hòa...



    Em phản đối vì em nghĩ thế này:

    Cấu tạo chính của wattmet là một cơ cấu đo điện động (loại một khung dây động). Hoạt động của cơ cấu đo điện động dựa vào từ trường do 2 dòng điện sinh ra. Cụ thể là từ trường do dòng qua cuộn dòng sinh ra sẽ tác dụng lực từ vào dòng điện đi qua cuộn áp làm cuộn áp quay một góc:

    Nghĩa là góc quay không phụ thuộc vào điện áp đặt trên cuộn áp mà chỉ phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn áp (nếu cắt đôi cuộn áp thì vẫn có áp nhưng dòng bằng 0 - chắc chắn cơ cấu không quay)

    Trở lại với wattmet. Cuộn áp của wattmet được nối tiếp với một điện trở phụ. Trong một nhánh mắc nối tiếp thì thay đổi vị trí các phần tử không làm cho dòng qua nhánh và điện áp rơi trên các phần tử thay đổi, nên đặt điện trở phụ ở 1 hay ở 2 thì dòng điện và điện áp qua cuộn áp cũng vẫn giữ nguyên, nghĩa là góc quay của wattmet không đổi.

    [Wattmet là một cơ cấu], không phải là [một volmet] + [một ampemet], mà chỉ là cuộn dòng trong wattmet đóng vai trò ampemet, cuộn áp trong wattmet đóng vai trò volmet. Wattmet hoạt động dựa trên sự tương tác từ trường của 2 dòng điện chứ không phải đo dòng riêng, đo áp riêng rồi đem kết quả nhân lại, ra công suất. Vì thế không thể nói là cuộn áp sẽ đo áp ở A hay đo áp ở sau điện trở phụ mà gây ra sai số lớn, mà như vậy cũng không thể nói là sai số mà là sai phép đo.

    Về vấn đề mắc wattmet 1 pha. Em nghĩ dây pha (lửa), hay dây trung hòa chỉ là cách gọi dựa trên tính chất và cách mắc. Về bản chất, dòng điện 3 pha là 1 hệ thống 3 dòng điện 1 pha, xét trong 1 pha, nó chỉ là dòng xoay chiều thuần túy. Vì thế mắc wattmet một pha như thế nào cũng được...

    Ý hiểu của em như vậy. Ai đúng ai sai, rất mong các anh chị giúp em giải đáp! Em muốn nhanh một chút để giờ sau còn phản pháo.

    Cũng có thể em đúng, thầy cũng đúng vì 2 người nói tới 2 loại đồng hồ khác nhau. Lỗi tại giáo trình, giáo trình nói về wattmet (đo công suất) nhưng bài tập đều là công tơ mét (đo công (A)) và không có sự phân biệt nào giữa 2 thiết bị này khi học lý thuyết. Nếu anh chị nào có thời gian mong anh chị giúp em hiểu rõ về 2 loại đồng hồ đo này, nguyên lý hoạt động trong lý thuyết (lý tưởng) ra sao và đưa vào thực tế như thế nào...

    Cảm ơn anh chị!

  • #2
    Nguyên văn bởi radio Xem bài viết
    Thảo luận về cách mắc điện trở phụ (Rp) trong wattmet một pha. Em tranh luận với thầy giáo hồi lâu nhưng không có kết quả.
    Thầy giáo nói rằng mắc bắt buộc phải mắc điện trở phụ tại vị trí 1. Mắc tại vị trí 2 (trong sơ đồ bên dưới) sẽ sai số lớn. Theo ý thầy, cuộn áp đóng vai trò volmet đo áp ở A, nếu đặt Rp tại 2, điện trở phụ lớn sẽ gây sụt áp lớn và khi ấy nó không còn đo áp ở A nữa mà đo áp ở đầu dưới điện trở phụ. Và A phải mắc vào pha lửa, B phải mắc vào pha trung hòa...

    [ATTACH=CONFIG]33599[/ATTACH]

    Em phản đối vì em nghĩ thế này:

    Cấu tạo chính của wattmet là một cơ cấu đo điện động (loại một khung dây động). Hoạt động của cơ cấu đo điện động dựa vào từ trường do 2 dòng điện sinh ra. Cụ thể là từ trường do dòng qua cuộn dòng sinh ra sẽ tác dụng lực từ vào dòng điện đi qua cuộn áp làm cuộn áp quay một góc:
    [ATTACH=CONFIG]33618[/ATTACH]
    Nghĩa là góc quay không phụ thuộc vào điện áp đặt trên cuộn áp mà chỉ phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn áp (nếu cắt đôi cuộn áp thì vẫn có áp nhưng dòng bằng 0 - chắc chắn cơ cấu không quay)

    Trở lại với wattmet. Cuộn áp của wattmet được nối tiếp với một điện trở phụ. Trong một nhánh mắc nối tiếp thì thay đổi vị trí các phần tử không làm cho dòng qua nhánh và điện áp rơi trên các phần tử thay đổi, nên đặt điện trở phụ ở 1 hay ở 2 thì dòng điện và điện áp qua cuộn áp cũng vẫn giữ nguyên, nghĩa là góc quay của wattmet không đổi.

