Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Help me!! Mạch nguồn không cách ly

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nếu làm mạch sạc thì rất đơn giản. Không cần C2 lẫn R2. Không có zener công suất đủ lớn thì bạn mắc nối tiếp khoảng 10 con 4007.
    sau.ph

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi duytien Xem bài viết
      Cám ơn bạn góp ý
      Nhưng yêu cầu của mình lúc này là dòng lớn khoảng 200mA nữa đó bạn, mà zener thường 1W k có con nào chịu áp ngược lên tới 100mA
      Thật ra thì mình đang muốn ra như thế là để làm mạch sạc cho acquy 6v/4.5A
      Mình dự tính làm áp ra 12VDC sau đó cấp cho con LM317 để ổn định áp nạp chừng 7-9V nhưng vì không biết điều khiển dòng ra của con này nên mình mới muốn sau khi chỉnh lưu có dòng chừng 200mA để nạp trực tiếp cho acquy. như thế tiết kiệm thời gian nạp hơn là dòng nạp chỉ có 20-30mA.
      Các bạn có ai biết điều khiển dòng con LM317 hướng dẫn mình với. Không thì có ý kiến gì chỉ dạy mình với !!!
      ThanK!!!!!!
      Chẳng ai nạp acqui dung lượng 4,5A kiểu này cả... chắc chỉ có bạn mới làm vậy... vì với dung lượng 4.5A mà dòng nạp 200ma thì bạn tính xem bao lâu acqui đầy và hiệu suất mạch nạp bằng bao nhiêu% bạn nên nghĩ lại đi nhé...

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi nguyenha7940 Xem bài viết
        Chẳng ai nạp acqui dung lượng 4,5A kiểu này cả... chắc chỉ có bạn mới làm vậy... vì với dung lượng 4.5A mà dòng nạp 200ma thì bạn tính xem bao lâu acqui đầy và hiệu suất mạch nạp bằng bao nhiêu% bạn nên nghĩ lại đi nhé...
        Có rồi bác ơi,một số đèn bình dùng sạc kiểu này (đèn sạc BAYOKA) nó dùng con tụ 2uF như tụ quạt hạ áp qua cầu chỉnh lưu rồi sạc đấy,ko tin bác tìm tháo ra xem.
        ĐT: 0972 20 58 68
        Gmail:

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Nếu làm mạch sạc thì rất đơn giản. Không cần C2 lẫn R2. Không có zener công suất đủ lớn thì bạn mắc nối tiếp khoảng 10 con 4007.
          Bạn ơi như thế thì tốn lắm, trong khi không gian của mình không cho phép và dĩ nhiên làm mạch còn tính đến kinh phí nữa

          Mạch trên nếu không dùng R2 mắc song song thì sau khi cắt nguồn không có tải cho C2 xả sẽ gây ra khá nhiều chuyện mà mình không lường được. cho nên mình mới có ý mắc R2//C2. Tuy nhiên đúng như các bạn tuyennhan nói, mắc R2 vào sẽ bị hạ áp và tốn dòng.
          Mình đang muốn làm sao ở 2 đầu C2 có điện áp ổn định 12V và dòng đủ cao để sạc, hoặc chí ít cũng cấp đủ cho LM317 để IC này cho dòng cao nạp vào acquy.
          Ý tưởng của mình là vậy đó các bạn !!!!

          Comment


          • #20
            Sạc ắc qui thì không cần điện áp "phẳng" đâu nên bỏ con C2 và R2 luôn. 10 con điốt mắc nối tiếp là được điện áp khoảng 7V rồi có thể sạc thẳng cho ắc qui luôn không cần LM4317 nữa. Muốn chắc ăn thì thêm một con điốt nữa để ngăn ắc qui xả ngược vào mạch.
            sau.ph

            Comment


            • #21
              Nếu để nạp ắcquy thì chỉ cần 1 trở 1ohm-1/4w(làm cầu chì) nối tiếp tụ 2uF-250v ↑ rồi nối tới cầu điot và nạp luôn vào acquy là đc. Dòng nạp khoảng 300mA.
              Chú ý là
              Acquy ,mạch nạp và thiết bị sử dụng cần đặt trong hộp kín để tránh bị điện giật.
              Tránh sử dụng tải khi đang nạp điện vì nếu chẳng may acquy đứt cực thì áp ra cao sẽ làm hỏng thiết bị

