Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Help me!! Mạch nguồn không cách ly

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Help me!! Mạch nguồn không cách ly

    Chào các bạn !!!
    Mình đang gặp khó khăn về vấn đề tạo ra mạch nguồn không cách ly ( không dùng biến áp ) chỉ dùng tụ và trở.
    IN 220VAC-50HZ và yêu cầu OUT 12VDC.
    Mạch mình thiết kế đơn giản thế này



    Mình gặp hiện tượng như thế này : Sau khi cắm điện thì đo áp 2 đầu ra của tụ C2 từ 40 -50VDC. Trong khi đó mình chỉ dùng tụ 470uF/ 16V vậy mà giờ áp nó lên tới 40 -50VDC mà tụ không nổ ??????? Mình không hiểu vì sao luôn.
    Thêm cái nữa nếu như mình muốn tạo mạch nguồn không cách ly mà áp ra khoảng 12VDC/ ~ 300- 450mA thì thông số linh kiện tính thế nào????
    Mong các bạn, các anh cùng mọi người xem qua và hướng dẫn hộ em
    Thank !!!!1

  • #2
    Đó là do có áp nhưng dòng rất yếu có thể do tụ bị khô nên đo có áp cao mà tụ không nổ dù áp làm việc thấp hơn , mạch dạng này công suất dù làm tốt chì vài chuc ma nên không thể đáp ứng nhu cầu tới 3-4 trăm ma được nên kiếm mạch xung hay dùng tăng phô .

    Comment


    • #3
      bạn ơi, mình thử rất nhiều tụ rồi chứ k fai dùng 1 loại tụ cho nên vấn đề tụ bị khô là không thể.
      Thêm cái nữa, mình tìm trên mạng đã có người tính toán và làm mạch này với dòng trên 200mA.Nhưng áp ra 12v của bạn đó sử dụng 5 con zener 1W.
      Cám ơn bạn đã góp ý

      Comment


      • #4
        Mạch này khi không có tải (không có dòng) thì theo lý thuyết áp lên tới mấy trăm vôn lận. Bạn đo được chỉ có 40 - 50V chứng tỏ tụ bị rò rồi. Nó không nổ là vì công suất nguồn quá nhỏ nhưng nếu để lâu chắc chắn tụ sẽ nóng và bị phù.

        Để áp không vọt lên quá cao bạn cần phải có điốt Zener mắc vào cực B của transistor để ghim áp.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Mạch này dùng cho mạch cần dòng nhỏ , không có chổ để biến áp , thay R1, C1 lớn hơn thì dòng tăng nhưng lại tăng kích cở mạch .

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
            Mạch này dùng cho mạch cần dòng nhỏ , không có chổ để biến áp , thay R1, C1 lớn hơn thì dòng tăng nhưng lại tăng kích cở mạch .
            Đúng rùi bạn, muốn dòng tăng chỉ cần thay C1 tăng. Tuy nhiên cũng đỡ hơn dùng biến áp, vì yêu cầu không gian của mình cũng nhỏ nên mình mới không dùng biến áp. Dòng mình chỉ cần khoảng 200mA là ok nên mình nghĩ dùng mạch trên là thích hợp. Cám ơn bạn đã góp ý.
            Mình đang suy nghĩ dùng cầu phân áp chỗ ra của cầu chỉnh lưu BR1, sau đó dùng tụ mắc song song với trở có điện áp 12V ( của cầu trở phân áp ). Không biết làm như thế có khả thi không nữa.
            Các bạn xem xét góp ý mình với. Thank !!!!!!

            Comment


            • #7
              Nếu thiếu dòng thì làm 2 cái mạch như thế,2 cái mạch như thế so với cái biến áp thì nó vãn nhỏ hơn tuy nhiên dòng cũng ko thể lên >350-400mA.
              ĐT: 0972 20 58 68
              Gmail:

              Comment


              • #8
                Duytien ơi cho mình hỏi, bạn biết IC LNK304/306 mua ở đâu không vậy ?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi tatthang01 Xem bài viết
                  Duytien ơi cho mình hỏi, bạn biết IC LNK304/306 mua ở đâu không vậy ?
                  Hihihi sao bạn lại hỏi mình con đó, bạn biết mình đã từng dùng nó rồi sao ???
                  Hihihi con đó cũng dễ kiếm thui bạn ơi, ở chợ nhật tảo khu A, đó. Chỉ có 2 cửa tiệm bán con đó thôi, nhưng bạn mua cửa tiệm ở gần cầu thang cho có thiện cảm, cửa tiệm kia có vợ chồng hách dịch lắm. Giá 1 con là 15k.