    [Wattmet là một cơ cấu], không phải là [một volmet] + [một ampemet], mà chỉ là cuộn dòng trong wattmet đóng vai trò ampemet, cuộn áp trong wattmet đóng vai trò volmet. Wattmet hoạt động dựa trên sự tương tác từ trường của 2 dòng điện chứ không phải đo dòng riêng, đo áp riêng rồi đem kết quả nhân lại, ra công suất. Vì thế không thể nói là cuộn áp sẽ đo áp ở A hay đo áp ở sau điện trở phụ mà gây ra sai số lớn, mà như vậy cũng không thể nói là sai số mà là sai phép đo.

    Về vấn đề mắc wattmet 1 pha. Em nghĩ dây pha (lửa), hay dây trung hòa chỉ là cách gọi dựa trên tính chất và cách mắc. Về bản chất, dòng điện 3 pha là 1 hệ thống 3 dòng điện 1 pha, xét trong 1 pha, nó chỉ là dòng xoay chiều thuần túy. Vì thế mắc wattmet một pha như thế nào cũng được...

    Ý hiểu của em như vậy. Ai đúng ai sai, rất mong các anh chị giúp em giải đáp! Em muốn nhanh một chút để giờ sau còn phản pháo.

    Cũng có thể em đúng, thầy cũng đúng vì 2 người nói tới 2 loại đồng hồ khác nhau. Lỗi tại giáo trình, giáo trình nói về wattmet (đo công suất) nhưng bài tập đều là công tơ mét (đo công (A)) và không có sự phân biệt nào giữa 2 thiết bị này khi học lý thuyết. Nếu anh chị nào có thời gian mong anh chị giúp em hiểu rõ về 2 loại đồng hồ đo này, nguyên lý hoạt động trong lý thuyết (lý tưởng) ra sao và đưa vào thực tế như thế nào...

    Cảm ơn anh chị!
    Suy luận của em đúng vì
    - Điện trở phụ cho watmet là nhằm ghánh tải cho cuộn áp nếu như nguồn đo có giá trị điện áp cao hơn giới hạn đo của watmet. Trong trường hợp này nó vẫn đo (gián tiếP) áp của nguồn chứ không phải là trên hay dưới điểm A. Chỉ có điều là giá trị đo của watmet lúc này phải nhân với hệ số để ra số W thực trên tải.
    -Nhưng để tránh đấu sai đáng tiếc vì có trưường hợp dùng shunt đo dòng mắc nhầm, hoặc nhiều nguyên nhân khác nên người ta đánh dấu * trên 2 cặp cuộn dòng và cuộn áp, dấu * này phải mắc thẳng vào một cực của nguồn (không kể nóng hay lạnh), mà không qua điện trở. và cực dấu * này là cực G (cực phát). Cho nên thầy giáo của bạn có thói quen đúng.
    -Bạn có thể tham khảo sơ đồ đấu Watmet Как правильно включить ваттметр в цепь постоянного тока theo trang này. Hình a, B, đấu đúng. Hình б/(giũa) đấu sai
    -Cuối cùng đừng nên nói là thầy giáo sai trước đông người vì hậu quả của nó là luôn luôn đúng
    Last edited by thucbao; 06-10-2011, 16:23.

    Comment


    • #3
      Em cảm ơn anh thucbao!
      Em chắc suy luận của em không sai. Muốn tìm thêm người cùng ý kiến để chứng minh điều đó thôi. Cả lớp không ai nghe em cả, chỉ mình thầy là đúng. Bức xúc. Em sợ cách dạy học của một số thầy giáo quá! Việt Nam bao giờ mới vươn lên được.

      Comment


      • #4
        Lắp ở 1 với 2 thì khác quái gì nhau ?. Vẫn là cuộn dây mắc nối tiếp với trở mà ? vì thế lực từ của cuộn dây trong 2 trường hợp là như nhau.
        Thất nghiệp :(

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        radio Tìm hiểu thêm về radio

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X