Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Một phần tử trong nguồn xung mà chúng ta không tính được . Đó là độ từ thẩm của lõi phe-rít .
Lõi phe-rit theo tiêu chuẩn Liên-xô hay Nhật Mỹ có các chuẩn khác nhau .
Còn hiện nay các nguồn vật tư như Ferit hay Nam châm (Làm loa) của China thì .... mù tịt
Cùng là một cái TV 21 inch có công suất như nhau . Nhưng TV Philip có BA xung bao giờ cũng bé hơn BA xung của TV Nhật đến 2 lần
Thế là bạn phải có bộ đồ nghề để khảo sát hiệu suất của Ferit
Bạn đã nghĩ ra cách nào chưa ?????
Thật đơn giản ? Ai cũng phải làm được ?
Khè khè !!!!
Mod này giấu nghề đây.
Bác nói là xác định hiệu suất ý là gì ???
Ferrit không biết đặc tính có mấy cái sau có thể xác định ngay:
- AE (Core Effective Cross Sectional Area)
- LE (Core Effective Path Length)
- BW (Bobbin Physical Winding Width)
Còn thông số không biết như:
- Các đặc tuyến tần số.
- Al (Ungapped Core Effective Inductance)
- Maximum Flux Density
Em nghĩ không có cách nào đơn giản ai cũng làm được để xác định mấy cái này.
Còn việc bác xác định một đại lượng x = f(Al,f,BM...) rồi dựa vào kinh nghiệm đánh giá thì có khả năng khả thi. Ví dụ như cuốn vài vòng rồi phát thử xung vào rồi đo xung ra. Em chưa trực tiếp làm bao giờ nên còn mù mờ. Mong được bác chỉ giáo.
Vấn đề này rất hay, theo em biết thì có một số tool (nó trông to như oscilloscope) xác định được đặt tính core. Không biết nguyên lý nó thế nào. Có thể kết hợp để tạo ra những tool như thế không?
bác hoaibk54 có làm về nguồn xung kiểu full-brige chưa?Cho anh em học hỏi thêm với
Full-Bridge dc-dc converter
Có 3 loại ứng dụng khác nhau cho full-bridge dc-dc là:
- Điều khiển động cơ DC
- Converter dc-ac (sine-wave) dùng trong các nguồn UPS ac
- Converter dc-ac (tần số trung bình, cao) trong inverter
Tuy nhiên, loại điều khiển phụ thuộc vào từng ứng dụng thể khác nhau. Trong bộ chỉnh lưu (converter) toàn cầu (full-bridge), điện áp đầu Vd là cố định (fixed magnitude), điện áp đầu ra trong hình vẽ này là giá trị DC, Vo được điều khiển cả về biên độ cũng như chiều điện áp. Tương tự, dòng điện đầu ra Io cũng được điều khiển như Vo.
Trong cấu hình của bộ chỉnh lưu full-bridge bao gồm các diodes mắc không song song (antiparallel). Nghĩa là, khi một switch on hay off, diode đó có thể dẫn hoặc không tùy thuộc vào chiều dòng điện ngõ ra Io.
Ta có vAN = Vd ( nếu Ta+ on và Ta- off)
Van = 0 (nếu Ta- on và Ta+ off)
Điều này có nghĩa Van phụ thuộc vào trạng thái đóng cắt (on/off) của switch và chiều của dòng điện ngõ ra Io.
Do đó,
Van = (Vd*ton +0*toff)/Ts = Vd*duty ratio của Ta+
Tương tự Vbn = Vd*duty ratio của Tb+
Điện áp ngõ ra Vo = Van - Vbn được điều khiển bởi duty ratio của các switch và phụ thuộc vào biên độ và chiều dòng điện (quan trọng).
File hơi to với lại file hơi die rồi hay sao ý bác ạ.