              Comment


              • #22
                Nếu để nạp ắcquy thì chỉ cần 1 trở 1ohm-1/4w(làm cầu chì) nối tiếp tụ 2uF-250v ↑(//trở xả vài trăm k) rồi nối tới cầu điot và nạp luôn vào acquy là đc. Dòng nạp khoảng 300mA.
                Chú ý là
                Acquy ,mạch nạp và thiết bị sử dụng cần đặt trong hộp kín để tránh bị điện giật.
                Tránh sử dụng tải khi đang nạp điện vì nếu chẳng may acquy đứt cực thì áp ra cao sẽ làm hỏng thiết bị

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                  Nếu để nạp ắcquy thì chỉ cần 1 trở 1ohm-1/4w(làm cầu chì) nối tiếp tụ 2uF-250v ↑(//trở xả vài trăm k) rồi nối tới cầu điot và nạp luôn vào acquy là đc. Dòng nạp khoảng 300mA.
                  Chú ý là
                  Acquy ,mạch nạp và thiết bị sử dụng cần đặt trong hộp kín để tránh bị điện giật.
                  Tránh sử dụng tải khi đang nạp điện vì nếu chẳng may acquy đứt cực thì áp ra cao sẽ làm hỏng thiết bị
                  Bạn quanghao cho mình hỏi làm sao bạn tính được dòng nạp vào khoảng 300mA ???? Mình tính đi tính lại cũng chừng 195mA thui. Thêm nữa mình sạc cho acquy 6V thui bạn ơi. Nếu câu trực tiếp vào e là banh mất cái acquy của mình. Bởi vậy mình mới hạn xuống chừng 12V hay thấp hơn nữa đó.
                  Mong bạn cho ý kiến

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi duytien Xem bài viết
                    Bạn quanghao cho mình hỏi làm sao bạn tính được dòng nạp vào khoảng 300mA ???? Mình tính đi tính lại cũng chừng 195mA thui. Thêm nữa mình sạc cho acquy 6V thui bạn ơi. Nếu câu trực tiếp vào e là banh mất cái acquy của mình. Bởi vậy mình mới hạn xuống chừng 12V hay thấp hơn nữa đó.
                    Mong bạn cho ý kiến
                    là mình tính nhầm nhưng ko edit đc bài viết nên cứ để như vậy.
                    Dòng nạp tối đa nó chỉ có vậy nên ko hỏng đc đâu. Ở vợt muỗi và 1 số đèn, quạt sạc họ đều làm như vậy cả.
                    Nhưng theo tôi bạn nên kiếm cái cục sạc đt cũ có dòng ra cỡ 800mA trở lên chỉnh áp ra cao hơn 1 chút mà dùng thì tốt hơn

                    Comment


                    • #25
                      duytien bạn có thể mắc thử mạch kiểu này giúp mình đo áp ra :
                      áp 220V50hz->C1(3uf)//R1(100k)->cầu điot loại 2A(dùng 4007 củng dc)
                      sau cầu thì // tụ 1000uf 25V hoặc 50V -> áp dc bao nhiêu
                      nếu đo được dòng thì thử có dc 500mA ko nha .tk bạn

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi chipamd Xem bài viết
                        duytien bạn có thể mắc thử mạch kiểu này giúp mình đo áp ra :
                        áp 220V50hz->C1(3uf)//R1(100k)->cầu điot loại 2A(dùng 4007 củng dc)
                        sau cầu thì // tụ 1000uf 25V hoặc 50V -> áp dc bao nhiêu
                        nếu đo được dòng thì thử có dc 500mA ko nha .tk bạn
                        Chào bạn chipamd !!!
                        Bạn đang gợi ý cho mình về mạch để đạt yêu cầu đó hả.
                        Mình đã từng thử lắp giống như bạn nói. Nhưng C1 = 0.33uF ( có khi thay 684 ) và trở R1 = 220K - 470K. Tụ sau cầu khoảng 10uF - 22uF và áp từ 16V - 50V.
                        Sau khi mắc. Mình thấy như thế này . Với tụ 16V thì sau khi mắc áp đo lên tới 40 -50V. Còn tụ 50v thì áp đo lên tới 70 -73V. Dòng tương đối nhỏ, chừng vài mA, chưa lên tới 10mA nữa. Khi mình dùng cùng C1 và đổi R1 thì áp vẫn như thế và dòng thì thay đổi không bao nhiêu ( có thể bỏ qua ). Thiết nghĩ với gợi ý của bạn thì mình nghĩ cũng không khá hơn ( Mình chưa thử, nhưng kết luận là như thế ) Nếu bạn đã từng mắc như thế. Xin bạn chỉ dẫn mình rõ thêm. Coi như là 1 bài học với tất cả mọi người.
                        Thank !!