                  Mình vừa thử nghiệm mạch trên xong. Có 1 số kết luận thế này mọi người xem xét cho ý kiến hộ minh
                  Thứ 1 : giá trị áp tụ C2 (16v,50V ) khi k có trở R2 thì tăng rất cao. Ví dụ tụ 16V áp ra đo được là 40 -42V. còn tụ 50V áp ra đo được khoảng 70 -73V.
                  Thứ 2 : Khi mình giữ nguyên mạch như trên chỉ thay trở R1 giảm, thì điện áp ra C2 thay đổi.Tụ C1 = 0.33uF
                  Cụ thể : R1= 470K R2 =10K thì Vout = 4V
                  R2 = 100K thì Vout = 35.5V
                  R1= 150K R2 = 10k thì Vout = 12.5V
                  R2 = 32K thì Vout = 36V
                  R1= 56K R2 = 10K thì Vout= 31V
                  R2= 32K thì Vout = 76.3 V
                  Trong khi đó, có 1 bài mình đọc trên mạng, dòng ngõ ra được quyết định bằng tụ C1 và không quan tâm đến R1. (Có hướng dẫn tính toán hẳn hoi ) .Nhưng tại sao thí nghiệm trên của mình dòng ngõ ra lại quá phụ thuộc vào R1 như thế. Và nếu như mạch R1//C1 như thế. Các bạn cho mình biết cách tính dòng như thế nào không ???
                  Thank !!!!

                  Comment


                  • #10
                    Cảm ơn duytien nhiều,nhận tiện duytien chỉ mình chỗ còn lại luôn nha để mình chạy ra mua thử, nhà mình hơi xa đi lại nhật tảo khó khắn ^^

                    Comment


                    • #11
                      2 chỗ đó ở cùng 1 dãy nhưng đối diện xéo nhau thui bạn ơi. Mình k nhớ rõ tên cửa tiệm, bạn cứ tới khu A, những chỗ gần cầu thang hỏi bán linh kiện điện tử mà có nhiều người đứng mua hàng là nó đó. Cửa hàng đó đông khách lắm, rất dễ nhận diện

                      Comment


                      • #12
                        Tụ C1=3.3uF của bạn bị đứt rồi. Thay con khác vào bảo đảm C2 sẽ nổ giòn như pháo.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #13
                          Mình mới tìm được 1 link có nói về vấn đề này trong diễn đàn
                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...co-khong-2354/
                          Có điều mình không hiểu làm sao để điều khiển áp ra ngoài bằng 12V và dòng tải lớn. Có ai hiểu xin giải thích hộ mình với??
                          Thêm nữa, mình mắc trở R2//C2 như thế để khi không có tải tụ C2 xả điện qua R2 như thế đúng k, có ảnh hưởng gì hay quyết định áp ra, dòng ra k ???

                          Comment


                          • #14
                            C1 trị số lớn hơn thì áp tăng dẫn đến dòng tăng nhưng ý tôi là tụ có kích cở to hơn và R1 cở 1-5 W . trong mạch R1 hơi nhỏ nên tăng lên 470 K khi tải nếu volt thấp thì giảm dần đi tới khi đúng volt , R2 không cần lắm volt thấp dòng nhỏ vừa tắt nguồn là tải nó kéo hết ngay gắn trở này làm hao dòng tụt áp , thế vào chổ R1 diod zener 12 volt để ổn định nguồn .

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                              C1 trị số lớn hơn thì áp tăng dẫn đến dòng tăng nhưng ý tôi là tụ có kích cở to hơn và R1 cở 1-5 W . trong mạch R1 hơi nhỏ nên tăng lên 470 K khi tải nếu volt thấp thì giảm dần đi tới khi đúng volt , R2 không cần lắm volt thấp dòng nhỏ vừa tắt nguồn là tải nó kéo hết ngay gắn trở này làm hao dòng tụt áp , thế vào chổ R1 diod zener 12 volt để ổn định nguồn .
                              Cám ơn bạn góp ý
                              Nhưng yêu cầu của mình lúc này là dòng lớn khoảng 200mA nữa đó bạn, mà zener thường 1W k có con nào chịu áp ngược lên tới 100mA
                              Thật ra thì mình đang muốn ra như thế là để làm mạch sạc cho acquy 6v/4.5A
                              Mình dự tính làm áp ra 12VDC sau đó cấp cho con LM317 để ổn định áp nạp chừng 7-9V nhưng vì không biết điều khiển dòng ra của con này nên mình mới muốn sau khi chỉnh lưu có dòng chừng 200mA để nạp trực tiếp cho acquy. như thế tiết kiệm thời gian nạp hơn là dòng nạp chỉ có 20-30mA.
                              Các bạn có ai biết điều khiển dòng con LM317 hướng dẫn mình với. Không thì có ý kiến gì chỉ dạy mình với !!!
                              ThanK!!!!!!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              duytien Tìm hiểu thêm về duytien

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X