Thời gian đi cày kiếm gạo hết cả rồi gio em rảnh 1 chút muốn học về nguồn xung mà kh biết bắt đầu từ đâu
Xin được cám ơn bạn HOAIBK vì những bài viết rất bổ ích cho những người mới bắt đầu ! Em xin phép được kéo chủ đề này lên vì bản thân rất quan tâm - hy vọng có nhiều bạn trẻ trên diễn đàn ủng hộ.
Để tiềp nối chương trình, em xin hỏi các anh chị:
-Việc sử dụng tần số cao thấp cho các switch sẽ ảnh hưởng NHIỀU như thế nào tới điện áp đầu ra ? cách để ổn định tần số đó ? em thấy trong các ic kích, tần số dao động phụ thuộc vào các Rt Ct nối ngoài, trong datasheet tần số này cho một khoảng vd: 86-116khz hoặc 80-120khz. Điều đó sẽ ảnh hưởng gì tới đầu ra?? hay các số liệu trên chỉ là giới hạn? thanks !
Các bạn cho mình hỏi chút. Mình tưởng những kiến thức về nguồn xung này (Buck, boost, flyback, forward, half bridge, full bridge ...) đều có hết trong các giáo trình điện tử công suất được dạy ở các trường DH chứ nhỉ?
Một phần tử trong nguồn xung mà chúng ta không tính được . Đó là độ từ thẩm của lõi phe-rít .
Lõi phe-rit theo tiêu chuẩn Liên-xô hay Nhật Mỹ có các chuẩn khác nhau .
Còn hiện nay các nguồn vật tư như Ferit hay Nam châm (Làm loa) của China thì .... mù tịt
Cùng là một cái TV 21 inch có công suất như nhau . Nhưng TV Philip có BA xung bao giờ cũng bé hơn BA xung của TV Nhật đến 2 lần
Thế là bạn phải có bộ đồ nghề để khảo sát hiệu suất của Ferit
Bạn đã nghĩ ra cách nào chưa ?????
Thật đơn giản ? Ai cũng phải làm được ?
Khè khè !!!!
cái ông nguyendinhvan này chỉ thích chọc ngoáy, chẳng thấy giúp anh em gì cả.
Tôi đọc rất nhiều bài của ông, vẫn một giọng văn như vậy. Lúc đầu thì cũng nghĩ là ông gợi ý cho anh em động não, nhưng sau đó thì thấy rằng ông khoe tài thì đúng hơn, mà đã chắc gì đã tài, cã nhân tôi thì thấy hơi hợm hĩnh. Thật thua xa Lan Hương, cô bé tuy ít tuổi nhưng rất có ý thức xây dựng và thẳng thắn.
Còn nếu muốn đánh đố thì có khó gì đâu: hãy mở một thớt đánh đố để thỏa mãn bé giỏi- bé khỏe- bé đẹp.
Vài lời góp ý, mong rằng mọi người trong diễn đàn giúp ngau cùng tiến bộ.
Xin lỗi mod nguyendinhvan nếu làm mod khó chịu nhé, tôi viết những dòng này cũng chỉ vì muốn cho forum ngày một phát triển hơn thôi.
Các bạn cho mình hỏi chút. Mình tưởng những kiến thức về nguồn xung này (Buck, boost, flyback, forward, half bridge, full bridge ...) đều có hết trong các giáo trình điện tử công suất được dạy ở các trường DH chứ nhỉ?
Ồ các kiến thức này có lẽ có trong các giáo trình điện tử cs ở các trường ĐH thật, nhưng khổ nỗi có nhiều người năm nay mới thi ĐH, có người thì hoc ĐH cách đây vài chục năm , cũng có những người học ĐH khối C mà lại yêu điện tử thì phải lên đây học hỏi thui... chứ làm sao vào các trường mà học được?? (ở đây các anh chị share cho nhau miễn phí mà)
Dạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ... https://vn.shp.ee/dWYVgq7
Bác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...
Bây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Comment