                        Comment


                        • #27
                          Mình đã mày mò làm lung tung đủ thứ. Kết quả ra cái mạch như thế này. Tạm gật đầu để đó suy nghĩ tiếp

                          Kết quả sau khi mắc như thế và đo đạc được như thế này :
                          Áp ra chênh lệch xung quanh giá trị D1 ( mình dùng zener 12V ). Cụ thể nó phụ thuộc lớn và trở R2. Mình nghĩ cần mắc trở R2 vì 2 lý do :
                          Thứ nhất : Vì tụ C2 =470uF giá trị lớn nên khi ngắt AC, việc xả tụ khá lâu và mình không quản lý được chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Cho nên mắc R2 để nó khi ngắt AC thì tụ xả nhanh qua R2. Tăng tuổi thọ của mạch.
                          Thứ 2 : Vì D2 là zener và chỉ chịu dòng thấp. Mạch trên ra được dòng DC là 32mA ( Mình không tính toán ra được con số này. Dòng AC cũng tương đương, có lớn hơn chút thôi ) do vậy mà nó sẽ rất nóng nếu như k có R2 fu giúp xả dòng của mạch (Trong trường hợp tải có vấn đề hay mạch bị hư phần sau ) .Giá trị R2 không nên lớn hơn trở của D1 là bao nhiêu vì mục đích của mình là giúp dòng qua R2 nhiều hơn nhằm bảo vệ D1.

                          Đó là tất cả những gì sau khi làm và kết luận của mình. Mình muốn dùng đầu ra của C2 cấp cho LM317 tạo áp 9V dòng cao sạc cho acquy 6v/ 4.5A .Nhưng kết quả là điều khiển áp theo công thức datasheet k được. Mình cũng chưa hiểu rõ con này lắm. Ai đã từng dùng xin hướng dẫn .
                          Cuối cùng mình tính thay con LM317 bằng 7809 tạo áp ổn định và có thể ra được dòng cao nạp cho acquy 4.5A ( do vậy cần thời gian nạp chừng 8 tiếng, dòng nạp chừng 400 - 500mA ).
                          Suy nghĩ của mình là thế. Xin các bạn cho ý kiến
                          Thank !!!!!

                          Comment


                          • #28
                            quá nguy hiểm,nếu tụ C1 chạm thì banh cả tải.

                            Comment


                            • #29
                              ihiih chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra đâu, tụ C1 chịu áp lên tới 400V lận. ngoài ra nếu có sự cố thì trở R4 sẽ chết trước và do vậy sẽ ngắt nguồn AC

                              Comment


                              • #30
                                Cuối cùng mình tính thay con LM317 bằng 7809 tạo áp ổn định và có thể ra được dòng cao nạp cho acquy 4.5A ( do vậy cần thời gian nạp chừng 8 tiếng, dòng nạp chừng 400 - 500mA ).
                                Suy nghĩ của mình là thế. Xin các bạn cho ý kiến
                                Theo cách của bạn thì:
                                500ma x 220V x8h= 880W/h Rất nhiều rủi ro nguy hiểm và cách này chỉ dùng cho những thứ rẻ tiền mau hỏng như mấy đồ của Trung quốc chẳng hạn
                                Còn một cách khác mà người ta hay làm:
                                500ma x 10V x8h = 40W/h An toàn cho acqui và người sử dụng đầu tư ban đầu hơi lớn
                                Vậy từ đó bạn quyết định
                                Last edited by nguyenha7940; 05-05-2012, 01:08.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duytien Tìm hiểu thêm về duytien

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X